Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Hàng quán bán lại sau dịch: Cần đảm bảo vệ sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Hin nay các hàng quán đã buôn bán tr li. Bên cnh nhng hàng quán đm bo an toàn v sinh thc phm, cn trng trong khâu chế biến và phc v thc khách thì có mt s hàng quán rt ch quan, lơ là, thm chí ch quán còn dùng tay đ bóc đ ăn cho khách gây tim n nguy cơ lây bnh.


Rt cn cái “tâm” ca ch quán trong vic phc v đ ăn, nưc ung cho khách

Không đm bo v sinh

Tìm hiểu tại một số quán ăn hiện nay chúng tôi thấy một điều rất bất cập đó là khâu chế biến thức ăn và phục vụ thực khách.

Có mặt tại một quán bán cháo lòng (gần chung cư Ngô Gia Tự, Q.10) chúng tôi thấy quán cũng rất quan tâm đến việc phòng chống dịch bệnh như: trang bị nước rửa tay, đặt bàn có khoảng cách… Tuy nhiên một điều làm chúng tôi khá bất ngờ đó là cách chủ quán phục vụ thức ăn cho khách. Cụ thể khi khách đến quán ăn cháo lòng, cô chủ quán đã dùng chính bàn tay của mình (không hề có bao tay hay đồ gấp) hốt nắm giá bỏ vào tô, múc cháo, gấp lòng bỏ lòng bỏ vào kế tiếp, sau đó tiếp tục dùng tay không hốt nhúm hành, ngò bỏ vào tô cho khách. Khi khách hỏi sao không dùng bao tay hay đồ gấp để đảm bảo vệ sinh thì cô chủ quán bảo “quên” và ngó lơ. Lẽ ra sau khi khách góp ý, cô chủ quán phải thay đổi, sử dụng bao tay hay dùng đồ gấp để bỏ thức ăn vào tô thì cô vẫn “kiên định” với cách phục vụ của mình. Những thực khách đến tiếp theo cô vẫn dùng tay không để bỏ thức ăn vào tô. Điều đáng nói là khi vừa làm xong tô cháo cho vị khách này, một khách khác kêu tính tiền thì cô chủ quán liền quay qua tính tiền, nhận tiền và thối tiền, sau đó trở lại hốt nắm giá rồi múc tô cháo, hốt nhúm hành, ngò để thêm cho vị khách khác. Một quán ăn nhỏ, chỉ có mình cô phục vụ. Hết múc cháo rồi quy qua tính tiền, dọn bàn… nhưng cô không hề xịt khuẩn hay rửa tay của mình. Cứ thế, cô bán cháo lòng cho hết buổi sáng.

Tại một cửa hàng bánh mì trên đường Nguyễn Trãi (Q.5) cũng có cách phục vụ khách tương tự như vậy. Khi khách đến mua ổ bánh mì, anh chủ quán dùng tay cầm ổ bánh mì lên mổ ra rồi cho thịt, chả vào mà không hề có cái bao tay nào để mang vào chế biến bánh mì. Thấy anh này không đảm bảo vệ sinh, một số khách tới mua bánh mì lắc đầu rồi tìm cớ bỏ đi sang một hàng quán khác để mua.

Tương tự, một quán phở trên đường Võ Văn Tần (Q.3) cũng có cách phục vụ như thế khiến nhiều thực khách ái ngại. Từ khâu trụng phở, cắt thịt rồi đến thêm nước, bỏ hành, ngò vào tô, sau đó là tính tiền… không hề có cái bao tay nào.


Khách ăn ung sau giãn cách xã hi

Trong vai trò là thực khách đi ăn tại một quán mì vịt tiềm trên đường Âu Cơ (Q. Tân Bình), quán này khá đông khách bởi hương vị mì vịt tiềm đặc biệt ngon. Các khâu chế biến: chặt thịt, trụng mì… bỏ vào tô đều không có gì bàn. Khách đến ăn mì vịt tiềm đều được chủ quán kèm theo một chén nhỏ đu đủ (đồ chua ăn kèm). Khi khách ăn xong đứng lên đi về, nhân viên quán này dọn bàn sạch sẽ, chỉ chừa lại chén đu đủ khách ăn dư. Ngay lập tức cô nhân viên mang chén đu đủ bỏ vào khây trộn trộn với phần đu đủ mới rồi mang ra cho một khách khác. Tuy nhiên không phải khách nào cũng phát hiện được điều “bí ẩn” này, chỉ có những khách thật sự chú ý thì mới phát hiện ra.

Cn cái “tâm” ca ch quán

Hiện các hàng quán đã được buôn bán trở lại bình thường sau thời gian dài đóng cửa vì dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên không phải hàng quán nào cũng mất vệ sinh, chỉ có một số hàng quán chưa thật sự có “tâm” trong việc phục vụ khách hàng.


Ch mt quán cháo lòng dùng tay ht giá cho khách mà không dùng đ gp hay bao tay

Theo thng kê, mi năm c nưc xy ra trên 1.000 v ng đc thc phm, trong đó đa s là do s dng thc phm b nhim khun nguy hi. Các loi vi khun gây hi tn ti trong nhiu môi trưng khác nhau và thc ăn đưng ph đưc coi là nhng nơi tin nhiu nguy cơ nhim khun gây hi, nguy him nht.

Là “tín đồ” ăn uống, chị Trần Kim Chi (32 tuổi, ngụ Q.Tân Bình) cho biết, bạn bè của chị đều có nhu cầu thưởng thức đồ ăn, thức uống, nhất là tại các hàng quán lề đường, vỉa hè vì có thú vui riêng. “Việc chủ quán có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không, nhất là trong thời điểm dịch bệnh còn căng thẳng như hiện nay là điều không phải ai cũng dễ dàng phát hiện. Những người tinh mắt, để ý lắm thì mới biết họ chế biến như thế nào, có dùng đồ gấp, bao tay hay không… Điều quan trọng là chủ quán cần có cái “tâm” để đồ ăn, thức uống đến với thực khách được an toàn, vệ sinh”.

Chị Trần Kiều Trang (chủ quán cơm văn phòng đường Lý Thường Kiệt) cho biết, quán mở bán từ 10 giờ trưa đến 7 giờ tối. Để bán được giờ đó tầm 8, 9 giờ sáng chị và nhân viên phải chuẩn bị nấu nướng. “Khâu này mình có đảm bảo vệ sinh hay không thì đâu ai biết. Khách tới ăn chỉ biết đồ ăn đã chế biến sẵn sàng, thơm ngon, đẹp mắt được trưng bày trên xe đồ ăn. Tuy nhiên làm gì làm, mình cũng phải đặt cái “tâm” vào nghề. Đối với bán thức ăn, mình phải làm sao để đồ ăn được an toàn, sạch sẽ, khách ăn một lần rồi đến ăn nữa chứ không phải ăn một lần rồi biến mất. Đó là lý do tôi bán hơn 10 năm nay mà vẫn giữ được mối và khách mới cứ đến ủng hộ”, chị Trang cho hay.

Bài, ảnh: Kiu Khánh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)