Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Hàng vạn “chuyến đò” đong đầy yêu thương và trách nhiệm

Tạp Chí Giáo Dục

Tri qua 30 năm gn bó vi s nghip trng ngưi cô Phan Th M Linh – nguyên Hiu trưng Trưng THPT An Nghĩa (huyn Cn Gi) và cô Nguyn Th Đc – cu giáo viên Trưng THPT Quang Trung (huyn C Chi) đã lái hàng vn “chuyến đò” đưa hc sinh đến bến b tri thc. Nhng chuyến đò đong đy tình yêu thương và trách nhim ca hai cô đã giúp con đưng đến trưng ca nhng hc sinh vùng ngoi thành đ gian nan, gp ghnh. Tương lai, ưc mơ ca các em đã đưc thp lên t nhng chuyến đò đy ân tình đó.


Cô Phan Th M Linh – nguyên Hiu trưng Trưng THPT An Nghĩa

t 2 chuyến đò đến bc ging

Dù đã về hưu nhưng cứ đến dịp 20-11 là cô Phan Thị Mỹ Linh lại dâng trào cảm xúc vì nhiều thế hệ học trò gửi những lời cảm ơn, lời chúc tốt đẹp đến cô. Trong số những học trò ấy, nhiều người đã thành công, có không ít đã trở thành thầy cô giáo nối tiếp sự nghiệp “trồng người”, dìu dắt học trò vùng ngoại ô tiếp cận tri thức.

Nhớ lại một thời đứng trên bục giảng, cô Linh vẫn còn nhớ như in từng ký ức, kỷ niệm trong suốt cuộc đời làm công tác giáo dục. Cô Linh kể, cô tốt nghiệp ngành sư phạm ngữ văn vào năm 1990 sau đó được phân công về Trường cấp 2, 3 Bình Khánh (huyện Cần Giờ) để dạy học. Những ngày đầu đặt chân đến trường, cô Linh không thể tưởng tượng được ngôi trường khó khăn đến thế. Trường rất nhỏ, bao quanh bởi cây cỏ, ruộng đồng, không điện, thiếu nước. Những lúc trường bị ngập, ếch, nhái, cá kèo, vịt con lội ào ào vô cả lớp học.

Con đường đến trường của nhà giáo Cần Giờ thời đó cũng khó khăn không thể tả hết. Đó chỉ là con đường làng, đất đỏ. Khi mưa xuống, con đường lầy lội, ngập nước, mùa nắng bụi bay ngập trời. Nhà ở tận xã Phước Khánh (tỉnh Đồng Nai) nên mỗi ngày cô Linh phải thức từ 4 giờ sáng để chuẩn bị đến trường và trở về nhà khi đồng hồ đã điểm 7 giờ tối. Cô phải vượt qua 2 chuyến đò dọc mất hơn 2 tiếng đồng hồ. Một chuyến đò đi từ xã Phước Khánh đến Nhà Bè, sau đó cô đi tiếp một chuyến đò nữa mới tới xã Bình Khánh rồi tiếp tục đi xe đạp tầm 30 phút mới đến trường. Những ngày có tiết dạy buổi chiều không kịp chuyến đò, cô Linh phải thuê riêng một con đò với giá 5.000 đồng để về nhà. Đối với đồng lương giáo viên thời đó, số tiền mà cô Linh dùng để đi đò rất lớn.

Dẫu khó khăn nhưng tình nghĩa của đồng nghiệp, tình cảm của học trò đã tạo động lực cho cô vượt qua tất cả. “Thời đó, không có hoạt động vui chơi giải trí nên thỉnh thoảng thầy trò dẫn nhau đi chơi, thăm thú ruộng đồng. Tôi nhớ có một lần cùng học trò đi chơi phía Nhơn Trạch (Đồng Nai). Suốt đoạn đường đồi mấy chục cây số nhưng học sinh vẫn một mực chở tôi trên xe đạp. Dù em rất mệt, ướt đẫm mồ hôi nhưng nhất định không cho tôi thay phiên chở em. Một kỷ niệm đẹp nữa mà tôi nhớ nhất đó là một lần trong lúc đang giảng bài tôi không may bị ngất xỉu. Khi tỉnh dậy tôi thấy học trò đang bao quanh lo lắng cho mình làm tôi vô cùng xúc động. Tôi thấy mình nợ các em một điều gì đó nên phải quyết tâm làm tốt nhiệm vụ, giúp các em có đời sống tốt hơn và có cơ hội đổi đời vì học sinh Cần Giờ thời đó rất nghèo khó”, cô Linh chia sẻ.

Sau 4 năm công tác, cô Linh được bổ nhiệm giữ chức Phó Hiệu trưởng Trường cấp 2, 3 Bình Khánh. Đến năm 2010, ngôi trường này tách thành Trường THCS Bình Khánh và Trường THPT Bình Khánh, cô Linh được điều động giữ chức Phó Hiệu trưởng trường THPT và đến 2005 cô lên chức Hiệu trưởng suốt 2 nhiệm kỳ. Đến năm 2015, cô được điều về giữ chức Hiệu trưởng Trường THPT An Nghĩa cho đến ngày về hưu.

Thấu hiểu được những khó khăn của người thầy, khi lên làm lãnh đạo, bên cạnh phương pháp đào tạo cô Linh luôn đề ra những chính sách nhằm chăm lo về vật chất lẫn tinh thần cho nhà giáo. “Mình đã trải qua khó khăn nên rất yêu thương và có trách nhiệm với giáo viên của mình. Chính sự yêu thương, san sẻ, đoàn kết mới tạo sức mạnh cho tập thể mà người làm gương chính là người đứng đầu nhà trường. Có như thế, giáo viên mới gắn bó và dành hết tâm huyết để giảng dạy cho học trò, đưa ngôi trường ngày càng đi lên, phát triển”, cô Linh bày tỏ.

Đi dy bng xe đp

Bước chân vào nghề từ những năm đất nước còn nhiều khó khăn, đời sống giáo viên vô cùng gian khổ, nhưng cô Nguyễn Thị Đắc vẫn theo đuổi sự nghiệp trồng người suốt hơn 3 thập kỷ qua.


Cô Nguyn Th Đc – cu giáo viên Trưng THPT Quang Trung (áo dài xanh) chnh k nim vi đng nghip trưc khi ngh hưu

Cô Đắc kể, thời học sinh mỗi ngày cô phải vượt qua gần 10 cây số để đến trường. Cô ấn tượng nhất là hình ảnh của các cô giáo mặc áo dài đứng trên bục giảng để truyền đạt tri thức cho học trò. Từ đó, đam mê trở thành cô giáo trong cô Đắc lúc nào cũng cháy bỏng dù cô biết rõ nghề này lương thấp và nhiều khó khăn. Sau khi tốt nghiệp THPT, cô thi vào ngành sư phạm ngữ văn. Năm 1990 cô tốt nghiệp sau đó công tác tại Trường THPT Quang Trung.

Thời đó, Trường THPT Quang Trung rất cũ kỹ, những bức tường hoen vàng loang lổ, chỉ vài phòng học đơn sơ, bàn ghế xiêu vẹo. Về công tác tại đây, mỗi ngày cô Đắc phải đi trên con đường đất đỏ đầy bụi với không khí vô cùng oi bức. Phương tiện đến trường của cô là chiếc xe đạp cũ, lạch cạch. Có những hôm, xe đạp bị thủng bánh cô phải dắt bộ 3-4 cây số mới tìm được chỗ vá. Ngày mưa, con đường đầy sình, nước ngập tới đầu gối làm cô Đắc không thể chạy xe đạp được nên phải xắn quần đi bộ dạy học. Có hôm, trên đường đi cô không may bị ngã làm quần áo, cặp, sách lấm lem. Để không ảnh hưởng đến học sinh, lúc nào cô cũng mang theo bộ quần áo dự phòng để lỡ bộ đồ đang mặc có dơ cô thay đồ khác lên lớp dạy. “Tôi biết, mình đến trường đã khó, học sinh đến được lớp lại càng khó hơn nên dù có cỡ nào tôi cũng ráng dạy chứ không để các em phải nghỉ học buổi nào”, cô Đắc nói.

Do gia đình cũng không mấy khá giả nên cô Đắc phải vừa đi dạy học vừa phụ giúp gia đình làm ruộng. Tài sản quý nhất của cô là vài quyển sách dạy học trò và chiếc áo dài để ngày ngày mặc lên bục giảng. “Thuở đó may được bộ áo dài rất quý. Mỗi khi đến trường, tôi lấy hai cọng dây thun cột ống quần để không bị bẩn và vướng khi chạy xe đạp. Dù vậy nhưng tình yêu nghề giáo lúc nào cũng cháy bỏng”, cô Đắc chia sẻ.

Càng thấy học sinh khó khăn, cô Đắc càng dành hết tâm huyết để dạy học trò. “Sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, nhiều người thân đã hy sinh cho đất nước nên đó cũng là nguồn động lực để tôi góp phần công sức nhỏ cho xã hội. Đó cũng là lý do tôi chọn nghề giáo và dù có khó khăn, thăng trầm tôi vẫn bám trụ với nghề”, cô Đắc bày tỏ.

Suốt 30 năm chỉ dạy dưới một mái trường, cô Đắc đã dạy nhiều học trò thành công, giữ những vị trí cao ở các cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP.HCM. Những học trò ấy luôn nhớ ơn người đã dạy dỗ mình và không ngừng ra sức cống hiến, phục vụ xã hội để trả ơn cô. Đối với những thầy cô giáo, đó là thành công lớn trong sự nghiệp giảng dạy vì đã hoàn thành sứ mệnh “trồng người”.

Khánh H

Bình luận (0)