Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Hành lang kinh tế Đông – Tây: 25 năm vẫn chưa “thông”

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) là mt chương trình phát trin kinh tế đưc khi xưng ti Hi ngh B trưng GMS ln th 8 vào năm 1998 đ to điu kin phát trin kinh tế và hi nhp cho các nưc trên hành lang. Tuy nhiên, sau 25 năm hình thành, EWEC vn chưa đưc quan tâm đúng mc…


C
ng Liên Chiu đưc đu tư xây dng s to điu kin phát trin dch v logistics ca Đà Nng nói riêng và các tnh thành hành lang EWEC nói chung

Đây là thừa nhận của các đại biểu tại “Diễn đàn phát triển dịch vụ logistics trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây” do UBND TP.Đà Nẵng tổ chức mới đây. Diễn đàn nhằm tăng cường kết nối, hợp tác giữa Đà Nẵng với các tỉnh, thành phố của Việt Nam và của các nước trên hành lang EWEC để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương trong hoạt động logistics nói riêng và phát triển kinh tế – xã hội nói chung.

Chưa đưc quan tâm đúng mc

Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương – cho biết, hành lang EWEC đặc biệt quan trọng, đi qua bán đảo Đông Nam Á, nối liền 2 khu vực kinh tế Đông Á và Nam Á, rút ngắn khoảng cách giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, tuyến EWEC chạy từ Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo qua Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế và Đà Nẵng.

Tuy nhiên, theo ông Trần Phước Sơn – Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng thì, sau gần 25 năm hình thành, các địa phương trên hành lang vẫn chưa thực sự được các quốc gia tập trung quan tâm đầu tư đúng mức để trở thành một hành lang kinh tế xuyên biên giới thực sự; hạ tầng giao thông kết nối, hạ tầng công nghiệp, thương mại, dịch vụ còn chậm phát triển, quy mô thị trường sản xuất, tiêu dùng hàng hóa còn nhỏ dẫn đến dịch vụ logistics trên hành lang chưa thật sự phát triển.

“Việc quan tâm chú trọng đầu tư phát triển kinh tế, thúc đẩy hoạt động thương mại xuyên biên giới tại các địa phương trên tuyến là rất cần thiết để hành lang EWEC thực sự là hành lang kinh tế với sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ logistics”, ông Sơn nói.

Thời gian qua, Đà Nẵng đã có những chương trình, hành động cụ thể nhằm đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics. “Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị cũng đã đề ra mục tiêu Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế – xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á; là trung tâm kinh tế biển, hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ logistics tại miền Trung. Đà Nẵng đã phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên và hạ tầng giao thông, đặc biệt là lợi thế về cảng biển để phát triển hệ thống dịch vụ logistics, lấy dịch vụ vận tải biển và vận tải kết nối cảng biển làm trụ cột phát triển hệ thống logistics trên địa bàn thành phố, từng bước đảm nhận vai trò trung tâm logistics của khu vực, cửa ngõ chính ra biển của hành lang EWEC. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế khiến dịch vụ logistics trên địa bàn Đà Nẵng nói riêng và các tỉnh, thành phố trong khu vực nói chung chưa có sự phát triển mạnh mẽ…”, ông Sơn chia sẻ thêm.

Cn liên kết, hp tác đ phát huy thế mnh

Ông Nguyễn Công Bằng – Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ Giao thông Vận tải – cho rằng, khung kết cấu hạ tầng giao thông kết nối trên hành lang EWEC đã được hoặc định trong các quy hoạch ngành quốc gia và đang được Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai đầu tư.

Để tiếp tục phát huy các lợi thế trên, từng bước hiện thực hóa Nghị quyết 43-NQ/TW của Bộ Chính trị đề ra mục tiêu đưa thành phố trở thành trung tâm của chuỗi cung ứng dịch vụ logistics tại miền Trung, Đà Nẵng đối mặt với những thách thức không nhỏ như: kết cấu hạ tầng kết nối với các đầu mối vận tải lớn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, khu bến Tiên Sa đều quá tải và nằm sâu trong trung tâm thành phố; Dư địa về quỹ đất để phát triển hạn chế, đặc biệt là quỹ đất để hình thành các trung tâm logistics, dịch vụ hậu cần sau cảng…


C
ng Liên Chiu hin ti

“Cần quyết liệt hơn nữa trong việc xây dựng, triển khai các giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả kết nối, giảm thiểu chi phí vận tải và logistics. Trong đó, cần xây dựng các cơ chế chính sách đột phá nhằm thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiềm năng trong lĩnh vực logistics tham gia vào chuỗi dịch vụ logistics trên hành lang EWEC. Hình thành cơ chế phối hợp liên vùng để phân công nhiệm vụ, chức năng của các địa phương trên hành lang trong chuỗi cung ứng dịch vụ logistics; trong đó Đà Nẵng đảm nhận vai trò dẫn dắt và đảm nhận các dịch vụ logistics đòi hỏi chất lượng cao”, ông Bằng nói.

Ông Lê Đức Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị – đề xuất: “Cần thiết lập một trung tâm chuẩn hóa dịch vụ logistics, bao gồm các dịch vụ như theo dõi, giám sát hàng gửi; xử lý thủ tục hải quan hiệu quả và phi giấy tờ. Đồng thời đẩy nhanh thực hiện các hiệp định vận chuyển xuyên biên giới, bỏ việc kiểm soát đường bộ làm kéo dài thời gian luân chuyển. Kiến nghị các bộ, ngành Trung ương tổ chức làm việc với phía Lào và Thái Lan giúp tháo gỡ các vướng mắc để xe vận tải lưu thông trên hành lang EWEC được thuận lợi”.

Yên Phan

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)