Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Hạnh Phúc chạy ngược dòng

Tạp Chí Giáo Dục

Xuất thân từ ngôi trường danh giá Harvard (Hoa Kỳ), Huỳnh Hạnh Phúc (29 tuổi, quê Bình Định) chọn những bước đi khác với nhiều người.

Hạnh Phúc chạy ngược dòng
Huỳnh Hạnh Phúc trong ngày lễ tốt nghiệp tại ĐH Harvard vào tháng 5-2015 – Ảnh: Q.N.

Giàu có thì đi xe hơi, ít tiền thì đi xe máy hoặc xe đạp…, xe nào thì nếu cố gắng cũng đến được nơi cần đến. Cá nhân tôi thấy cuộc sống hiện tại tuy khá chật vật nhưng ý nghĩa

HUỲNH HẠNH PHÚC

Trước đó, Hạnh Phúc chọn cách rủ bạn bè lập nhóm tự ôn các chứng chỉ cần thiết (GMAT, TOEFL…) để xin học bổng du học. “Địa điểm học tập của chúng tôi là các quán cà phê rẻ tiền” – Hạnh Phúc nhớ lại.

Sau hơn một năm, Hạnh Phúc đạt được các tín chỉ cần thiết. “Tôi nộp đơn vào Đại học Missouri (Hoa Kỳ) và được cấp học bổng thạc sĩ quản trị kinh doanh. Học xong tôi tiếp tục nộp đơn vào Trường Harvard và nhận học bổng chương trình cao học chính sách công. Lần nào tôi cũng chỉ nộp đơn vào một trường duy nhất vì tôi tin rằng rủi ro cao buộc mình nỗ lực hết sức” – Hạnh Phúc giải thích.

Tốt nghiệp Harvard năm 2015, Hạnh Phúc nhận được lời mời làm quản lý chiến lược tại Công ty GRAB với mức lương trên trăm triệu đồng/tháng. Tuy vậy, trong anh ấp ủ cảm hứng từ một người bạn ở Harvard. Anh gầy dựng Teach for Vietnam – một dự án giáo dục phi lợi nhuận.

“Người bạn của tôi thực hiện Teach for America, một dự án mà tôi nghĩ rất phù hợp với Việt Nam sau khi được “Việt hóa”. Mục đích của dự án là thiết kế các chương trình giảng dạy vừa truyền tải kiến thức chuyên môn lẫn đào tạo các kỹ năng mềm, truyền cảm hứng cho người học. Giáo viên chương trình là những bạn trẻ tài năng, nhiệt huyết và giảng dạy các môn học theo khung của Bộ Giáo dục.

Điểm quan trọng nhất là dự án hướng tới người học là trẻ em ở những vùng khó khăn nên chương trình sẽ hoàn toàn miễn phí cho người học. Tôi vốn xuất thân trong gia đình không khá giả nên phần nào hiểu được sự thiệt thòi trong học tập của trẻ em nghèo” – Hạnh Phúc giải thích.

Dồn sức vào Teach for Vietnam từ tháng 11-2015, Hạnh Phúc cho biết những nỗ lực dần được ghi nhận. Hiện Hạnh Phúc thuyết phục được một đồng môn từ Harvard và một thủ khoa tốt nghiệp ĐH Suffolk (Hoa Kỳ) làm việc không công toàn thời gian cho dự án. Hạnh Phúc cũng vừa ký kết thành công hợp tác giữa Teach for Vietnam với CEO của Teach for All – mạng lưới doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận cung cấp cơ hội học tập với 40 tổ chức thành viên toàn cầu.

Ông Nguyễn Đình Kiền (kế toán trưởng Intel Việt Nam), người trước đây nhiều lần băn khoăn trước các quyết định của Hạnh Phúc nhưng hiện lại là một trong những “mạnh thường quân” của Teach for Vietnam.

“Nhiệt huyết, thông minh và luôn có tư duy tích cực, thay vì chỉ biết phê phán thì luôn bắt tay góp phần thay đổi những điều chưa được trong xã hội” – ông Kiền nói về Hạnh Phúc.

Trước đây từng tin rằng hạnh phúc là có nhiều tiền, quan điểm này ở Hạnh Phúc hiện đã thay đổi. Ngay cả khi thất bại, Hạnh Phúc khẳng định sẽ không mất niềm tin vào bản thân vì đã “cháy” hết mình thời tuổi trẻ.

 

CÔNG NHẬT/TTO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)