Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Hạnh phúc của “Gia đình blouse trắng”

Tạp Chí Giáo Dục

“Gia đình blouse trng” là cách gi đy ngưng m ca nhiu ngưi dành cho gia đình ca bác sĩ Phm Văn Đi. Không ngưng m sao đưc khi gia đình này có đến 6 thành viên là bác sĩ – dưc sĩ ni tiếng, có v trí trong xã hi.


Bác sĩ Phm Văn Đi cùng con gái, con r và các cháu ngoi trong ngày nhn bng tt nghip Chuyên khoa 2 Da liu ti ĐH Y Dưc Cn Thơ

Cùng vưt qua gian khó

Bác sĩ Phạm Văn Đời cho biết: “Bây giờ, nhìn các con thành đạt có vị trí trong xã hội như ngày hôm nay, mọi sự khổ cực của tôi và bà xã trước đây đều đã tan biến hết. Tôi thật sự hạnh phúc khi nhìn thấy các con biết tận tâm với công việc, đóng góp cho xã hội, cho đất nước bằng chính sức lao động của mình…”.

Bác sĩ Phạm Văn Đời sinh năm 1968 ở ấp Hiệp Hòa, xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang trong một gia đình làm nông nghèo. Tuy vậy, ông vẫn được ba mẹ cho ăn học đến nơi đến chốn. Năm 1984, ông chọn học ngành y tại Trường Trung cấp Y tế Kiên Giang một phần vì được Nhà nước bao cấp, một phần vì ông thấy ngành y là ngành nhân đạo cứu người, rất cần thiết cho xã hội.

Sau 3 năm học tập, ông ra trường và về làm việc tại Trung tâm y tế xã Vĩnh Bình Bắc. Năm 1987, ông lập gia đình với bà Đỗ Thị Thủy (sinh năm 1969) cùng quê Kiên Giang. Cuộc sống của đôi vợ chồng son thời kỳ đầu cực kỳ khó khăn nhưng cả hai cũng quyết tâm vượt qua… Ba người con của ông bà đều ra đời trong sự thiếu thốn, khó khăn nhưng cả ba đều ham học, hòa thuận, rất hiếu thảo với ba mẹ.


Bác sĩ Phm Văn Đi và hai con gái Phm Thúy An và Phm Phúc Ngân cùng các cng s trong chuyến đi thăm khám và soi da min phí cho ngưi dân

Sau khi chuyển công tác về Trung tâm y tế huyện Vĩnh Thuận, năm 2006 ông được cử đi học bác sĩ 4 năm tại Trường Học viện Quân y Cần Thơ. Năm 2010 ông lấy được bằng bác sĩ thì bà xã của ông bệnh nặng qua đời. Dù gặp cú sốc rất lớn, lại một thân gà trống nuôi con nhưng ông vẫn tiếp tục nâng cao việc học. Năm 2016, ông vào học Chuyên khoa 1 Da liễu tại ĐH Y Dược Cần Thơ, một năm sau, ông tiếp tục lên TP.HCM học chuyên khoa Phẫu thuật – Thẩm mỹ tại ĐH Y Dược TP.HCM. Học xong, ông quay trở về tiếp tục công tác tại Trung tâm y tế huyện Vĩnh Thuận. Năm 2022, ông tốt nghiệp Chuyên khoa 2 Da liễu tại ĐH Y Dược Cần Thơ, đến năm 2023 thì ông chuyển lên TP.HCM làm việc Bệnh viện thẩm mỹ Sao Hàn.

Chính sự ham học của ông là tấm gương sáng cho các con. Cô con gái đầu của ông bà, chị Phạm Thúy An (sinh năm 1988), tốt nghiệp 3 trường ĐH tại Cần Thơ: ĐH Tài chính Ngân hàng, ĐH Võ Trường Toản (bác sĩ đa khoa), ĐH Y Dược Cần Thơ (Khoa Phẫu thuật – Tạo hình – Thẩm mỹ). Ông xã của chị – anh Đặng Nguyễn Thiện Huy sinh năm 1989 hiện cũng là một dược sĩ.

Người con thứ 2, chị Phạm Phúc Ngân (sinh năm 1990) tốt nghiệp Trường ĐH Võ Trường Toản (bác sĩ đa khoa), ĐH Y Dược Cần Thơ (Khoa Da liễu và Khoa Phẫu thuật – Tạo hình – Thẩm mỹ). Ông xã của chị – anh Trình Thanh Đa sinh năm 1990 hiện cũng là một dược sĩ. Thời gian qua bác sĩ thẩm mỹ Phạm Phúc Ngân được biết đến với vai trò cố vấn trong các cuộc thi sắc đẹp danh giá, trong đó có cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam. Chị và ông xã cũng đang làm chủ thẩm mỹ viện Phúc Ngân rất nổi tiếng tại Cần Thơ; Cô con gái út Phạm Phúc Hậu (sinh năm 1999) cũng không kém cạnh gì hai chị của mình. Chị Hậu vừa tốt nghiệp ĐH Võ Trường Toản (bác sĩ đa khoa) và hiện đang chuẩn bị học lên cao học chuyên ngành thẩm mỹ.


Bác sĩ Phm Phúc Ngân cùng ông xã và m chng trong mt chương trình truyn hình

Khi được hỏi: “Điều gì đã giúp cho bác sĩ Phạm Văn Đời có được động lực làm việc và học tập liên tục như vậy?”, ông trả lời: “Đó là nhờ tôi có một gia đình hạnh phúc, vững chắc với một người vợ đảm đang biết hy sinh cho chồng con. Tôi luôn biết ơn vợ tôi dù bà ấy đã đi xa…”.

Tôn trng vic la chn ngh nghip ca các con

Bác sĩ Phm Phúc Ngân nói trong nim hãnh din: “Ba m chính là thn tưng ca chúng tôi. Dù ba m không đ li nhiu ca ci vt cht, nhưng bng ngh lc biết vưt lên hoàn cnh, mt tình thương bao la cũng như bí quyết dy bo đúng cách, ba m đã gy dng cho chúng tôi mt nhân cách sng, mt trình đ hc vn vng vàng…”.

Bác sĩ Phạm Văn Đời bật mí: “Lúc các con còn nhỏ, tôi giáo dục con lòng yêu nước, yêu thương, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Khi các con lớn lên thì tôi giáo dục đạo đức, ý thức, nhân cách, lối sống. Vợ chồng tôi luôn luôn tự nhủ phải là tấm gương tốt cho các con noi theo. Riêng về việc chọn lựa nghề nghiệp, dù rất muốn các con tiếp bước con đường của tôi, nhưng tôi vẫn tôn trọng các con trong việc lựa chọn nghề nghiệp, phù hợp với năng lực và sở thích của mình. Thật bất ngờ là các con tôi đều yêu thích ngành y, cả hai chàng rể cũng trong ngành y khiến cho tôi rất vui mừng và hãnh diện…”.

Ông bật mí: “Việc nuôi và giáo dục đứa con đầu tốt, nó sẽ làm gương cho những đứa tiếp theo. Chúng tôi dạy con không bao giờ dùng roi vọt, nếu con có lỗi lầm gì, chúng tôi tìm cách phân tích để con nhận ra chỗ sai để sửa chữa và không bao giờ tái phạm. Nguyên tắc của vợ chồng tôi là xem con cái như là người bạn của mình, luôn lắng nghe ý kiến của các con, và niềm hạnh phúc tràn ngập trong gia đình luôn toát ra từ cách sống ấy chứ thật ra không có bí quyết gì lớn lao cả…”.

Thời gian qua, cả gia đình của bác sĩ Phạm Văn Đời thường xuyên tổ chức các hoạt động thiện nguyện như khám bệnh từ thiện cho bà con nghèo; tặng quà, học bổng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. 

Những ngày cuối tuần, gia đình ông họp mặt dùng bữa cơm đầm ấm và kể cho nhau nghe niềm vui, nỗi buồn kể cả những vướng mắc của công việc để cùng nhau tháo gỡ.

Hoa Thư

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)