Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Hạnh phúc từ những điều giản dị!

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Hnh phúc đôi khi rt đơn gin. Đôi khi không phi là đi xe hơi, nhà lu hay có tht nhiu tin… mà đơn gin là đưc thy ngưi thân khe mnh, con cái ngoan ngoãn và mt ngưi chng biết yêu thương và s chia.


Nhng ngày cui tun, chng ch Túy Thơ hay đưa v và hai con đi chơi đ tình cm gia đình thêm gn kết

Con cái ngoan ngoãn, vâng li

Sau một ngày làm việc vất vả, về nhà thấy con cái khỏe mạnh, ngoan ngoãn, chăm học, biết phụ ông bà, cha mẹ những việc lặt vặt đó là niềm hạnh của chị Lưu Thị Ánh (giáo viên một trường học ở quận 10, TP.HCM).

Chị Ánh cho biết, chị rất may mắn khi có gia đình đủ đầy và mọi người biết quan tâm, chia sẻ lẫn nhau. Hai cô con gái của chị cũng đã lớn và rất hiểu chuyện. Những ngày thường, hai bé đều đi học nhưng vào dịp hè hay vì dịch bệnh không được đến trường thì hai bé lại có một thời gian biểu khá khoa học. Điều đó giúp chị Ánh rất vui và tự hào về con của mình.

“Do bn b vi cuc sng, đôi khi chúng ta không có thi gian s chia, thu hiu nhng ngưi thân yêu, khiến cho khong cách ngày càng xa. Dù mt ngưi có thành công, có nhiu bn bè đến c nào đi chăng na thì gia đình chính là đim ta vng chc, lúc nào cũng chào đón ta tr v. Do đó chúng ta hãy biết quý trng gia đình, quan tâm, chia s vi ngưi thân” – mt chuyên gia tâm lý nhn đnh như thế!

Chị Ánh cho biết, ngày nghỉ, hai bé được phép dậy trễ hơn mỗi ngày 1 tiếng (tức 7 giờ thức dậy). Sau khi vệ sinh cá nhân xong, các bé sẽ ăn sáng rồi đi bộ. Đến 8 giờ thì tự học vẽ, tiếng Anh hay những môn mình thích dưới sự giám sát của mẹ. Đến 10 giờ thì các bé sẽ được phụ mẹ hoặc bà ngoại chuẩn bị bữa trưa nhặt rau, vo gạo và làm một số thao tác luộc rau, xào, chiên… Chiều bắt đầu từ 14 giờ, các bé sẽ chọn đọc sách mà mình thích sau đó viết cảm nhận về một bài đã đọc. 5 giờ chiều thì các bé sẽ đi bộ ở công viên gần nhà hay chơi thể thao cầu lông, bóng rổ, tập xe đạp, nhảy dây. Buổi tối sau khi ăn xong, hai con sẽ tự phân công rửa bát và cùng xem chương trình ti vi đến 20 giờ và tự đối tiếng Anh hay kể lại câu chuyện mình đã đọc trong ngày.

Theo chị Ánh, điều mà chị vô cùng hạnh phúc đó là hai con của chị biết sẻ chia công việc nhà với mẹ và bà ngoại. “Dù còn nhỏ nhưng hai bé biết phụ ông bà, cha mẹ những công việc lặt vặt phù hợp với sức của mình như: rửa bát, nhặt rau… Việc này không chỉ giúp bé rèn luyện kỹ năng mà còn giúp cho các bé hiểu được những cực khổ, vất vả mà mẹ và ngoại đã làm. Từ đó, giúp các bé biết yêu thương và sẻ chia với những người nội trợ” – chị Ánh chia sẻ.

Chng biết yêu thương và s chia

Ngoài cha mẹ, con cái thì chồng là người chiếm vị trí rất quan trọng đối với các chị em phụ nữ, bởi chồng chính là người cùng chị em ta đi suốt cuộc đời còn lại. Càng hạnh phúc hơn, khi có được một người chồng luôn có trái tim ấm áp, biết quan tâm và sẻ chia cùng vợ. Chị Nguyễn Thị Túy Thơ (ngụ quận Bình Thạnh) là một người may mắn khi có được điều đó, chồng chị lúc nào cũng cùng chị xây đắp hạnh phúc gia đình.


Hai cô con gái và cháu ch Ánh cùng đc báo, chia s nhng câu chuyn hay

Theo chị Túy Thơ, chị và chồng chị vốn là bạn học cùng khối, cùng trường thời còn học THPT. Sau 22 năm gặp lại nhau, anh ấy hỏi thăm và biết chị còn độc thân nên xin cưới. Sau khi kết hôn, cuộc sống hai vợ chồng chị rất hạnh phúc. “Vì là bạn cùng thế hệ, cùng quê, cùng nếp sống, văn hóa… nên vợ chồng chị sống với nhau rất thoải mái. Anh ấy rất siêng năng. Hễ đi làm thì thôi, về tới nhà là luôn tay luôn chân dọn dẹp nhà cửa, còn không thì vào bếp nấu nướng” – chị Túy Thơ chia sẻ.

Vợ chồng sống với nhau cũng có những lúc bất đồng, nhưng những lúc chị lớn tiếng thì anh nhịn, còn anh “căng” thì chị nhịn. Nhờ vậy mà gần 10 năm qua, vợ chồng chị Túy Thơ luôn “trong ấm, ngoài êm”.

Là phụ nữ, sau công việc thường vội vã về nhà chăm lo gia đình, nấu ăn, giặt giũ, trông con nhưng chị Túy Thơ rất thoải mái vì có người chồng luôn biết phụ giúp vợ. “Những lúc chị có hẹn bạn bè cà phê thì anh sẵn sàng đón con, giữ con cho chị. Ngược lại chị cũng vậy, anh ấy đi với bạn thì chị cũng để cho anh ấy thoải mái. Cuối tuần rảnh rỗi, anh ấy hay dẫn chị với hai đứa con đi ăn hay đi đâu đó chơi” – chị Túy Thơ hạnh phúc khi có được người chồng như ý.

Theo chị Túy Thơ, bữa cơm gia đình rất quan trọng. Khi vợ chồng cùng nhau làm bếp, nấu món mà các thành viên trong gia đình yêu thích và khi ngồi ăn cơm cùng nhau thì mới cảm nhận được vị ngon của món ăn và vị ngọt của sự yêu thương và gắn kết. “Gia đình là mái nhà chung/ Sáng đi, tối lại ngồi cùng mâm cơm/ Gia đình có vị ngọt thơm/ Mồ hôi ướt đẫm vai còm áo cha/ Gia đình là bản tình ca/ Điệu ru của mẹ ngân nga sớm chiều/ Gia đình chan chứa tình yêu/ Như con sông lớn cho nhiều phù sa/ Gia đình là đất bao la/ Gieo trồng hạt giống nuôi hoa tươi màu/ Gia đình hai tiếng ngọt ngào/ Gom vào tất cả tình cao nghĩa dày/ Gia đình gắn kết đong đầy/ Keo sơn bền chắc sum vầy thủy chung” – bài thơ “Gia đình yêu thương” do chị Túy Thơ tự sáng tác.

Kiu Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)