Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Hạnh phúc vẹn tròn của hai mảnh đời khuyết

Tạp Chí Giáo Dục

H là hai tr m côi, chu nhiu thit thòi, gp nhau tình c trên bưc đưng mưu sinh ri nên duyên chng v. Mt tim bánh ra đi trong lòng ph c Hi An như cht chiu tng git ngt ngào tinh túy nht trong đi sng ca hai mnh đi vn chu nhiu thit thòi đ dâng cho ngưi đi thưng thc…

V chng Yến – Vin bên tim bánh Song Khiêm

Tình c thành duyên n

Về phố cổ Hội An, hỏi vợ chồng Lê Thị Hoàng Yến và Cao Văn Viễn, nhiều người nhớ ngay đến chủ của tiệm bánh ngọt Song Khiêm với cả trăm loại bánh được du khách thập phương ưa chuộng. Nhưng ít ai biết rằng, hai mảnh đời gắn kết duyên chồng vợ để rồi cho ra đời tiệm bánh nổi tiếng chiếm 65% thị phần bánh ở Hội An ấy từng là hai mảnh ghép rời rạc, kém may mắn. Yến trầm tư: “Em mồ côi cha mẹ, lớn lên trong vòng tay yêu thương của ông bà ngoại. Tốt nghiệp lớp 12, em không có điều kiện để học lên cao hơn, có sẵn chút năng khiếu hoạt ngôn và những kiến thức học được ở trường, ở ông bà ngoại. em ra Đà Nẵng làm MC dẫn chương trình, rồi dấn thân vào công việc truyền thông ở những công ty tổ chức sự kiện…”. Còn Viễn – một cậu bé mồ côi mẹ ở tận Quảng Ngãi, nhà có đến 8 anh em. Năm 1994, mới hơn 10 tuổi, Viễn theo chân người chị gái ra Trung tâm Bảo trợ trẻ em nghèo bất hạnh ở Đà Nẵng. Hành trình của Viễn là cả một cuộc “trường chinh” đầy gian khó, nhiều nước mắt. Ở Trung tâm, Viễn được bố mẹ nuôi cho đi học chữ. Năm 2004, khi hoàn thành chương trình THCS, Viễn được ra Hà Nội, học nghề bánh Âu tại Trường Trung cấp Du lịch Hoa Sữa. “Đầu tiên em được phân công học nghề bàn, sau em thấy không thích nên bàn với một người bạn được phân học bếp rồi đổi cho nhau”. Nghề bánh gắn với Viễn từ lúc ấy. Ngày ra trường, Viễn về làm việc tại Khách sạn Hội An. Rời Trung tâm về phố cổ, Viễn không có nơi để ở, lúc ấy một người cậu của Yến cũng làm chung bếp ở khách sạn này, thấy thương mến Viễn nên bàn: “Mày về nhà tao ở tạm, nhà cũng không có ai ở nên để không”. Nghe thế Viễn gật đầu. Hôm về tới ngõ, tần ngần đứng trước ngôi nhà khóa cửa, quay tới quay lui chưa kịp tra khóa vào ổ thì Yến cũng dừng xe đạp trước cửa. Cả hai chào nhau rồi cùng vào nhà. Yến chỉ phòng ở cho “khách” rồi trở lại với công việc thường nhật của mình. Yến nói, hai anh em ở chung nhà suốt mấy năm, việc ai nấy làm, lúc nào cũng coi nhau như anh em ruột chứ không hề nghĩ có một ngày đến với nhau. Rồi một hôm bất ngờ Viễn ngỏ lời, Yến sau giây phút ngỡ ngàng, nghĩ lại thấy tình yêu không nhất thiết phải là tiếng sét ái tình, mà tình cảm gắn bó lâu năm đã tạo nên mối dây bền chặt. Một đám cưới nho nhỏ nhưng đầm ấm diễn ra. Hai mảnh đời côi cút nắm lấy tay nhau, ba đứa con lần lượt ra đời, hạnh phúc nhân lên nhiều lần. Họ dành cho nhau tình cảm đằm thắm, như cái cốt cách con người phố hội, không phô trương, không ồn ào mà thâm trầm, vững chãi.

Hiu bánh “Song Khiêm”

Gy dng đưc nim tin, Yến và Vin tính đến chuyn m rng th trưng ra Đà Nng vào năm ti. Không ch kinh doanh, hai v chng còn sn sàng giúp đ nhng hoàn cnh khó khăn, âm thm nhưng đy tình cm. 

Yến kể, hai vợ chồng lấy nhau rồi phải ra ở trọ, gặp muôn vàn khó khăn. Khó nhất là lúc Yến mang thai đứa con đầu lòng. Gánh nặng mưu sinh dồn lên vai Viễn. Mỗi ngày ngoài công việc làm bếp ở Khách sạn Hội An, Viễn còn tranh thủ làm thêm bánh để đi bỏ mối, kiếm thêm thu nhập. Yến kể, năm 2014, may mắn gõ cửa khi hai vợ chồng được gặp cô Luisa – thành viên tổ chức Xin Chào của Thụy Sĩ. Cô Luisa ngỏ ý hỗ trợ cho hai vợ chồng thành lập dự án. Đắn đo mãi, Yến quyết định lên kế hoạch dự án chi tiết và được duyệt cho vay 150 triệu đồng. Thế là tháng 6-2014, Công ty TNHH MTV Song Khiêm ra đời. Tầm một năm sau, Viễn thôi công việc ở khách sạn để về tập trung cho dự án nhà mình. Với tay nghề làm bánh khéo léo, thương hiệu Song Khiêm sớm được du khách thập phương tìm đến, nhiều nhà hàng, khách sạn đặt mối sỉ, lẻ… “Hai năm sau, nợ trả xong. Vợ chồng mua lại ngôi nhà của ngoại – kỷ niệm nơi Yến lớn lên, cũng là nơi hai người gặp nhau rồi nên duyên chồng vợ”, Yến kể.

Luôn đặt chất lượng lên hàng đầu, giá cả phải chăng nên tiệm bánh của Yến được khách ủng hộ. Nhiều du khách nước ngoài đến phố cổ đều tìm mua. Có du khách Nhật, còn đặt mua về cho vợ. Có du khách gật gù nhận xét, ăn bánh ở Hội An mà cảm giác như đang ở Paris… Yến nói, đó là động lực để hai vợ chồng nỗ lực mở thêm 2 cửa hàng bán lẻ. Hiện Song Khiêm có cả trăm loại bánh khác nhau, nhiều loại do hai vợ chồng cùng nghiên cứu, biến tấu thành phần cho hợp khẩu vị rồi tự tay làm ra, số lượng bánh Âu bán ra thị trường Hội An của Yến và Viễn chiếm đến 65%…

Gầy dựng được niềm tin, Yến và Viễn tính đến chuyện mở rộng thị trường ra Đà Nẵng vào năm tới. Không chỉ kinh doanh, hai vợ chồng còn sẵn sàng giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, âm thầm nhưng đầy tình cảm. Yến nói: “Với bất cứ việc gì cũng vậy, muốn làm thì phải hiểu nó trước đã. Thứ nữa, vợ chồng em luôn tâm niệm, đặt chất lượng, giá thành lên hàng đầu, để làm sao người dân bình dân nhất cũng có thể dùng được sản phẩm của mình. Lấy công làm lãi, lấy ngắn nuôi dài… để gầy dựng sự nghiệp”.

Bài, nh: Phan Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)