Bên kia màn hình, bạn tôi nói giọng hồ hởi: “Tuần sau, công ty tui đi làm bình thường, một số bộ phận vẫn tiếp tục online và quan trọng là không có nhân viên nào bị trừ lương”. Một anh bạn khác góp lời: “Tui chờ coi xe khách hoạt động sao là đặt vé về nhà liền”. 3 tuần “cách ly xã hội” đủ để hình thành những thói quen tốt và người ta bắt đầu nghĩ về gia đình, về những giá trị gần gũi trong cuộc sống hơn là than vãn hay chạy theo những điều hào nhoáng nhưng phù phiếm.
Các bạn trẻ tham gia nấu và phát cơm đến bà con khó khăn ở TPHCM
Nghĩ về gia đình
Chưa bao giờ, Hoài Phong (25 tuổi, nhân viên thiết kế đồ họa, ngụ quận 7) gọi điện thoại cho gia đình nhiều và trông chờ về quê như lúc này. Từ sau tết, công việc bận bịu liên tục, dù không đến công ty do ảnh hưởng dịch bệnh nhưng Phong vẫn ở phòng trọ làm việc trực tuyến. Về quê vẫn có thể kết nối và làm việc từ xa với công ty nhưng Phong chọn ở lại để đảm bảo an toàn cho chính mình và người thân trong nhà.
Phong kể: “Hồi trước tôi ỷ y có đứa em ở nhà, nó rành rẽ điện thoại, máy tính, mỗi lần nhớ nhà là hai anh em gọi cho nhau, rồi cả nhà nói chuyện trực tuyến thấy đủ mặt mọi người nên tôi cũng ít về quê, dịp lễ nào được nghỉ nhiều ngày tôi mới thu xếp về. Còn bây giờ, một trận dịch bệnh ảnh hưởng mọi thứ, ở nhà thì ba mẹ lo trên này không biết mình thế nào, còn mình lo ở quê không biết mọi người có ổn hay không nên một ngày gọi hai, ba cuộc về cho ba mẹ mà cũng không thấy đủ. Bây giờ, nôn về quê lắm, chờ xem tình hình xe khách hoạt động thế nào là tôi đặt vé về quê ngay”.
Không chỉ riêng Phong mà nhiều bạn trẻ khác cũng bắt đầu quan tâm và nhận ra giá trị của gia đình nhiều hơn sau những ngày “cách ly xã hội”. Nhiều người trở về nhà, nhất là những bạn trẻ và bữa cơm gia đình dường như đông đủ thành viên, trở thành xu hướng chủ đạo trên mạng xã hội, khi nhiều người bắt đầu chia sẻ việc chăm chút, tỉ mỉ từng món ăn trong mâm cơm nhà.
Vừa chuẩn bị món rau câu, Nguyễn Thu Mai (27 tuổi, nhân viên kế toán, ngụ quận 8) chia sẻ: “Kể ra thì cũng hơi lạ, trước đây đi học tôi ở lại ký túc xá của trường, ra trường đi làm thì thuê phòng trọ gần công ty, cuối tuần hoặc cuối tháng mới về nhà nên ít khi ngồi ăn cơm với gia đình. Vậy mà hơn tháng nay, sáng trưa chiều đều đủ ba bữa cơm nhà. Qua tuần sau, công ty tôi làm việc lại bình thường, tôi cũng trả nhà trọ luôn, chịu khó chạy đi chạy về hơi xa một chút nhưng bù lại cơm nhà và ở nhà mình thoải mái hơn. Đúng là sau thời gian cách ly xã hội mới thấy bản thân nhận ra nhiều thứ, nhất là những suy nghĩ về gia đình, ở nhà thường xuyên mới biết ba tôi hay đau lưng mà trước giờ ba giấu vì sợ con cái lo lắng, để mấy anh em tôi yên tâm đi học, đi làm”.
Tích cực và giá trị hơn
Không ít lần lướt mạng xã hội, người ta cảm thấy choáng ngợp trước niềm vui của một số bạn trẻ hiện nay, nào là đồ hiệu sang chảnh, những chuyến du lịch cao cấp hay những bữa ăn được check-in từ các nhà hàng có tiếng nhất nhì trong thành phố.
Cô bạn tôi kiếm tiền khá giỏi từ khi còn là sinh viên, ra trường hơn một năm đã sở hữu một cửa hiệu quần áo lớn. Mỗi tháng đều đặn mua sắm quần áo, túi xách, mỹ phẩm, tháng nào bận việc không có thời gian để đi du lịch, sắm sửa là lên trang cá nhân than vắn thở dài, buồn bã. Dịch bệnh ảnh hưởng, cửa hàng tạm đóng cửa, chi tiêu cắt giảm, bạn tôi tâm sự: “Đi một vòng từ nhà ra shop quần áo, nhắn tin thông báo cho nhân viên chuẩn bị đi làm lại, tiệm hủ tiếu hay ăn mở cửa bán lại tự nhiên thấy hạnh phúc quá. Qua đợt này mới thấy mấy chuyện quen thuộc hàng ngày như vậy mà hạnh phúc vô biên, không phải hàng hiệu mới là niềm vui”.
“Hồi trước tôi hay than lắm, từ đi học tới đi làm chán một chút là than, có khi đi làm tháng này đã tính chuyện tháng sau phải đi du lịch ở đâu, nhưng sau thời gian này, nhất là 3 tuần ở nhà, tôi đã thay đổi nhiều. Mình có công việc ổn định, có một gia đình tự nhiên thấy hạnh phúc hẳn, không cần phải đi du lịch ở đâu xa xôi. Mấy ngày qua, tôi cũng tham gia một số nhóm từ thiện phụ giúp mọi người phát quà hoặc đồ ăn cho bà con, cảm thấy rất ý nghĩa và hạnh phúc. Công ty tôi đã thông báo lịch làm việc, từ tuần sau mọi thứ bắt đầu hoạt động trở lại, nhưng có lẽ tôi sẽ duy trì việc tham gia ở các nhóm từ thiện”, Trần Quốc Hưng (30 tuổi, nhân viên kỹ thuật điện lạnh, ngụ quận Bình Tân) chia sẻ.
Chuyện ảnh hưởng của dịch bệnh là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên nếu nhìn nhận ở một góc độ nào đó, thời gian “cách ly xã hội” không phải là một điều quá bi quan, bởi đó là biện pháp đảm bảo an toàn và là thời gian đủ để người trẻ bắt đầu hình thành những thói quen mới, tích cực và giá trị hơn.
Chưa bao giờ, Hoài Phong (25 tuổi, nhân viên thiết kế đồ họa, ngụ quận 7) gọi điện thoại cho gia đình nhiều và trông chờ về quê như lúc này. Từ sau tết, công việc bận bịu liên tục, dù không đến công ty do ảnh hưởng dịch bệnh nhưng Phong vẫn ở phòng trọ làm việc trực tuyến. Về quê vẫn có thể kết nối và làm việc từ xa với công ty nhưng Phong chọn ở lại để đảm bảo an toàn cho chính mình và người thân trong nhà.
Phong kể: “Hồi trước tôi ỷ y có đứa em ở nhà, nó rành rẽ điện thoại, máy tính, mỗi lần nhớ nhà là hai anh em gọi cho nhau, rồi cả nhà nói chuyện trực tuyến thấy đủ mặt mọi người nên tôi cũng ít về quê, dịp lễ nào được nghỉ nhiều ngày tôi mới thu xếp về. Còn bây giờ, một trận dịch bệnh ảnh hưởng mọi thứ, ở nhà thì ba mẹ lo trên này không biết mình thế nào, còn mình lo ở quê không biết mọi người có ổn hay không nên một ngày gọi hai, ba cuộc về cho ba mẹ mà cũng không thấy đủ. Bây giờ, nôn về quê lắm, chờ xem tình hình xe khách hoạt động thế nào là tôi đặt vé về quê ngay”.
Không chỉ riêng Phong mà nhiều bạn trẻ khác cũng bắt đầu quan tâm và nhận ra giá trị của gia đình nhiều hơn sau những ngày “cách ly xã hội”. Nhiều người trở về nhà, nhất là những bạn trẻ và bữa cơm gia đình dường như đông đủ thành viên, trở thành xu hướng chủ đạo trên mạng xã hội, khi nhiều người bắt đầu chia sẻ việc chăm chút, tỉ mỉ từng món ăn trong mâm cơm nhà.
Vừa chuẩn bị món rau câu, Nguyễn Thu Mai (27 tuổi, nhân viên kế toán, ngụ quận 8) chia sẻ: “Kể ra thì cũng hơi lạ, trước đây đi học tôi ở lại ký túc xá của trường, ra trường đi làm thì thuê phòng trọ gần công ty, cuối tuần hoặc cuối tháng mới về nhà nên ít khi ngồi ăn cơm với gia đình. Vậy mà hơn tháng nay, sáng trưa chiều đều đủ ba bữa cơm nhà. Qua tuần sau, công ty tôi làm việc lại bình thường, tôi cũng trả nhà trọ luôn, chịu khó chạy đi chạy về hơi xa một chút nhưng bù lại cơm nhà và ở nhà mình thoải mái hơn. Đúng là sau thời gian cách ly xã hội mới thấy bản thân nhận ra nhiều thứ, nhất là những suy nghĩ về gia đình, ở nhà thường xuyên mới biết ba tôi hay đau lưng mà trước giờ ba giấu vì sợ con cái lo lắng, để mấy anh em tôi yên tâm đi học, đi làm”.
Tích cực và giá trị hơn
Không ít lần lướt mạng xã hội, người ta cảm thấy choáng ngợp trước niềm vui của một số bạn trẻ hiện nay, nào là đồ hiệu sang chảnh, những chuyến du lịch cao cấp hay những bữa ăn được check-in từ các nhà hàng có tiếng nhất nhì trong thành phố.
Cô bạn tôi kiếm tiền khá giỏi từ khi còn là sinh viên, ra trường hơn một năm đã sở hữu một cửa hiệu quần áo lớn. Mỗi tháng đều đặn mua sắm quần áo, túi xách, mỹ phẩm, tháng nào bận việc không có thời gian để đi du lịch, sắm sửa là lên trang cá nhân than vắn thở dài, buồn bã. Dịch bệnh ảnh hưởng, cửa hàng tạm đóng cửa, chi tiêu cắt giảm, bạn tôi tâm sự: “Đi một vòng từ nhà ra shop quần áo, nhắn tin thông báo cho nhân viên chuẩn bị đi làm lại, tiệm hủ tiếu hay ăn mở cửa bán lại tự nhiên thấy hạnh phúc quá. Qua đợt này mới thấy mấy chuyện quen thuộc hàng ngày như vậy mà hạnh phúc vô biên, không phải hàng hiệu mới là niềm vui”.
“Hồi trước tôi hay than lắm, từ đi học tới đi làm chán một chút là than, có khi đi làm tháng này đã tính chuyện tháng sau phải đi du lịch ở đâu, nhưng sau thời gian này, nhất là 3 tuần ở nhà, tôi đã thay đổi nhiều. Mình có công việc ổn định, có một gia đình tự nhiên thấy hạnh phúc hẳn, không cần phải đi du lịch ở đâu xa xôi. Mấy ngày qua, tôi cũng tham gia một số nhóm từ thiện phụ giúp mọi người phát quà hoặc đồ ăn cho bà con, cảm thấy rất ý nghĩa và hạnh phúc. Công ty tôi đã thông báo lịch làm việc, từ tuần sau mọi thứ bắt đầu hoạt động trở lại, nhưng có lẽ tôi sẽ duy trì việc tham gia ở các nhóm từ thiện”, Trần Quốc Hưng (30 tuổi, nhân viên kỹ thuật điện lạnh, ngụ quận Bình Tân) chia sẻ.
Chuyện ảnh hưởng của dịch bệnh là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên nếu nhìn nhận ở một góc độ nào đó, thời gian “cách ly xã hội” không phải là một điều quá bi quan, bởi đó là biện pháp đảm bảo an toàn và là thời gian đủ để người trẻ bắt đầu hình thành những thói quen mới, tích cực và giá trị hơn.
KIM LOAN (theo SGGP)
Bình luận (0)