Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Hành tinh lạ nơi 1 năm dài gần 21 năm lộ diện gần Trái đất

Tạp Chí Giáo Dục

Với sự lộ diện của một siêu sao Hải Vương to lớn và bí ẩn, Gliese 15A chính thức trở thành hệ đa hành tinh gần Hệ Mặt trời nhất từng được biết đến.
Một hành tinh khổng lồ, khối lượng gấp 36 lần Trái đất và là nơi một năm dài tới 20,8 năm trái đất (7.600 ngày) vừa được các nhà khoa học từ Đài quan sát Vật lý thiên văn Turin (INAF – Ý) xác định.
Nó được cho là cùng dạng với sao Hải Vương, hành tinh khí to lớn của Hệ Mặt trời nên được gọi là "siêu Sao Hải Vương", với tên chính thức là Gliese 15A c.
Hành tinh to lớn Gliese 15A c, nơi có thể nhìn thấy tới 2 "mặt trời đỏ"
Hành tinh to lớn Gliese 15A c, nơi có thể nhìn thấy tới 2 "mặt trời đỏ" 
Hành tinh hiện diện ở một khoảng cách rất xa sao mẹ Gliese 15A, nên để có thể "nhìn" được nó, tác giả chính – tiến sĩ Matteo Pinamonti và các cộng sự đã phải sử dụng kỹ thuật phát hiện hành tinh tốc độ xuyên tâm, một phương pháp dựa vào những rung lắc nhỏ của sao mẹ khi các hành tinh quay quanh và tác động đến nó.
Sao mẹ Gliese 15A vốn thuộc một hệ nhị phân gồm 2 sao lùn đỏ là Gliese 15A và Gliese 15B. Hiện chưa phát hiện hành tinh nào quay quanh Gliese 15B; nhưng với Gliese 15A đây là "đứa con" thứ 2 được tìm thấy.
Hành tinh đầy tiên của hệ Gliese 15A với tên Gliese 15A b đã được phát hiện từ năm 2014. Trái với Gliese 15A c, Gliese 15A lại quay quá gần sao mẹ, mỗi năm chỉ dài 11,44 ngày Trái đất. Nó là một siêu Trái đất với khối lượng gấp 3 lần hành tinh của chúng ta, siêu nóng với nhiệt độ bề mặt là 276 độ C.
Với phát hiện mới này, Gliese 15A trở thành hệ đa hành tinh gần Hệ Mặt trời nhất với khoảng cách 11,6 năm ánh sáng. Hệ đơn hành tinh gần chúng ta nhất là Barnard, sở hữu chỉ một siêu trái đất cực lạnh, cách chúng ta 6 năm ánh sáng.
HT (theo khoahoc.tv)

Bình luận (0)