Trải qua vòng loại hồ sơ, bạn đã vượt qua bao nhiêu ứng viên để được vào vòng chung kết của cuộc đua giành học bổng. "Cửa ải" cuối cùng bạn phải vượt qua là buổi phỏng vấn. Vì vậy, bạn nên cố gắng chuẩn bị thật tốt để biến cuộc phỏng vấn thành cơ hội thành công cho chính mình.
Phỏng vấn trực tiếp là một kênh thông tin quan trọng nhằm đánh giá đúng năng lực của ứng viên. Hội đồng tuyển chọn sẽ biết được trình độ chuyên môn, khả năng sử dụng ngoại ngữ, cách giao tiếp, khả năng tư duy, diễn đạt, trình bày ý tưởng, quan điểm cũng như phong cách sống và làm việc của bạn …
Bạn có một bộ hồ sơ được thể hiện trên giấy tờ rất tốt, điểm số rất cao, thành tích rất nổi trội. Và bạn nghĩ thế là đủ thì hoàn toàn sai lầm. Vì thực tế là ban giám khảo không dễ dàng tin vào những dòng chữ đó. Hơn hết, họ muốn “mắt thấy, tai nghe” khả năng thực sự của bạn để tin chắc rằng việc trao một học bổng có giá trị và đồng ý đào tạo, giáo dục bạn là việc làm đúng đắn và không lãng phí.
Vậy bạn nên chuẩn bị những gì cho buổi phỏng vấn quan trọng này?
Hãy trang bị cho mình đầy đủ thông tin về học bổng, về chương trình mà bạn đang nộp hồ sơ. Đọc đi đọc lại toàn bộ các thông báo về nội dung, đối tượng, thời gian, lĩnh vực… mà chương trình có đề cập đến.
Câu hỏi thường gặp nhất vẫn là: “Vì sao bạn nghĩ bạn là người thích hợp với học bổng này?”. Hãy đưa ra một câu trả lời gắn gọn nhưng đủ sức thuyết phục họ rằng: Bạn là người phù hợp nhất, họ sẽ không sai lầm khi chọn bạn!
Hãy tập luyện khả năng diễn đạt của mình để có thể trình bày quan điểm, ý tưởng một cách gãy gọn, trôi chảy. Giữ trạng thái tâm lý vững vàng, ổn định, thoải mái cũng là điều rất cần thiết. Có một tâm lý tốt bạn mới có thể tập trung tư tưởng để lắng nghe và trả lời đúng trọng tâm từng câu hỏi. Vì dù cho bạn có thông minh đến đâu đi nữa nhưng nếu thiếu bình tĩnh, tự tin, trả lời phỏng vấn lúng túng, không rõ ràng sẽ vô tình tạo ra sự nghi ngờ, không đáng tin cậy.
Bên cạnh đó, ngôn ngữ cơ thể cũng là điều đáng để bạn quan tâm trước khi bước vào phòng phỏng vấn. Ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, phong cách nhấn mạnh từ ngữ, luận điểm quan trọng sẽ làm cho người nghe dễ tiếp cận với câu trả lời hơn là việc “thao thao bất tuyệt”, nói từ đầu đến cuối những gì có trong đầu bạn, không cần biết nhìn, không cần biết người đối diện có muốn nghe nữa hay không.
Một điều tối kị là đến muộn vào buổi phỏng vấn. Dù cho bạn có bất cứ lý do chính đáng nào đi nữa thì người phỏng vấn cũng có cảm giác khó chịu và cho rằng bạn không có ý định nghiêm túc trong việc xin học bổng.
Một bộ quần áo đơn giản, lịch sự, gọn gàng bao giờ cũng là sự lựa chọn tốt nhất vào ngày bạn đi phỏng vấn. Và một điều nho nhỏ nhưng bạn cố gắng đừng vì quá lo lắng mà quên mất – đó là lời “cảm ơn” và “chào tạm biệt” sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc.
Dưới đây là một vài câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn:
– Hãy giới thiệu về bản thân và cho biết những điểm mạnh, điểm yếu của bạn?
– Tại sao bạn lại quan tâm đến học bổng này?
– Tại sao bạn nghĩ là bạn thích hợp với học bổng này?
– Bạn có thể kể những thành tích nổi bật trong lĩnh vực bạn đang theo đuổi được không?
– Bạn sẽ sử dụng những kiến thức học được như thế nào trong tương lai?
– Bạn có kế hoạch sẽ sử dụng nguồn học bổng này như thế nào cho hiệu quả?
– Hãy cho chúng tôi một ví dụ để chứng minh bạn là một người có đầu óc quản lý, có khả năng lãnh đạo hoặc một người có nhiều ý tưởng?
Vậy bạn nên chuẩn bị những gì cho buổi phỏng vấn quan trọng này?
Hãy trang bị cho mình đầy đủ thông tin về học bổng, về chương trình mà bạn đang nộp hồ sơ. Đọc đi đọc lại toàn bộ các thông báo về nội dung, đối tượng, thời gian, lĩnh vực… mà chương trình có đề cập đến.
Câu hỏi thường gặp nhất vẫn là: “Vì sao bạn nghĩ bạn là người thích hợp với học bổng này?”. Hãy đưa ra một câu trả lời gắn gọn nhưng đủ sức thuyết phục họ rằng: Bạn là người phù hợp nhất, họ sẽ không sai lầm khi chọn bạn!
Hãy tập luyện khả năng diễn đạt của mình để có thể trình bày quan điểm, ý tưởng một cách gãy gọn, trôi chảy. Giữ trạng thái tâm lý vững vàng, ổn định, thoải mái cũng là điều rất cần thiết. Có một tâm lý tốt bạn mới có thể tập trung tư tưởng để lắng nghe và trả lời đúng trọng tâm từng câu hỏi. Vì dù cho bạn có thông minh đến đâu đi nữa nhưng nếu thiếu bình tĩnh, tự tin, trả lời phỏng vấn lúng túng, không rõ ràng sẽ vô tình tạo ra sự nghi ngờ, không đáng tin cậy.
Bên cạnh đó, ngôn ngữ cơ thể cũng là điều đáng để bạn quan tâm trước khi bước vào phòng phỏng vấn. Ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, phong cách nhấn mạnh từ ngữ, luận điểm quan trọng sẽ làm cho người nghe dễ tiếp cận với câu trả lời hơn là việc “thao thao bất tuyệt”, nói từ đầu đến cuối những gì có trong đầu bạn, không cần biết nhìn, không cần biết người đối diện có muốn nghe nữa hay không.
Một điều tối kị là đến muộn vào buổi phỏng vấn. Dù cho bạn có bất cứ lý do chính đáng nào đi nữa thì người phỏng vấn cũng có cảm giác khó chịu và cho rằng bạn không có ý định nghiêm túc trong việc xin học bổng.
Một bộ quần áo đơn giản, lịch sự, gọn gàng bao giờ cũng là sự lựa chọn tốt nhất vào ngày bạn đi phỏng vấn. Và một điều nho nhỏ nhưng bạn cố gắng đừng vì quá lo lắng mà quên mất – đó là lời “cảm ơn” và “chào tạm biệt” sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc.
Dưới đây là một vài câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn:
– Hãy giới thiệu về bản thân và cho biết những điểm mạnh, điểm yếu của bạn?
– Tại sao bạn lại quan tâm đến học bổng này?
– Tại sao bạn nghĩ là bạn thích hợp với học bổng này?
– Bạn có thể kể những thành tích nổi bật trong lĩnh vực bạn đang theo đuổi được không?
– Bạn sẽ sử dụng những kiến thức học được như thế nào trong tương lai?
– Bạn có kế hoạch sẽ sử dụng nguồn học bổng này như thế nào cho hiệu quả?
– Hãy cho chúng tôi một ví dụ để chứng minh bạn là một người có đầu óc quản lý, có khả năng lãnh đạo hoặc một người có nhiều ý tưởng?
Theo VTC News
Bình luận (0)