Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Hành trình 20 năm bộ sách “Di sản Hồ Chí Minh”

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nhân k nim 129 năm ngày sinh ca Ch tch H Chí Minh (19-5-1890/ 19-5-2019) và 50 năm thc hin Di chúc ca Ngưi (1969-2019), mi đây, đưng sách TP.HCM đã phi hp vi Thành đoàn TP.HCM t chc chương trình giao lưu “Hành trình 20 năm b sách Di sn H Chí Minh”. Đây là dp đ các bn tr nhìn li công lao to ln ca Bác và tri ân nhng ngưi góp phn phát trin b sách.

Nhng ngưi tng gn bó vi b sách “Di sn H Chí Minh” giao lưu vi bn đc

Nhng nhân t phát trin b sách

Vào năm 1999, bà Quách Thu Nguyệt – Phó Giám đốc đường sách TP.HCM (khi đó là Phó Giám đốc NXB Trẻ) đã nhận nhiệm vụ thực hiện “Bộ sách 30 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Để hoàn thành công việc, bà Nguyệt đã tìm đến Bảo tàng Hồ Chí Minh (chi nhánh TP.HCM) và NXB Chính trị quốc gia. “Tại đây, chúng tôi đã vỡ òa lên, sao mà nhiều tài liệu hay quá! Thế thì phải chọn những đầu sách nào để thật sự phù hợp với các bạn trẻ trong khi nguồn sách về Bác lại rất nhiều? Và cuối cùng, chúng tôi đã xuất bản 21 tựa sách, trong đó có những đầu sách do chính Bác viết và sách của những tác giả viết về Bác. Năm 2006, chúng tôi đổi tên thành “Bộ sách Di sản Hồ Chí Minh” – bà Nguyệt kể lại.

Một trong những người có đóng góp cho sự phát triển của bộ sách là PGS.TS Vũ Tình (nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM). Ông chính là chủ biên của 2 cuốn sách: “Hồ Chí Minh bàn về đạo đức” và “Hồ Chí Minh bàn về phong cách”. Theo PGS.TS Vũ Tình, hiện nay, giới trẻ không có điều kiện để đọc hết 15 tập trong “Hồ Chí Minh toàn tập”. Do đó, ông phải dựa vào đó chắt lọc, giữ lại những câu, những tư tưởng quan trọng nhất để các em nhận thấy rằng Bác Hồ là con người hiện thực, rất gần gũi, bình thường, giản dị nhưng trở nên vĩ đại vì đạo đức, tác phong, tư tưởng, đem cả cuộc đời cống hiến cho nhân dân, Tổ quốc, do đó chúng ta hoàn toàn có thể học tập.

Song song với các tác giả có tác phẩm viết về cuộc đời, thân thế, bàn về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh còn có tác giả nghiên cứu về Bác ở một khía cạnh khác đó là một tấm gương lao động ngôn từ. Tác phẩm “Di chúc của Bác Hồ – Một giáo trình tiếng Việt độc đáo” của tác giả Dương Thành Truyền (Chủ tịch Hội đồng Thành viên NXB Trẻ) là một minh chứng. Ông Truyền nhớ lại, khi bút tích, toàn văn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công bố, ông đã thấy cách sử dụng ngôn từ của Bác rất uyên thâm. “Thường khi tác phẩm công bố thì đã hoàn chỉnh nhưng Di chúc của Bác lại rất thú vị, độc đáo vì có bản đánh máy, bản viết tay, dùng mực đen, dùng mực đỏ rồi Bác gạch đi, viết chèn lên… Tổng cộng trong các trang bản thảo của Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh có 57 lần sửa chữa cho 1 văn bản chỉ hơn 1.000 chữ” – ông Truyền cho biết.

Hành trình “thay da đi tht” ca b sách

Trải qua hành trình 20 năm hình thành và phát triển, đến nay, bộ sách “Di sản Hồ Chí Minh” xuất bản được 51 quyển, với hơn 400 ngàn bản in, hai lần nhận được Bằng khen của Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM vào các năm 2009 và năm 2015 về thành tích trong Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. “Trong 20 năm thực hiện bộ sách này, chúng tôi không ngừng cải tiến, rà soát lại những phát hiện mới, chủ yếu căn cứ vào “Hồ Chí Minh toàn tập” – Hà Anh Huy (biên tập viên NXB Trẻ, người gắn liền với bộ sách này từ những ngày đầu tiên tiết lộ.

Nói v tương lai ca b sách “Di sn H Chí Minh”, bà Quách Thu Nguyt k vng: “Tm vóc ca b sách này rt ln. NXB Tr phi thông qua kênh ca Thành đoàn tiếp tc tuyên truyn, ph biến rng hơn, sâu hơn b sách này. Tư tưng, chí ln, hoài bão ca Bác phi đi tht sâu đến các bn tr ca thế h hôm nay”.

Để phục vụ nhu cầu độc giả, vào năm 2011, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, NXB Trẻ đã phối hợp với Đài Truyền hình TP.HCM chuyển thể kịch bản phóng sự truyền hình nhiều tập “Hành trình theo chân Bác” của Trần Đức Tuấn thành cuốn sách cùng tên. Ngoài ra, đơn vị này còn phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh TP.HCM xuất bản sách ảnh “Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.

Từ sáng kiến in lại Di chúc của Bác theo kích cỡ passport, tháng 9 năm 2014, nhân dịp kỷ niệm 45 năm công bố Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Trẻ đã tiến hành dàn trang đặt bút tích ở bên trái, bản đánh máy lại ở bên phải để độc giả thuận tiện khi sử dụng, kết quả là trong 5 năm, sách đã in 4 lần với số lượng 9.000 quyển.

Để bộ sách ngày càng hoàn thiện, đi sâu vào lòng người, đúng dịp 50 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ (1969-2019), một lần nữa, NXB Trẻ quyết định thiết kế lại toàn bộ bìa bộ sách “Di sản Hồ Chí Minh” theo maket thống nhất, trong đó in mới 3 tựa là “Hồ Chí Minh bàn về Đạo đức”, “Hồ Chí Minh bàn về Phong cách” do PGS.TS Vũ Tình tuyển chọn và “Lời Bác dạy thanh thiếu nhi” do Trần Văn Phương tuyển chọn; tái bản 4 tựa: “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” (khổ passport), “Di chúc của Bác Hồ – Một giáo trình tiếng Việt độc đáo” của Dương Thành Truyền, “Đến với tư tưởng Hồ Chí Minh” của nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng, “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” Trần Dân Tiên, “Phong cách Hồ Chí Minh” của Nguyễn Văn Khoan.

Nói về tương lai của bộ sách “Di sản Hồ Chí Minh”, bà Nguyệt kỳ vọng: “Tầm vóc của bộ sách này rất lớn. NXB Trẻ phải thông qua kênh của Thành đoàn tiếp tục tuyên truyền, phổ biến rộng hơn, sâu hơn bộ sách này. Tư tưởng, chí lớn, hoài bão của Bác phải đi thật sâu đến các bạn trẻ của thế hệ hôm nay”.

Là thành viên của NXB Trẻ, ông Truyền cho biết, NXB Trẻ đã cho Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM tủ sách điện tử về “Di sản Hồ Chí Minh” để phổ biến cho cán bộ đảng viên. Hiện nay, NXB Trẻ cũng đang triển khai dự án chuyển ngữ bộ sách thành ngôn ngữ của dân tộc ít người, dự kiến 2-9 sẽ xuất bản để các dân tộc đều có thể đọc được bộ sách quý báu này.

Bài, nh: H Trinh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)