Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Hành trình nuôi dưỡng con người toàn diện từ “lớp học hạnh phúc”

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Trong bi cnh giáo dc hin đi, vic xây dng mt lp hc hnh phúc không ch dng li nhng gi hc kiến thc thông thưng mà còn là quá trình nuôi dưng cm xúc, k năng và đo đc cho hc sinh ngay t nhng năm đu đi. Xây dng mt lp hc hnh phúc không ch là mc tiêu, mà còn là hành trình đòi hi s thu hiu, kiên nhn và tình yêu thương t ngưi giáo viên ch nhim.

Cô Ngân chia sẻ: “Xây dựng một lớp học hạnh phúc không chỉ là dạy kiến thức mà còn là rèn luyện kỹ năng sống và nhân cách cho học sinh”

Tại Trường Tiểu học Tân Túc 2, huyện Bình Chánh, các giáo viên đã áp dụng những phương pháp sáng tạo để rèn nề nếp, tạo ra môi trường học tập tích cực, nơi mỗi học sinh đều cảm nhận được niềm vui, sự an toàn và động lực phát triển bản thân. Những nỗ lực này không chỉ cải thiện chất lượng học tập mà còn góp phần xây dựng những giá trị nhân cách bền vững cho học sinh ngay từ những năm đầu đời.

Với quan điểm “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, cô Nguyễn Ngọc Hoàng Linh giáo viên lớp 1/7 cho biết rằng lớp học hạnh phúc không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức mà còn là không gian giúp học sinh cảm thấy an toàn, yêu thương và trân trọng.

Trong thời đại 4.0, khi ảnh hưởng của khoa học công nghệ, văn hóa và kinh tế len lỏi vào từng ngóc ngách của đời sống, việc giáo dục trẻ cần sự quan tâm toàn diện hơn. Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò cầu nối, không chỉ truyền tải kiến thức mà còn là người đồng hành, lắng nghe và thấu hiểu tâm tư của từng học sinh.

Với đặc thù lứa tuổi lớp 1, trẻ còn non nớt cả về nhận thức lẫn cảm xúc. Cô Linh nhận thấy học sinh thường khóc nhè khi đến trường, dễ bị phân tâm và hiếu động trong giờ học. Thay vì áp dụng những biện pháp kỷ luật cứng nhắc, cô tập trung vào việc thấu hiểu tâm lý và tìm giải pháp phù hợp để uốn nắn các em.

Một trong những phương pháp khác được cô Huỳnh Thị Kim Ngân giáo viên lớp 2/1 áp dụng hiệu quả là khích lệ tinh thần và công nhận sự tiến bộ của học sinh, dù chỉ là những bước nhỏ. Khi học sinh hoàn thành bài tập tốt, cô không chỉ khen ngợi mà còn tặng những phần thưởng nhỏ như một bông hoa hay những lời động viên trước lớp. Chính điều này đã tạo ra không khí học tập tích cực, khơi dậy tinh thần phấn đấu và ý thức trách nhiệm trong mỗi em.

Tại Trường Tiểu học Tân Túc 2, huyện Bình Chánh, học sinh được học tập trong một môi trường học tập ấm áp, thân thiện và sáng tạo

Một lớp học hạnh phúc không thể thiếu đi sự chủ động và sáng tạo từ chính học sinh. Các giáo viên tại Trường Tiểu học Tân Túc 2 đặc biệt nhấn mạnh việc tạo cơ hội cho học sinh thể hiện bản thân. Nắm bắt tâm lý trẻ thích được công nhận, cô thường xuyên tổ chức các hoạt động để học sinh phát huy khả năng, như cho học sinh giỏi lên bảng trình bày bài, giao nhiệm vụ quản lý lớp học cho ban cán sự và khuyến khích học sinh tự xếp hạng thi đua cuối tháng.

Để thúc đẩy tính sáng tạo, trường đã áp dụng nhiều phương pháp học qua trò chơi trong giờ học. Những trò chơi nhỏ như “Đố vui toán học” hay “Truy tìm từ khóa trong bài” không chỉ giúp các em tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên mà còn tạo ra niềm vui trong mỗi tiết học. Đặc biệt, việc không chê trách khi học sinh trả lời sai, mà thay vào đó là động viên và phân tích điểm chưa đúng, đã giúp các em tự tin hơn trong việc bày tỏ ý kiến.

Cô Linh bộc bạch: “Với học sinh chậm, tôi không yêu cầu cao về kiến thức mà mỗi ngày tôi ra bài tập vừa sức để các em có thể làm. Những học sinh này tôi luôn ra những câu hỏi dễ để các em trả lời trong các giờ học và chính các bạn trong lớp cũng thường động viên những bạn này bằng những tràng vỗ tay tán thưởng khi bạn trả lời đúng. Vì thế không khí học tập của lớp luôn sôi nổi, giờ học trở nên hào hứng hơn”.

Một điểm đặc biệt trong phương pháp của cô là tinh thần “kỷ luật yêu thương”. Cô Linh cho biết: “Giáo viên chủ nhiệm phải là một “luật sư”, một nhà quản lý, một vị “thẩm phán” giỏi để bào chữa và giải quyết một cách thuyết phục, thỏa đáng những mâu thuẫn xung đột trong tập thể lớp. Dặn học sinh ai sai thì phải nhận lỗi và xin lỗi bạn. Sau đó giảng hòa và bắt tay nhau vui vẻ trở lại”.

Qua quá trình thực nghiệm phương pháp tại lớp, Trường Tiểu học Tân Túc 2 đã gặt hái được những kết quả đáng khích lệ. Học sinh trở nên tự tin, mạnh dạn phát biểu ý kiến và chủ động hơn trong học tập. Các buổi sinh hoạt ngoại khóa và hoạt động tập thể diễn ra sôi nổi với sự tham gia đầy đủ của học sinh. Đặc biệt, tình trạng học sinh nhút nhát, khóc nhè khi đến lớp đã giảm rõ rệt, thay vào đó là những nụ cười và niềm vui mỗi ngày đến trường.

Việc xây dựng một lớp học hạnh phúc không chỉ dừng lại ở những phương pháp giảng dạy sáng tạo hay việc rèn nề nếp kỷ luật, mà còn là quá trình tạo ra một môi trường học tập nơi mỗi học sinh đều được tôn trọng, thấu hiểu và truyền cảm hứng để phát triển. Khi học sinh cảm thấy an toàn, được khuyến khích và ghi nhận, các em sẽ tự tin thể hiện bản thân, chủ động khám phá kiến thức và rèn luyện những kỹ năng sống quan trọng. Điều này không chỉ giúp cải thiện chất lượng học tập mà còn nuôi dưỡng những giá trị cốt lõi như tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái và sự kiên trì.

Một lớp học hạnh phúc là nơi mọi cá nhân đều có cơ hội tỏa sáng, từ những học sinh xuất sắc đến những em cần nhiều sự hỗ trợ hơn. Việc tạo ra một môi trường học đường tích cực còn tác động sâu sắc đến nhận thức của học sinh về giá trị của sự cố gắng, ý nghĩa của việc tôn trọng sự khác biệt và sức mạnh của tinh thần tập thể. Qua đó, mỗi ngày đến trường không chỉ là hành trình tiếp thu tri thức mà còn là quá trình trưởng thành về mặt cảm xúc và nhân cách.

Thành công trong việc xây dựng lớp học hạnh phúc tại Trường Tiểu học Tân Túc 2 không chỉ mang lại kết quả học tập tốt mà còn là tiền đề cho sự phát triển của những thế hệ học sinh tự tin, sáng tạo và giàu lòng nhân ái – những chủ nhân tương lai của đất nước. Điều này nhấn mạnh rằng giáo dục không chỉ là truyền đạt kiến thức, mà còn là hành trình nuôi dưỡng những con người toàn diện, biết yêu thương và cống hiến cho cộng đồng.

Thy Phm

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)