Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Hành trình sáng tạo kết nối văn học và thực tiễn

Tạp Chí Giáo Dục

Hành trình sáng tạo kết nối văn học và thực tiễn - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Hành trình sáng tạo kết nối văn học và thực tiễn Audio

Giáo dc đưc xem là hành trình nuôi dưng tinh thn sáng to và phát trin toàn din con ngưi. Triết gia ngưi Đc Karl Jaspers tng nhn mnh: “Trưng hc như là tm gương phn chiếu ca cu trúc xã hi”. Theo đó, nhà trưng không ch truyn đt tri thc mà còn phi to môi trưng đ hc sinh khám phá bn thân, khơi gi tim năng và nuôi dưng tình yêu tri thc qua nhng tri nghim thc tế.

Học sinh giới thiệu trước lớp sản phẩm do nhóm thực hiện 

Dựa trên triết lý ấy, dự án học tập “Dòng chảy thời gian” của bộ môn ngữ văn được thực hiện như một sự kết hợp giữa văn học và sáng tạo nghệ thuật, góp phần chuyển hóa con người toàn diện. Dự án không dừng lại ở việc hướng dẫn học sinh phân tích văn bản hay học thuộc thơ ca mà hướng tới việc mở ra cơ hội để các em tái hiện và chuyển hóa tri thức thành những sản phẩm mang tính ứng dụng cao. Thông qua các hoạt động như thiết kế bao lì xì, lịch treo tường, lịch để bàn, giáo viên đã biến lớp học thành một không gian trải nghiệm đầy màu sắc, nơi lý thuyết và thực hành gắn bó mật thiết.

Để kết nối tri thức văn học với thực tiễn cuộc sống, học sinh đã biến những chiếc bao lì xì truyền thống thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Với đôi bàn tay khéo léo, các em đã vẽ nên những hình ảnh sinh động minh họa cho văn bản để đưa vào sản phẩm. Kết hợp với những hình ảnh đó, các em cũng ứng dụng tri thức về thể thơ lục bát – một thể thơ truyền thống giàu nhạc điệu của dân tộc để sáng tác những câu thơ, lời chúc gắn với văn hóa ngày Tết cổ truyền. Nhờ dự án học tập này mà những bao lì xì quen thuộc, biểu tượng của ngày Tết cổ truyền trở thành nơi chứa đựng những lời chúc tốt đẹp dành cho người thân, bạn bè… Với sự sáng tạo của mình, học sinh đã kết nối những tác phẩm văn học quen thuộc trong chương trình học vào những câu chúc ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa. Chẳng hạn, hai câu thơ “Xuân sang phúc lộc đong đầy/ Hiếu trung trọn nghĩa, tháng ngày vẹn nguyên” gửi gắm mong ước của các em về tinh thần chữ “hiếu” và chữ “trung” trong câu chuyện cổ tích “Sọ Dừa” được tiếp tục phát huy ở những người cầm trên tay bao lì xì. Hay hai câu thơ “Năm nay trí tuệ sáng ngời/ Mưu cao chí lớn rạng ngời tương lai” thể hiện lời cầu chúc của các em dành cho người nhận với mong muốn người đó sẽ có nhiều tài năng và nỗ lực hết mình để đóng góp vào việc xây dựng Tổ quốc như nhân vật chính trong văn bản “Em bé thông minh”. Về lịch treo tường và lịch để bàn, mỗi sản phẩm là một câu chuyện văn học sống động, nơi học sinh lựa chọn các trích dẫn tiêu biểu từ tác phẩm, kết hợp với hình ảnh minh họa phù hợp để truyền tải tinh thần của văn bản. Qua đó, các em không chỉ hiểu tác phẩm một cách sâu sắc mà còn biết cách đưa văn học đến gần hơn với đời sống thường nhật. Để làm mới cách tiếp cận văn học, học sinh đã chọn lọc những câu trích dẫn tiêu biểu từ các tác phẩm để in trên lịch treo tường và lịch để bàn. Những câu trích này không chỉ truyền tải vẻ đẹp ngôn từ mà còn giúp người xem cảm nhận sâu sắc tinh thần văn hóa Việt Nam. Khi đọc những câu văn như “Những chiếc bánh tròn này tượng hình Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Còn những chiếc bánh vuông tượng hình Đất, ta đặt tên là bánh chưng” (Trích truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”); “Đức Long Quân cho chúng ta mượn thanh gươm thần để trừ giặc Minh. Nay đất nước đã thanh bình, người sai rùa lấy lại” (Trích “Sự tích Hồ Gươm”)…, người dùng sẽ liên tưởng ngay đến văn học và nhớ về thông điệp ý nghĩa của văn bản muốn đề cập. Đây cũng là cách để lại dấu ấn văn học trong lòng mọi người.

Một điểm nhấn ý nghĩa trong dự án “Dòng chảy thời gian” là các sản phẩm do học sinh thiết kế không chỉ dừng lại ở việc trưng bày mà còn được bán để gây quỹ từ thiện. Không dừng lại ở việc tạo ra sản phẩm, học sinh còn được học cách xây dựng kế hoạch marketing để giới thiệu sản phẩm tới phụ huynh, bạn bè và những người xung quanh. Để thực hành kỹ năng marketing, học sinh được phân vai cụ thể: có em đóng vai nhân viên quảng bá sản phẩm bằng việc chuẩn bị kế hoạch giới thiệu sản phẩm, thiết kế poster, và thực hiện các bài thuyết trình ngắn gọn, ấn tượng; có em đóng vai người mua hàng là phụ huynh đưa ra những câu hỏi và yêu cầu để người bán phải giải thích hoặc tư vấn sản phẩm một cách thuyết phục. Đây là một hành trình học tập tích hợp, không chỉ giúp học sinh khám phá ý nghĩa của các tác phẩm văn học mà còn rèn luyện tư duy kinh doanh và trách nhiệm với cộng đồng.

Sản phẩm lịch treo tường và lịch để bàn trong dự án

Dự án “Dòng chảy thời gian” góp phần nuôi dưỡng kỹ năng toàn diện qua sáng tạo. Khi thực hiện dự án, giáo viên không chỉ hướng đến việc dạy ngữ văn như một môn học bắt buộc mà còn là cơ hội để giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho thế kỷ XXI: từ kỹ năng làm việc nhóm, tư duy sáng tạo đến kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. Đây cũng là cơ hội để khuyến khích học sinh chủ động trong mọi hoạt động, từ lập kế hoạch đến trình bày sản phẩm. Không chỉ vậy, dự án còn giúp học sinh phát triển kỹ năng thuyết trình, khi các em có cơ hội giới thiệu và bảo vệ ý tưởng thiết kế của mình trước cả lớp. Điều này vừa giúp các em rèn luyện sự tự tin, vừa tạo động lực để học tập một cách tích cực hơn. Triết gia Hannah Arendt từng nói: “Giáo dục là một trong các hoạt động thiết yếu của xã hội loài người, liên tục tự làm mới từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi”. Trong bối cảnh đó, dự án “Dòng chảy thời gian” đã góp phần làm mới cách học văn, để văn học không còn là những trang sách khô khan mà trở thành nguồn cảm hứng giúp học sinh yêu thêm vẻ đẹp của ngôn từ, của văn hóa Việt Nam. Tôi tin rằng, với những dự án học tập như thế, môn ngữ văn không chỉ là nơi lưu giữ văn hóa mà còn là ngọn đuốc soi sáng hành trình học tập suốt đời của học sinh, giúp các em trở thành những con người sáng tạo, nhân văn và toàn diện.

Phm Sinh
(giáo viên ng văn Trưng B.School, Bình Dương)

Bình luận (0)