Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Hành trình “tìm lại” đôi chân

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Mt tai nn bom mìn hơn 20 năm trưc đã vĩnh vin cưp đi đôi chân và mt bàn tay ca chàng thanh niên 21 tui – Hoàng Thn xã Triu Ái (huyn Triu Phong, Qung Tr). Vưt qua ni đau, Hoàng Thn vc li tinh thn, gy dng t m trên đôi chân khiếm khuyết. Vi anh, mt trái tim yêu đi và ngh lc s đem đến hnh phúc!

Mt đôi chân, anh Thn vn lc quan, là tr ct ca c gia đình

Đám cưi không thành

Quảng Trị những năm sau chiến tranh rặt hố bom, mảnh đạn. Ngày ấy, nhiều người dân mưu sinh bằng nghề rà tìm phế liệu chiến tranh – nghề mà nhiều người gọi là nghề “đùa với thần chết”. Hoàng Thản cũng không ngoại lệ! Sinh ra ở miền quê nghèo xã Triệu Ái, trong gia đình đông con. Hết lớp 9, cậu bé Hoàng Thản nghỉ học. Nghề cậu chọn cho mình cũng như bao nhiêu người khác ở thôn quê thời bấy giờ là rà tìm phế liệu chiến tranh. Với những công cụ hết sức thô sơ như cuốc, cây sắt dò tìm phế liệu trong đất… Thản theo chân bạn bè, hàng xóm tỏa vào các ngả rừng. Cứ đi và tìm kiếm rồi đào bới. Có những đận say nghề bị lạc trong rừng tới hôm sau mới tìm thấy đường ra. “Hồi đó tiền công làm thuê chỉ vài ngàn đồng nhưng một ngày đi rà phế liệu nếu may mắn thì thu nhập lên tới hàng chục ngàn”, anh Thản nói.

21 tuổi, Hoàng Thản được bố mẹ mang trầu cau đi dạm hỏi cho một người con gái xinh nhất làng. Nghĩ đến tương lai về một tổ ấm hạnh phúc, Thản siêng năng vào rừng hơn. Mỗi ngày anh đều đi thật sớm và trở về khi mặt trời lặn từ lâu với đầy đặn những bao sắt, đồng, nhôm vừa kiếm được. Cứ ngỡ hạnh phúc sẽ viên mãn sau đám cưới linh đình sắp được tổ chức. Nhưng chính nghề mưu sinh này đã biến anh thành trò đùa của số phận. Ba ngày sau tiếng nổ chát chúa vào một ngày tháng 3-1991 phát ra từ một cánh rừng, Hoàng Thản tỉnh dậy với cảm giác hụt hẫng khi anh cố gượng ngồi dậy nhưng mãi không có cảm giác đôi chân cử động. “Thất vọng và buồn”, Hoàng Thản buông mấy từ ngắn gọn. Hai tháng nằm viện trở về, anh buồn bã đối diện với 4 bức tường. Suốt nhiều ngày như thế. Đám cưới mà anh từng ấp ủ và chờ đợi bao lâu đã không bao giờ xảy ra. “Đến đôi chân mình không còn mà đi, làm sao tính đến chuyện xây dựng tổ ấm!”, anh nói.

“Tìm li” đôi chân

Gn 30 năm, sau tiếng bom n chát chúa cưp đi mt phn thân th, tri qua cú sc đi ngưi, Hoàng Thn đã gưng dy bng ngh lc và nim tin: “Cuc sng vui hay bun thì vn phi sng. C gì mình không chn l sng vui? Mt đi đôi chân tht, bên mình vn còn nhiu ngưi quan tâm, chia s. Ngy thôi đ đ mình đng dy trong hành trình dài ca đi ngưi”, anh Thn bc bch.

Ba năm sau cú sốc ấy, anh dần dần vực dậy. Anh nghĩ, mình không có chân thì đi bằng nạng, đã sống một đời sống thì phải nỗ lực hết mình để có một đời sống vui vẻ. Năm 1993, anh được thay chiếc chân gỗ đầu tiên. Khập khiễng từng bước một rời nhà để tìm kế mưu sinh. Anh nói: “Lúc đó tay trắng, vốn không có thì cứ tìm việc gì phù hợp với khả năng và sức khỏe của mình. Thời đó dịch vụ bán mua bò phát triển mạnh. Anh theo nghề thương lái. Nói là thương lái nhưng thật ra ban ngày anh lang thang khắp các xóm làng, biết tin ở đâu người dân có nhu cầu bán bò thì anh quay về giới thiệu lại với thương lái. Mỗi vụ mua bán thành công, anh được đôi bên chi phí cho một ít gọi là tiền công. Niềm vui sống nhân lên khi anh gặp và nên duyên với chị Lê Thị Hiệp – một người con gái cùng quê. “Hồi đó không hiểu sao gặp, nói chuyện rồi thấy anh lạc quan, vui tính thì đem lòng thương thôi, không để ý gì đến khiếm khuyết cơ thể. Ba mạ nói sau ni cực ráng chịu thì mình cũng chấp nhận. Đơn giản rứa mà thành vợ chồng”, chị Hiệp ngồi cạnh chồng cười hiền cho biết. Hỏi chị, ngót 25 năm chung sống, có khi nào cuộc sống vất vả quá mà chạnh lòng không? Chị lại cười: “Chừ lãi được 2 đứa con rồi, còn khổ chi nữa”.

Gia đình anh Thản chỉ có vài ba sào ruộng khoán, thu hoạch lúa từ đó không đủ cung cấp lương thực cả năm cho 4 người. Dù mất chân nhưng anh Thản lại trở thành lao động chính với nghề lái bò để nuôi sống gia đình 4 miệng ăn. Chiếc xe lăn của anh luôn kèm theo mũ bảo hiểm, để mỗi khi tìm được bò, anh gọi thương lái chở đi. Gần chục năm trước, anh được RENEW – tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh tại Quảng Trị hỗ trợ phẫu thuật lắp đôi chân giả. Anh nói, đó là đôi chân giúp anh đủ nghị lực vượt lên số phận, dù bước đi khập khiễng nhưng vẫn được bước đi. Có chân, anh đi lái bò tận các miền quê Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, thậm chí ra đến Nghệ An.

Ngôi nhà cấp 4 đơn sơ của anh Thản nằm sát bên đường nhựa liên thôn. Bây giờ dù cuộc sống chưa hết khó khăn nhưng căn nhà nhỏ của anh luôn đầy ắp tiếng cười và tình yêu thương. “Mỗi khi vất vả quá thì hai vợ chồng động viên nhau, nhìn vào hai đứa con đang bi bô đọc bài là quên hết mệt mỏi”, anh Thản nói.

Bài, ảnh: Phan Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)