Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Hành trình tìm lại mẹ ruột của chàng Việt kiều Pháp

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Dù đã có vic làm n đnh, có cha m nuôi yêu thương, lo lng hết mc gn 30 năm qua nhưng chàng  Vit kiu Pháp (27 tui) lúc nào cũng đau đáu v m rut ca mình – Ngưi tng sinh anh ra ri b rơi anh trưc cng Trung tâm Nuôi dưng và bo tr tr em Gò Vp khi mi 6 tháng tui.

Phan Văn Giang cùng m nuôi v Vit Nam tìm li ngun gc

1.Chàng trai đó là Aurline Malnoury, tên Việt Nam là Phan Văn Giang. Hiện anh là huấn luyện viên tennis. Theo lời kể của cô Hồ Thanh Loan (Giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em Gò Vấp), vào một ngày hè của 27 năm về trước, các cô bảo mẫu tại đây bỗng nghe tiếng khóc rất to của một đứa trẻ từ ngoài cổng vọng vào. Tiến lại gần, họ phát hiện một bé trai mặt mày nhem nhuốc, da tái nhợt chỉ mới vài tháng tuổi, trong người chỉ vỏn vẹn có một tờ giấy khai sinh và đó là Giang.

Biết đây là đứa bé bị bỏ rơi, các cô bảo mẫu mang em vào trung tâm nuôi dưỡng. Dưới sự yêu thương, chăm sóc kỹ lưỡng từ các cô bảo mẫu, chẳng lâu sau Giang trở nên xinh xắn, bụ bẩm, đáng yêu. Một điểm đặc biệt khiến mọi người nhớ mãi ở cậu bé này là có đôi mắt sáng ngời. Cũng chính điểm đó, Giang được một cặp vợ chồng hiếm muộn người Pháp nhận làm con nuôi rồi rước về nước khi được 10 tháng tuổi. “Dù được cha mẹ nuôi yêu thương, cưng chiều nhưng Giang không vì thế mà ỷ lại. Ngược lại anh rất chăm ngoan, học giỏi. Thời gian rảnh Giang còn phụ cha mẹ làm nương rẫy, thu hoạch nông sản… đôi lúc có vất vả nhưng bù lại Giang không thiếu tình thương từ phía gia đình” – mẹ nuôi Giang kể.

2.Năm Phan Văn Giang bước vào trung học cũng là lúc hàng loạt câu hỏi về bản thân được đặt ra. Tại sao tôi tóc đen, cha mẹ lại tóc vàng? Tại sao tôi da vàng, cha mẹ lại da trắng?… Để giải đáp thắc mắc, Giang lúc nào cũng hỏi mẹ. Sợ con sang chấn tâm lý ảnh hưởng đến việc học hành, mẹ nuôi của anh đành ngậm ngùi giấu kín. Đến năm Giang lên 18 tuổi, thấy con đủ nhận thức và sự trưởng thành, mẹ nuôi mới nói rõ thân thế của anh. “Ban đầu tôi sốc lắm, tôi cảm thấy hận mẹ ruột vì đã bỏ rơi tôi. Nhưng nhờ cha mẹ nuôi trấn an, phân tích, tôi dần hiểu ra và không còn ghét mẹ ruột nữa. Tôi chỉ muốn tìm gặp lại bà và nói, con yêu mẹ lắm!”.

Phan Văn Giang và bn bè thưng lui ti Trung tâm Nuôi dưng và bo tr tr em Gò Vp đ giúp đ các em

Khi biết được ý định tìm lại mẹ ruột của Giang, mẹ nuôi không ngăn cản mà còn ủng hộ. Bà bắt đầu lục lại bộ hồ sơ làm thủ tục nhận con nuôi năm xưa để tìm manh mối nhưng tất cả như “mò kim đáy bể”, chỉ biết một điều duy nhất là Giang từng sống ở Nhà nuôi trẻ mầm non 4 (Trung tâm Nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em Gò Vấp ngày nay).

Muốn về Việt Nam ngay lúc đó để tìm hiểu thông tin nhưng điều kiện kinh tế không cho phép nên việc tìm mẹ của Giang đành gác lại. Giang vẫn tiếp tục con đường học vấn. Trong suốt những năm học Đại học Thể dục Thể thao ở Pháp, anh đã tìm hiểu về Việt Nam, tìm đọc các bài viết về trẻ bị bỏ rơi, gia đình tìm con thất lạc… “Càng tìm hiểu, tôi càng tự hỏi: Cha mẹ tôi là ai? Họ còn sống hay đã chết? Liệu họ có từng đi tìm tôi không? Họ có nhớ mình có một đứa con bị thất lạc không?”. Điều đó thôi thúc Giang không chùn bước.

Nh s thông minh và chu khó hc hi, đến nay Giang nói và viết đưc tiếng Vit. Ngoài tên ca mình, ca m, Giang còn có th th l tâm tư tình cm ca mình bng tiếng Vit Nam.

3.Vào năm Giang lên 23 tuổi, cha nuôi bị bệnh rồi qua đời. Mẹ nuôi đưa anh về thăm Việt Nam. Đó cũng là lần đầu tiên Giang về thăm lại quê hương kể từ khi theo cha mẹ về nước Pháp. Sau nhiều lần đi đi về về giữa Việt Nam và Pháp, Giang quay lại Sài Gòn tạm trú vào cuối năm 2017. Do qua Pháp từ nhỏ nên việc nói tiếng Việt đối với Giang quả là một chuyện khó khăn. Để hòa nhập với người Việt, nhất là trong hành trình đi tìm lại mẹ ruột, anh phải bắt đầu học từng con chữ. “Đối với tôi học tiếng Việt rất khó khăn, bởi nó có rất nhiều ngữ nghĩa. Nhưng tôi không sợ mà chỉ sợ nhất là cảnh gặp lại mẹ mà không thốt lên được từ nào để bà hiểu. Vì vậy tôi cố gắng học hỏi, nói chuyện với người Việt nhiều để tiếp thu được nhiều vốn từ ngữ” – Giang tâm sự.

Hiện tại, Giang là huấn luyện viên tennis. Tranh thủ những ngày rảnh rỗi, anh hay đến Trung tâm Nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em Gò Vấp để vừa tìm hiểu thông tin về mẹ vừa phụ các cô nấu ăn, giặt giũ, chăm sóc các em. Biết được ý định tìm lại nguồn gốc của mình, lãnh đạo trung tâm hết lòng giúp đỡ. Trời cao không phụ lòng người, manh mối đầu tiên về mẹ của Giang đã được tìm thấy. Đó là tấm giấy khai sinh năm nào với vài thông tin mà trung tâm có được. Theo đó, Giang sinh ngày 13-12-1991 tại Đà Nẵng. Cha là Hồ Văn Đức, sinh năm 1966 (đã mất khi Giang vừa chào đời). Mẹ là Phan Thị Anh Hòa, sinh năm 1967, tên thường gọi là Bé. Hiện bà là một người thiểu năng trí tuệ, đang buôn bán hàng rong sống qua ngày ở đường Lê Đại Hành (Bà Rịa – Vũng Tàu). Ngoài ra Giang còn có một người anh trai tên Phan Văn Phước. “Lúc biết được những thông tin này, tôi cứ tưởng là mình đang mơ. Khi biết về mẹ, tôi thấy càng thương bà hơn. Chắc có lẽ vì nghèo, không nuôi nổi hai đứa con sau khi cha mất nên bà mới bỏ tôi. Tôi không trách bà. Tôi chỉ muốn mọi người gọi mình là Phan Văn Giang – cái tên mà mẹ đặt cho tôi. Và tôi sẽ dùng nó để đi tìm mẹ. Xin cảm ơn bà đã sinh tôi ra trên cõi đời này!” – Giang xúc động cho biết.

Bài, nh: Kiu Khánh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)