Hội nhậpGiáo dục phát triển

Hành trình tìm thấy sự bén nhạy

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Giây phút đăng quang nhận giải thưởng của các đội

Xuất sắc vượt qua gần 157.000 học sinh (HS) tại các vòng thi địa phương và cấp khu vực, 25 thí sinh (TS) thuộc 5 trường tiểu học (TH) đã có những giờ phút thi đấu cực kỳ gay cấn và thú vị trong vòng chung kết toàn quốc cuộc thi Búp Măng Xinh 2012 với chủ đề “Ai Bén Nhạy Hơn?” tại Nhà Thi đấu Nguyễn Du (Q.1-TP.HCM) vào ngày 22-12 vừa qua.

Chú trọng tư duy và kỹ năng xử lý tình huống bất ngờ
Ngay ở phần thi đầu tiên với tên gọi “Ai tài, ai khéo?”, với sự thể hiện sáng tạo, các TS đã khiến cho giám khảo và khán giả có mặt tại buổi thi hôm đó không còn nghĩ rằng đây là một cuộc thi mà là một chuyến “du lịch” tới những vùng đất vốn mang những đặc trưng riêng về văn hóa, phong tục, truyền thống. Đó là một TP.HCM năng động đang từng ngày phát triển; một Đà Nẵng với Ngũ Hành Sơn hùng vĩ… hay một Đắk Lắk với đặc trưng hình ảnh già làng, cồng chiêng của núi rừng Tây Nguyên.

Các bạn khối lớp 5 linh hoạt xử lý tình huống trong phần thi “Ai thông minh hơn?” 

Đặc biệt, phần thi giúp các em phát huy khả năng tư duy sáng tạo được nhiều cổ động viên thích thú nhất là phần “Ai bén nhạy hơn?” . Thú vị nhất là khi nhận được câu hỏi từ ThS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu: “Tại sao các em không khuyên nhủ bạn ấy như các đội khác vẫn làm?”. Em Bùi Thế Vinh, lớp 5/1, đội trưởng Trường TH Nguyễn Du đã dõng dạc trả lời: “Em không chọn cách này vì em chưa thể đủ lý lẽ để khuyên nhủ bạn ấy và việc này chỉ có người lớn mới có thể giải quyết. Hơn nữa, nếu chẳng may bị bạn ấy gây gổ, quát mắng thì sẽ không hay vì phần thiệt hại sẽ thuộc về em và hành động đánh nhau này cũng sẽ khiến những HS khác bắt chước theo. Trong khi HS chúng em đang tích cực xây dựng “trường học thân thiện, HS tích cực” thì phương án giải quyết này là không hay”. Câu trả lời của Vinh đã nhận được nhiều lời tán dương từ cả giám khảo và cổ động viên, đồng thời cũng được coi là câu trả lời hay nhất trong vòng chung cuộc. Cộng thêm với sự khéo léo thể hiện trong các phần thi trước đó, Trường TH Nguyễn Du đã xuất sắc vươn lên đứng đầu bảng điểm và giành giải nhất 50 triệu cuộc thi “Ai bén nhạy hơn?”. Giải nhì 30 triệu thuộc về Trường TH Ái Mộ, Q.Long Biên, Hà Nội), TH Lê Thị Hồng Gấm (Q.3, TP.HCM) đoạt giải ba 20 triệu và hai giải khuyến khích 10 triệu thuộc về TH Lê Lai (Q.Ngũ Hành Sơn,  Đà Nẵng), và TH Nguyễn Công Trứ (TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk).
Chặng đường dài phía trước

Các đội hào hứng ủng hộ phần thi của nhóm, cũng như của đội bạn

Khởi động đúng thời điểm chào năm học mới (từ ngày 10-9 đến 22-12), cuộc thi “Ai Bén Nhạy Hơn?” đã thực sự trở thành một sân chơi lớn cho HS các trường TH trên toàn quốc. Không chỉ khơi dậy trong các em khả năng tư duy độc lập, xử lý nhanh nhạy, tự tin, cuộc thi còn tác động mạnh mẽ đến đông đảo phụ huynh trong việc nuôi dạy, rèn luyện trẻ trở nên năng động, nhạy bén hơn. Bà Nguyễn Thị Hà – Bí thư Ban Chấp hành TW Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội TW cho rằng: “Đây là một trong nhiều hoạt động nhằm tạo điều kiện để các em thử thách, rèn luyện trí não thông qua những trò chơi trí tuệ mang tính tư duy cao”.
Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu giáo dục gần đây cho thấy hơn 80% trẻ em TH tham gia thực hiện khảo sát còn thiếu những kỹ năng thực hành xã hội và khả năng nhạy bén trong tư duy phân tích và giải quyết vấn đề. Một trong những nguyên nhân được xác định là do chương trình giáo dục và các hoạt động dành cho thiếu nhi còn thiếu môi trường thực tiễn, chưa tạo điều kiện và khuyến khích các em tự phân tích và xử lý  tình huống. Vừa với vai trò chịu trách nhiệm biên soạn đề thi, cũng như Ban giám khảo của cuộc thi, cô Nguyễn Kim Dung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục TP.HCM cũng phân tích: “Nội dung các câu hỏi trong đề thi không ra theo dạng kiến thức khô khan thường thấy mà tập trung chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành xã hội cho trẻ trong cuộc sống. Do đó, kết quả đạt được của các em không phải là một sự may mắn ngẫu nhiên mà đó là kết quả của một quá trình rèn luyện và dinh dưỡng lâu dài trong việc phát triển trí não nhận thức của trẻ”. Cô Dung nhấn mạnh thêm: “Trẻ cần được tiếp thu nền giáo dục “mở” cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý để phát triển song song với việc rèn luyện tri thức. Đây sẽ là cả một chặng đường dài phía trước cần sự định hướng đúng đắn, hợp lý của phụ huynh”.

 
Tuy nhiên bên cạnh yếu tố giáo dục, nhiều nghiên cứu đã cho thấy chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng nhiều đến khả năng tư duy nhạy bén của các em. Đặc biệt là khi thiếu các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não như Omega 3 và Omega 6, trẻ cũng khó hình thành khả năng tư duy tốt trong giai đoạn TH và các giai đoạn về sau. Chính vì vậy giáo dục và dinh dưỡng không thể tách rời trong việc giúp trẻ có một trí não minh mẫn, sẵn sàng rèn luyện để đạt được tư duy nhạy bén.
Tùng Lâm
Với mong muốn giúp HS nâng cao năng lực tư duy, nhãn hàng sữa Cô Gái Hà Lan School Smart đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Sữa Cô gái Hà Lan School Smart, lần đầu tiên được bổ sung Omega 3 và Omega 6. Với những phụ huynh bận rộn, ít có thời gian để chăm sóc và bổ sung đủ dinh dưỡng cho con, Sữa Cô Gái Hà Lan School Smart sẽ là chọn lựa phù hợp và tiện lợi cho cả mẹ và bé.
 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)