Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Hành trình tìm Thứ trưởng Giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

Trong vòng 3 tháng, từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 10/2008, Bộ GD- ĐT liên tục thông báo tuyển Thứ trưởng thay thế vị trí 2 thứ trưởng vừa nghỉ hưu. Sau hơn 4 tháng ròng rã, hai chiếc ghế này vẫn trống trong khi tháng 5 tới, có khả năng một thứ trưởng nữa sẽ nghỉ hưu. 


Tầng 2, nhà A, Bộ GD-ĐT, nơi các Thứ trưởng của Bộ làm việc. 5 phòng làm việc dành cho 5 Thứ trưởng như trước đây, giờ chỉ còn 3. Ảnh: Kiều Oanh 

Ngày 18/6/2008, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ký thông báo giới thiệu ứng cử viên cho chức danh Thứ trưởng Bộ GD- ĐT thay ông Trần Văn Nhung, được nói nghỉ hưu vào tháng 10/2008.

Trong khi vị trí của vị tân Thứ trưởng này vẫn còn chưa ngã ngũ, ngày 6/10/2008, Bộ GD- ĐT tiếp tục ra một thông báo mới tuyển thêm thứ trưởng nữa, với điều kiện phải là nữ.

Đối với vị trí Thứ trưởng là nam, hơn 1 tháng sau khi ra thông báo, dư luận ngành giáo dục rộ lên thông tin đã tìm được ứng cử viên “nặng ký” nhất là PGS.TS chuyên ngành Hóa học 48 tuổi Phan Thanh Bình, ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc ĐHQG TP.HCM. Ông Phan Thanh Bình là ứng viên số 1 do Bộ GD-ĐT giới thiệu.

Theo thông báo từ Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ GD- ĐT khi đó, dự kiến vào cuối tháng 8/2008, Bộ tổ chức cho ứng viên Phan Thanh Bình trình bày đề án công tác để Ban cán sự Đảng đánh giá và bỏ phiếu tín nhiệm. Sau đó, Bộ sẽ có văn bản trình lên Ban Tổ chức Trung ương, Ban Cán sự Đảng Chính phủ và các ban ngành liên quan.

Đến nay, ông Phan Thanh Bình vẫn điều hành ĐHQG TP.HCM từ đó đến nay như chưa từng có cuộc thi mà ông là “thí sinh” duy nhất trúng tuyển.

Đối với vị trí Thứ trưởng là nữ, yêu cầu cũng bớt khắt khe hơn nhiều, khi nữ ứng viên, trong trường hợp đặc biệt có thể chỉ cần là cử nhân trở lên và ngoại ngữ chỉ cần bằng B tiếng Anh, thay vì phải có học vị từ Tiến sĩ trở lên và sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ thông dụng (ưu tiên tiếng Anh) như với Thứ trưởng nam.

Rút kinh nghiệm, không rầm rộ của việc tuyển nam Thứ trưởng, “hành trình” tìm tân nữ Thứ trưởng có vẻ âm thầm hơn nhiều.

Theo như dự báo của bà Phan Thị Thu Hà, Phó Giám đốc Sở GD- ĐT Đồng Tháp, Đại biểu QH khoá XI, XII thì rất khó để tuyển được nữ Thứ trưởng.

Bà Nguyễn Thị Anh Phương, Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở GD- ĐT Lâm Đồng cho biết không tham gia “ứng thí” với lý do đã “quá tuổi”.

Một ứng viên khác là Đại biểu Hội đồng nhân dân khoá XV, Giám đốc Sở GD- ĐT Quảng Bình Nguyễn Thị Nghĩa

Câu chuyện này trong ròng rã 4 tháng qua chỉ được nhắc lại duy nhất một lần tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XII.

Người đứng đầu Bộ GD- ĐT khi đó đã nói trước nghị trường: “Có ý kiến đại biểu cho rằng: “Bộ GD- ĐT có công khai phương án bổ nhiệm Thứ trưởng, lúc đầu có người ngộ nhận là đột phá chọn người tài, nhưng cuối cùng thấy vẫn chỉ chọn người nằm trong danh sách quy hoạch”. Nhận xét như vậy là không đúng về 2 nội dung, một là không đúng về việc đã làm, hai là không đúng về tính chất công việc”.

Thực ra, việc tuyển Thứ trưởng theo cách như thông báo hồi đầu tháng 6/2008, không phải là lần đầu tiên Bộ GD- ĐT tìm lãnh đạo cho ngành theo cách đó.

Ông Bùi Mạnh Nhị, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ GD- ĐT cho biết: “Vào năm 2007, Bộ đã áp dụng với trường hợp Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển và Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục Phạm Mạnh Hùng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện lúc đó chưa bài bản như hiện nay. 

Hiện tại, 5 phòng làm việc dành cho 5 Thứ trưởng như trước đây, giờ chỉ còn 3.  

Đoàn Trần (Vietnamnet)

************************

Ho ten: Nguyễn Quang Vinh
Dia chi: Đà Nẵng

Việc "so bó đũa để chọn cột cờ" lấy cây cao nhất "hình thức" thì quả là đáng suy ngẫm.

Hãy hình dung, một vị Thứ trưởng tương lai mà ngành GD-ĐT do chính mình điều hành, quản lý trong thời gian quan gặp quá nhiều sai phạm, không có cải thiện đáng kế và thực chất, học vấn bằng cấp ThS cũng chỉ là tại chức, năng lực có hạn.

Thậm chí, còn ký quyết định tuyển sai biên chế hàng trăm giáo viên như báo chí đã phanh phui và còn nhiều vấn đề phức tạp khác. Liệu hàng ngũ giáo viên sở tại, giáo viên trong ngành có chấp nhận hay không?

Thiết nghĩ, đã thi thì nên thông báo rộng, kể cả Giáo sư, Tiến sĩ đàng hoàng ở các trường ĐH cũng được tham gia, quan trọng là thực chất học vấn, năng lực, trình độ chuyên môn, khả năng quản lý và nhất là có tư duy giáo dục hiện đại, khách quan và "đừng có vết ố" đến nỗi bị báo chí, cơ quan "chê" thì mới nên dự tuyển. Nếu không sẽ bổ nhiệm lầm người, hậu quả còn khiếp khủng hơn là chưa có.

Bình luận (0)