Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Hào hứng trải nghiệm văn hóa truyền thống

Tạp Chí Giáo Dục

Nhm to hng thú hc tp cho hc sinh, giúp các em hiu hơn v văn hóa truyn thng ca đng bào mình, đng thi to cu ni gia nhà trưng – ph huynh đ ngăn nga vic ngh hc gia chng, Trưng TH & THCS A Vao (xã A Vao, huyn Đakrông, tnh Qung Tr) đã đưa tiết hc tri nghim văn hóa truyn thng ca đng bào vào ging dy. Tiết hc đưc hc sinh, ph huynh và cng đng làng bn hưng ng nhit tình…


Giáo viên và hc sinh đim trưng Ra Ró tri nghim gói bánh trong tiết hc v văn hóa truyn thng ca đng bào Pa Kô

Buổi học trải nghiệm văn hóa truyền thống ở lớp 4 và lớp 5 tại điểm trường Ra Ró (Trường TH & THCS A Vao) diễn ra trong sự hào hứng của học sinh, do già làng cùng các nghệ nhân hướng dẫn. Có mặt tại điểm trường Ra Ró ngay từ sáng sớm, già làng Vỗ Lam phấn khởi nói: “Được nhà trường quan tâm tổ chức cho các cháu học hỏi về các nghề truyền thống của đồng bào, bố rất mừng. Lâu nay vào các dịp lễ, tết lúa mới, nhiều gia đình vẫn thường tổ chức làm các loại bánh như bánh peng, bánh sừng trâu, cơm lam… Các cháu vẫn được bố mẹ hướng dẫn làm nhưng số lần được thực hành như thế không nhiều. Nay nhà trường phối hợp đưa vào tiết học, các cháu được chính các nghệ nhân trong bản đứng ra hướng dẫn nên bố yên tâm hơn, không còn lo văn hóa truyền thống của đồng bào mình bị mai một nữa”.

Tỉ mẩn uốn nếp lá theo sự hướng dẫn của bà Hồ Thị Loan (một nghệ nhân thạo nghề làm bánh của bản Ra Ró), Hồ Thị Sáo (học lớp 4C) vui vẻ cho biết: “Em cảm thấy rất vui khi được học làm bánh cùng các bạn ở trường. Trước đây thi thoảng em mới được mẹ hướng dẫn làm ở nhà vào dịp Tết. Bây giờ em đã làm được bánh a choi, bánh peng – các loại bánh truyền thống của bản làng mình mà không cần chờ đến Tết nữa”. Còn với Hồ Văn Bai (học lớp 5): “Được trải nghiệm tiết học văn hóa truyền thống em không chỉ biết cách làm bánh mà còn được các mẹ kể về nguồn gốc các loại bánh truyền thống. Em rất vui và tự hào”. Cô Nguyễn Thị Hoài Thanh (giáo viên chủ nhiệm lớp 5 điểm trường Ra Ró) chia sẻ: “Tham gia buổi học trải nghiệm này, các em học sinh rất hứng thú. Theo đó, các em được các nghệ nhân ở chính bản làng mình hướng dẫn gói bánh truyền thống của dân tộc Pa Kô. Các loại bánh được làm từ nguyên liệu sẵn có của địa phương như nếp than, lá dong, lá đót… gắn liền với đời sống của người dân tộc thiểu số miền biên bao đời nay. Hoạt động trải nghiệm văn hóa truyền thống nhằm hình thành cho các em tình yêu nghề truyền thống của đồng bào mình, yêu quê hương. Đặc biệt, qua các hoạt động này các em càng thích học hơn, đến trường đều đặn hơn”.

“Hot đng tri nghim văn hóa truyn thng nhm hình thành cho các em tình yêu ngh truyn thng ca đng bào mình, yêu quê hương. Đc bit, qua các hot đng này các em càng thích hc hơn, đến trưng đu đn hơn”, cô Nguyn Th Hoài Thanh (giáo viên ch nhim lp 5 đim trưng Ra Ró) nói.

Thầy Trần Văn Hùng (Phó Hiệu trưởng Trường TH & THCS A Vao) cho biết hoạt động trải nghiệm là một trong những hoạt động bắt buộc của chương trình giáo dục phổ thông mới. Theo kế hoạch, mỗi năm thực hiện một hoạt động sáng tạo, hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Tuy nhiên, đối với những đơn vị trường học vùng sâu, vùng xa như trường A Vao có rất nhiều điểm trường, học sinh không tập trung nên nhà trường chia làm nhiều đợt trong năm để tất cả học sinh trong trường đều được tham gia học tập và trải nghiệm. Với mục tiêu giúp học sinh tự trải nghiệm, tự khám phá, tự học tập và hình thành các kỹ năng, phẩm chất, nhà trường đã xây dựng kế hoạch và thể hiện ngay trong nghị quyết Hội nghị công chức, viên chức về việc phối kết hợp giữa “nhà trường – gia đình và xã hội” để nâng cao hiệu quả dạy học và ngăn ngừa tình trạng học sinh miền núi nghỉ học giữa chừng. “Điều đáng mừng là khi đề cập đến vấn đề phối hợp tổ chức tiết học trải nghiệm văn hóa truyền thống, bà con ở các bản làng đều rất đồng tình hưởng ứng. Đích thân các nghệ nhân giỏi của bản làng tự sắp xếp thời gian để tham gia cùng nhà trường và học sinh. Về lâu dài, nhà trường tiếp tục duy trì tiết học trải nghiệm tùy theo lứa tuổi học sinh và sẽ giới thiệu đến các em nhiều nét văn hóa truyền thống khác của đồng bào như đàn Ta Rưng, truyền thống nghề dệt thổ cẩm (dệt Zèng), hát cha chấp…”, thầy Hùng cho biết thêm.

Bài, ảnh: Hàn Giang

 

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)