Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

“Hậu Covid-19”: Chớ coi thường

Tạp Chí Giáo Dục

Mt s trưng hp sau khi điu tr khi bnh Covid-19 phi gánh chu nhiu di chng. Các chuyên gia y tế cho rng, t l này không nhiu nhưng s quan tâm và điu tr giai đon “hu Covid-19” là rt cn thiết.


Ch Nguyn Th Tuyết Dân điu tr di chng sau khi khi bnh Covid-19 ti bnh vin

Mt mi dù đã khi Covid

Chia sẻ của một số trường hợp sau khi được điều trị khỏi bệnh Covid-19 cho thấy, họ phải chịu nhiều di chứng đến bất chợt và kéo dài như ớn lạnh, rụng tóc, toát mồ hôi, mệt mỏi, trầm cảm, đau đầu, mất ngủ, ho khan…

Chị Nguyễn Thị Tuyết Dân (Q.11, TP.HCM), âm tính virus SAR-CoV-2 sau khoảng 15 ngày cách ly, điều trị tại nhà, nhưng sau đó chị bị mất ngủ thường xuyên, rụng tóc vô kể. Những cơn ớn lạnh và toát mồ hôi hột cũng đến bất chợt. Kèm theo đó là những cơn ho khan, nhói đau lồng ngực xuyên suốt từ lúc còn dương tính đến khi có kết quả âm tính. Theo đó, chị đã phải đến bệnh viện thăm khám, điều trị.

“Sau thời gian điều trị, chăm sóc, phục hồi sức khỏe thì các di chứng có giảm, tuy nhiên sức khỏe của tôi vẫn không hồi phục hoàn toàn. Những cơn mệt mỏi vẫn thường đến bất chợt, ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc. Không ít lần tôi rơi vào trạng thái bất lực, tuyệt vọng”, chị Dân tâm sự.

Nhiều ngày chống chọi với bệnh Covid-19, cuối cùng anh Bùi Văn Kiên (TP.Thủ Đức) cũng có kết quả âm tính. Tuy nhiên theo anh Kiên thì sức khỏe của anh chỉ lấy lại được khoảng 80% so với trước khi bị mắc Covid-19. Dù tích cực bổ sung dưỡng chất, ăn ngủ nghỉ điều độ, tập thể dục đều đặn nhưng anh vẫn thường xuyên đối mặt với hàng loạt triệu chứng như tê tay, đổ mồ hôi hột, hơi thở ngắn, hụt hơi khi thở.

“Khi chưa mắc bệnh, mọi sinh hoạt đều dễ dàng. Hiện nay thể chất sa sút, thiếu năng lượng, đòi hỏi phải cố gắng rất nhiều để hoàn thành khiến tôi chán chường, căng thẳng và không ngừng lo lắng”, anh Kiên nói.

Phn ln do căng thng gây ra

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4-2021 đến sáng 8-11), nước ta ghi nhận 968.684 ca mắc Covid-19, trong đó 837.585 trường hợp đã được chữa khỏi. Trong số các ca đang điều trị có 3.280 trường hợp nặng. Một số chuyên gia y tế cho rằng, đối với những trường hợp nặng, chức năng phổi sẽ không thể trở về như ban đầu; có thể chịu nhiều di chứng khác.

Thăm khám, điều trị cho bệnh nhân hậu Covid-19 theo phương pháp y học cổ truyền, ThS.BS Kiều Xuân Thy – Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM (cơ sở 3) – cho biết, một số người đã âm tính với virus SAR-CoV-2 nhưng vẫn còn triệu chứng khó chịu sau đợt nhiễm gây ra như: cảm giác sốt, sợ lạnh, chóng mặt, mệt mỏi kéo dài, có thể từ 6 tuần đến vài tháng sau nhiễm.

Với những người có cảm giác sốt, khi đo thân nhiệt cơ thể vẫn trong giới hạn bình thường (36 – 37,4 độ) song vẫn có cảm giác nóng, thường ở vùng ngực, cổ gáy, lòng bàn tay/ chân. Tương tự ớn lạnh, người bệnh sẽ cảm giác một bộ phận trên cơ thể, thường là bàn tay, bàn chân; thậm chí có khi là toàn thân lạnh, sợ gió, có thể kèm hiện tượng “nổi da gà” mặc dù nhiệt độ môi trường bên ngoài không hạ thấp hay thay đổi đột ngột. Đôi khi mặc thêm áo ấm cũng không làm giảm cảm giác sợ lạnh.

“Trong các triệu chứng thì cảm giác sốt, sợ lạnh thường khiến người bệnh lo lắng, nghi ngờ về nguy cơ tái nhiễm”, BS Thy nói.

Theo BS Trương Hữu Khanh – Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, tỷ lệ trường hợp sau khi điều trị khỏi Covid-19 phải chịu di chứng không nhiều.

“Di chứng xuất hiện do căng thẳng, lo âu của chính bệnh nhân Covid gây ra. Nếu có di chứng cần đến cơ sở y tế thăm khám, điều trị kịp thời để phục hồi sức khỏe”, BS Khanh khuyên nhủ.

Ở góc độ nghiên cứu, đề ra giải pháp hỗ trợ điều trị tâm lý lâm sàng cho bệnh nhân hậu Covid-19, TS. Lê Công Minh – Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM – chỉ ra rằng, trở thành người bị nghi ngờ mắc, hoặc dương tính và bị cách ly y tế hay điều trị nội trú có thể dẫn tới cảm giác buồn chán, cô đơn, tức giận, sợ hãi, mất ngủ, sử dụng chất gây hại, tự làm hại bản thân hoặc tự tử. Khi đã bình phục sau quá trình phải cách ly hoặc điều trị, những người này có nguy cơ rất cao phát triển thành một loạt các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu, căng thẳng. Hơn nữa, các triệu chứng cơ thể của Covid-19 có thể gây thêm lo lắng và đau khổ về tinh thần cho cá nhân.

“Nghiên cứu của một nhà khoa học thực hiện trên 4.029 bệnh nhân cho thấy, những người bị nghi ngờ mắc Covid-19 có xu hướng trầm cảm nhiều hơn và có chất lượng sống liên quan đến sức khỏe thấp hơn những người không bị nghi ngờ mắc. Ngay cả nhân viên y tế, nhân viên tuyến đầu, nghiên cứu trên 1.563 người thì hơn một nửa có các triệu chứng trầm cảm, 44,7% lo âu và 36,1% rối loạn giấc ngủ”, TS. Minh dẫn chứng.

Theo TS. Minh, các vấn đề sức khỏe tâm thần của con người trong đại dịch Covid-19 không chỉ là ngắn hạn mà còn có thể kéo dài, di chứng kể cả sau khi đại dịch đi qua. Do đó, “cần có sự xem xét, xây dựng các chiến lược điều trị một cách dài lâu và đây cũng là cơ hội để lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần cho cộng đồng được chú ý, phát triển. Có hiểu biết và quan điểm nhất quán về sức khỏe tâm thần, chiến lược phòng ngừa và can thiệp một cách hệ thống sẽ giúp nâng cao sức khỏe tâm thần một cách hiệu quả”, TS. Minh góp ý.

Ngc Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)