Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Hậu dịch Covid-19: Trường học ra sức chặn sốt xuất huyết

Tạp Chí Giáo Dục

Do nh hưng ca dch Covid-19 nên năm hc này cùng vi các trưng trong cc, các trưng trên đa bàn TP.HCM phi kéo dài năm hc đến gia tháng 7. Điu đáng nói là, t tháng 6, TP chính thc bưc vào mùa mưa, đây là thi đim bnh st xut huyết (SXH) gia tăng ca mc. Trưc thc tế đó, nhiu trưng mm non, tiu hc  trên đa bàn TP.HCM đã ch đng đưa ra các bin pháp phòng chng dch bnh trong nhà trưng.

Hc sinh Trưng TH Trn Hưng Đo, Q.1 ra tay sau gi ra chơi

Cho tr ng mùng bui trưa

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, năm nay thời gian kết thúc năm học kéo dài đến ngày 15-7. Điều này đồng nghĩa với việc các trường phải xây dựng lại kế hoạch giảng dạy cũng như bổ sung các kế hoạch phòng chống dịch bệnh trong mùa hè, đảm bảo an toàn cho HS.

Tại Trường Mầm non 1 (Q.5), nhằm đảm bảo an toàn cho gần 400 trẻ, từ đầu tháng 6, trường đã phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng Q.5 xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh SXH, tay chân miệng trong nhà trường; song song đó vẫn duy trì và đẩy mạnh các biện pháp phòng dịch Covid-19.

Cô Lâm Thị Thùy Loan – Hiệu trưởng nhà trường –  cho biết, mọi năm giai đoạn chuyển mùa cũng là thời điểm trẻ nghỉ hè nên việc phòng chống bệnh SXH trong nhà trường chỉ dừng ở việc vệ sinh trường lớp, phát quang cây, dọn dẹp vệ sinh xung quanh trường. Nhưng năm nay, khi trẻ vẫn đi học, công tác phòng dịch được nâng lên thêm một bước. “Ngoài việc vệ sinh trường, lớp, vệ sinh khu vực xung quanh trường, trường còn tiến hành phun khử khuẩn, phun thuốc diệt muỗi. Trong những giờ sinh hoạt cho trẻ, giáo viên thường xuyên lồng ghép các bài học về giữ gìn vệ sinh cá nhân, về bệnh SXH, các biện pháp phòng chống dịch một cách nhẹ nhàng. Thời điểm này trẻ cũng ngủ mùng để phòng muỗi đốt”, cô Loan nói.

Tại Trường Mầm non 14 (Q.Tân Bình), các biện pháp phòng dịch SXH cũng được nhà trường “siết mạnh”. Những tờ bướm, poster về phòng chống dịch SXH được dán ngoài cổng trường, cửa lớp và được trao tận tay phụ huynh. Bên cạnh các hoạt động vui chơi, trẻ được đẩy mạnh giáo dục các bài học về phòng chống dịch bệnh bằng những video vui nhộn, gần gũi.

“Các cô thiết kế thêm những bài học gần với trẻ, dạy trẻ cách tự vệ sinh, dạy trẻ ngủ trong mùng tránh muỗi đốt”, cô Phan Thị Ánh Hiệp – Hiệu trưởng nhà trường – chia sẻ.

So với mọi năm, cô Hiệp tính toán, thời gian trẻ đến trường trong hè tăng thêm gần 2 tháng. Đó cũng là thời điểm nhiều dịch bệnh bùng phát. Từ thực tế này, nhà trường quán triệt các giáo viên, bảo mẫu chủ động trong phòng chống dịch bệnh, không lơ là, chủ quan.

Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học (Q.1) cũng vừa gấp rút xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm mùa hè trong nhà trường. Trong đó, quán triệt và đẩy mạnh phòng chống bệnh SXH đến toàn thể giáo viên, HS, phụ huynh.

“Hàng tháng, nhà trường đều tiến hành phun thuốc diệt muỗi, diệt khuẩn. Công tác vệ sinh trường lớp được làm mỗi ngày. Đặc biệt, trường đã cải tạo lại khu vườn trường, dẹp những cây xanh um tùm, làm lại hệ thống thoát nước, thả cá trong hồ tiểu cảnh… để tránh muỗi trú ngụ”, cô Trần Bé Hồng Hạnh – Hiệu trưởng nhà trường – cho biết.

Ph huynh cùng tham gia vi nhà trưng

Nhiều đơn vị trường học cho rằng, để đảm bảo an toàn cho trẻ khi đến trường trong mùa dịch bệnh “bủa vây” thì phụ huynh cần phối hợp với nhà trường.

“Thời điểm này, nhân viên y tế nhà trường vẫn thực hiện nghiêm túc đo thân nhiệt HS, theo dõi tình hình sức khỏe các em mỗi ngày. Giáo viên chủ nhiệm luôn chủ động nhắc nhở, thông tin đến phụ huynh về cách phòng chống dịch bệnh Covid-19 cũng như SXH. Việc giáo dục các em ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân được đẩy mạnh qua các chuyên đề, bài giảng. Thế nhưng, để công tác phòng dịch đạt hiệu quả, phụ huynh cần chủ động thông tin với giáo viên chủ nhiệm tình hình sức khỏe của trẻ, giữ vệ sinh tại nhà cho trẻ”, cô Hồng Hạnh nhấn mạnh.

Chung nhận định, thầy Phạm Quang Vinh – Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, Q.1 – cho rằng, khâu quan trọng nhất giúp công tác phòng dịch bệnh trong nhà trường đạt hiệu quả cao đó là làm sao tuyên truyền để HS, phụ huynh hiểu, đồng hành và phối hợp.

“Các biện pháp phòng chống dịch bệnh được nhà trường cụ thể hóa đi vào trong từng bài giảng, từng hoạt động giáo dục. Trường cũng tận dụng màn hình led để chiếu những video, clip tuyên truyền đến phụ huynh cách phòng chống dịch bệnh. Song nếu làm tốt ở trường thôi thì chưa đủ, tại gia đình, phụ huynh cần có thêm những biện pháp phòng chống dịch bệnh, cho trẻ ngủ mùng, vệ sinh sạch sẽ khu vực xung quanh nhà”, thầy Vinh nói.

Bác sĩ Đinh Hải Yến – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Sở Y tế TP.HCM – lưu ý, thời điểm giao mùa và mùa mưa luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ các bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh SXH. Vì vậy, các trường học cần chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống dịch; tuyên truyền đến HS, phụ huynh, liên hệ với trung tâm y tế dự phòng các quận, huyện để lên kế hoạch cụ thể.

“Không để điểm đọng nước nào trong nhà trường; các ngăn bàn, hộc tủ cũng cần được thông thoáng, tránh nơi muỗi trú ngụ; giữ vệ sinh trường lớp thông thoáng; đẩy mạnh ý thức giữ vệ sinh cá nhân cho HS… là cách tốt nhất để phòng chống SXH trong nhà trường”, bác sĩ Yến nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Đ Lan

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)