Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Hậu kỳ thi: Nhiều học sinh cần được hỗ trợ tâm lý

Tạp Chí Giáo Dục

K thi tt nghip THPT quc gia 2018, nhiu hc sinh đã phi tìm đến các chuyên gia tư vn tâm lý đ “ly li s cân bng”.

Nhiu hc sinh gp vn đ v tâm lý hu k thi phi nh đến các chuyên gia

Chán nản, thất vọng, đổ lỗi và dằn vặt bản thân, buông xuôi… là những biểu hiện tâm lý nhiều học sinh đang gặp phải hậu kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Thậm chí, nhiều em không tìm được “hướng đi” cho bản thân trước sở thích bản thân và mong muốn của gia đình.

Gp chuyên gia tư vn… 5 ngày liên tc

Nguyễn Tố H. (huyện Hóc Môn, TP.HCM) vừa kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia với số điểm dưới 15 điểm. Tuy nhiên, nguyện vọng của thí sinh này là trở thành giáo viên. Do đó, dù chắc chắn “trượt nguyện vọng” vào ĐH Sư phạm nhưng H. cho biết, vẫn hy vọng có thể đậu nguyện vọng vào CĐ sư phạm để thực hiện ước mơ của mình. Tuy nhiên, gia đình nữ sinh này lại kiên quyết không cho bạn theo học các hệ khác, ngoài hệ ĐH, bằng không là sẽ phải “đi làm công nhân”. “Cô bé vừa điện thoại, vừa gặp trực tiếp tôi trong suốt 5 ngày liên tục, không ngừng khóc khi cho biết bản thân không biết phải lựa chọn như thế nào”, ThS. tâm lý Vũ Thiện Toàn (Hội Khoa học Giáo dục Việt Nam, Trung tâm Giáo dục và Hướng nghiệp miền Nam) cho biết.

Một trường hợp khác, ThS. Toàn kể rằng, một nam sinh tại Q.1 (TP.HCM) học và thi rất tốt các môn sử, văn, ngoại ngữ. Nhưng ngay từ đầu, vì gia đình đều làm trong ngân hàng nên gia đình định hướng cho thi và đăng ký nguyện vọng vào ngành tài chính – ĐH Ngân hàng TP.HCM. Đến khi có kết quả thi thì gia đình ép buộc bạn phải xét tuyển vào học ngành tài chính tại trường ngoài công lập (vì điểm xét tuyển thấp) chứ không cho em xét tuyển vào các ngành khối xã hội mà em thi có kết quả tốt và mong muốn học. “Ca tư vấn này khi tham vấn biểu hiện rất rõ sự chán chường, ức chế và chán nản, có những biểu hiện tiêu cực, muốn nổi loạn. Cận bạn tỏ rõ sự buông xuôi khi không được theo học ngành mà mình mong muốn”.

Tuy nhiên, điển hình và phổ biến nhất, theo ThS. Toàn, nhiều em tìm đến chuyên gia tư vấn do cho rằng điểm thi các em đạt được thấp hơn so với lực học của các em. Những trường hợp này liên tục rơi vào trạng thái chán nản bi quan, đổ lỗi cho bản thân. Luôn lo lắng, thất vọng, dằn vặt bản thân vì bố mẹ đầu tư rất nhiều cho việc học hành của em. Thậm chí, có em còn có ý định bỏ nhà đi tìm việc làm. “Đa phần các em… không tin vào thực tại. Không nghĩ rằng sức học của bản thân lại chỉ đạt kết quả như thế. Các em muốn được chia sẻ, được tìm ra lối thoát nhưng đôi khi gia đình lại chưa thật sự là… chỗ dựa kịp thời để động viên các em”, ThS. Toàn chia sẻ.

Cn có s can thip kp thi

Làm công tác tư vấn tâm lý giáo dục cho học sinh nhiều năm nay, ThS. Toàn cho biết, năm 2018 là năm mà bản thân ông tiếp nhận nhiều ca tư vấn tâm lý “hậu kỳ thi tốt nghiệp” nhất. Đa phần, các em thường có biểu hiện như chán nản, bất cần, loay hoay lựa chọn hướng đi cho tương lai. “Chính những áp lực trong học tập, áp lực thi cử, sự quá tải trong việc học của các em và mong muốn có phần “ích kỷ” của phụ huynh đã tạo ra những “hội chứng hậu kỳ thi” ở các em”, ThS. Toàn khẳng định.

“Tht ra con hc không có yếu hơn so vi bn bè, thm chí có nhiu môn con còn “vưt tri” nhưng hin ti, bn bè đã đu ĐH còn con thì trưt. Không phi vì đim thi con thp hơn các bn mà vi s đim đó con không đ đim đ đu vào trưng mà con yêu thích. Ba m mun con theo hc mt trưng ĐH khác, còn con tht s cm thy quá mt mi, con mun đưc ngh ngơi”, n sinh mt trưng THPT ti Q.3 chia s.

“Năm nay ít xuất hiện việc hỏi tư vấn thay đổi ngành nghề sang lĩnh vực khác như từ xã hội sang kinh tế… Nhưng đặc biệt, lại xuất hiện nhiều ca đòi hỏi phải vào ĐH bằng mọi giá vì đó là mong muốn của bố mẹ, bố mẹ sợ học CĐ hay TC khó xin được việc làm sau này. Những ca này, tư vấn gia lại phải tư vấn thêm cho phụ huynh học sinh để nhận ra rằng, ĐH không phải là con đường duy nhất, cũng không phải là chìa khóa vạn năng cho tương lai các em sau này”.

Theo ThS. Toàn, trước những ca “hội chứng hậu kỳ thi” này, các chuyên gia tư vấn chỉ có thể làm công tác tư vấn tâm lý, định hướng cho các em trong sự thay đổi các lựa chọn ngành nghề phù hợp sau kỳ thi. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là sự hỗ trợ, can thiệp kịp thời từ gia đình, phụ huynh để tránh những trường hợp đáng tiếc. “Nhiều em tỏ rõ ý định sẽ bỏ đi đâu đó hoặc bất chấp, bất cần. Ở lứa tuổi này, các em còn non nớt về tâm lý, chưa thể chịu đựng được những cú sốc nặng nề như trượt ĐH hay thất vọng về bản thân. Do đó, nếu gia đình không có sự hỗ trợ kịp thời, định hướng các em theo mong muốn của các em mà lại bắt ép các em lựa chọn điều các em không mong muốn thì sẽ dễ dàng dẫn đến sự bất chấp. Hoặc là theo gia đình nhưng cũng sẽ bỏ giữa chừng”.

“Học ngành gì miễn phù hợp với bản thân, năng lực, sở trường của các em, điều kiện kinh tế gia đình và nhu cầu của xã hội. Để các em có hứng thú và phát triển trong học tập. Đó mới là điều quan trọng”, ThS. Toàn nhắn nhủ.

Đ Yến

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)