Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Hậu quả khôn lường từ “bác sĩ… truyền miệng

Tạp Chí Giáo Dục

B bnh, thay vì đến bnh vin (BV) đ khám cha bnh, nhiu ngưi li tin vào cách cha bnh… truyn ming. Hu qu, bnh không nhng không khi mà còn nng hơn, thm chí có trưng hp phi b mng…


Bnh nhân T.T.Y đang tiếp tc điu tr ti Bnh vin K

Nguy kch vì tr ung thư bng… chế đ ăn kiêng

Cách đây 3 năm, bà T.T.Y (64 tuổi, tỉnh Thanh Hóa) phát hiện có khối u ở vùng môi, khối u càng ngày càng to. Tuy nhiên bà Y. lại không đến BV khám mà nghe lời của một số người bằng cách ăn theo chế độ thực dưỡng để ngăn chặn sự phát triển của khối u. Tháng 5 vừa qua, khi khối u phát triển “khổng lồ” chiếm toàn bộ vùng môi, miệng, đồng thời chảy máu, rỉ mủ, cơ thể bị suy kiệt, bà Y. mới chịu đi khám.

Theo đó, bà Y. đến khám tại BV K. Kết quả phim chụp cắt lớp vi tính cho thấy khối u vùng môi dưới kích thước lớn 15x20cm, xâm lấn xương hàm dưới, sàn miệng, lưỡi, di căn nhiều hạch cổ hai bên kích thước 2-3cm. Ngay lập tức bà Y. được chỉ định nhập viện với chẩn đoán ung thư môi dưới T4N2M0.

TS.BS Ngô Xuân Quý – Trưởng khoa Ngoại đầu cổ, BV K; Trưởng ê-kíp phẫu thuật cho bệnh nhân – cho biết, bà Y. đến BV khi u quá lớn, có dấu hiệu ngày càng to nhanh, hình thù quá mất thẩm mỹ, không thể ăn uống. Đây là điều đáng tiếc, bởi nếu như bệnh nhân Y. không theo chế độ thực dưỡng mà đi khám sớm hơn, tìm tới y học hiện đại và kết hợp các phương pháp thì việc điều trị sẽ đơn giản hơn rất nhiều; bệnh nhân cũng không phải trải qua một thời gian dài sống trong tự ti, mặc cảm như vậy. Cũng rất may là bệnh nhân đến khám tại BV chưa quá trễ.

Cũng theo BS Quý, khi vào viện, bệnh nhân có thể trạng suy kiệt, đái tháo đường mức độ nặng, đường huyết luôn dao động 20 mmol/l, HbA1c rất cao 13,5%, tiềm ẩn nguy cơ hôn mê. Mặt khác, do khối u xuất hiện ở vị trí vùng môi, xâm lấn rộng xung quanh, diện cắt bỏ lớn. Vì vậy các bác sĩ phải cân nhắc rất kỹ lưỡng, đồng thời phải hồi sức tốt cho bệnh nhân nhằm đảm bảo cuộc phẫu thuật diễn ra thuận lợi nhất.

“Với trường hợp này, nếu bệnh nhân không phẫu thuật thì khối u sẽ ngày càng to, thậm chí vỡ loét, chảy máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nguy cơ tử vong cao”, BS Quý nhấn mạnh.

Sau hơn 20 ngày nhập viện, sức khỏe của bệnh nhân Y. tạm ổn, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u và khối hạch di căn vùng cổ. Sau mổ, sức khỏe bệnh nhân ổn định bình thường. Vài ngày sau, bệnh nhân đã ăn uống và nói chuyện được. Hiện bệnh nhân đang tiếp tục được theo dõi, điều trị…

BS Quý khuyến cáo, chế độ ăn thực dưỡng là một chế độ ăn được nhiều người áp dụng trong những năm gần đây, nhiều người cho rằng chế độ ăn này có thể điều trị cả bệnh ung thư. Thực tế, đến nay không có cơ sở khoa học, nghiên cứu nào chứng minh và công nhận thực dưỡng là một phương pháp điều trị ung thư. Cũng không có nghiên cứu chính thức nào cho thấy chế độ thực dưỡng hữu ích đối với người bệnh. Việc nhiều người bệnh giữ niềm tin vào quan điểm này là sai lầm, không mang tính khoa học. Hiện tại điều trị ung thư có các phác đồ như phẫu thuật, hóa xạ trị, điều trị miễn dịch, điều trị đích… Vì vậy người bệnh ngay khi thấy có dấu hiệu bất thường của cơ thể nên tới thăm khám chuyên khoa và hãy yên tâm điều trị với sự tư vấn của các bác sĩ để đạt kết quả khả quan. Đừng tin vào các phương pháp thiếu khoa học, không chính thống để rồi tiền mất, tật mang.

Mt mng vì tr bnh bng.. dao lam

Các bác sĩ Khoa Điều trị tích cực Nội, BV Nhi Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhi nam 10 tuổi bị nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng, ngộ độc thuốc. Mặc dù được các bác sĩ nỗ lực cứu chữa nhưng trẻ đã tử vong.

TS.BS Hoàng Kim Lâm – Khoa Điều trị tích cực Nội, BV Nhi Trung ương – cho biết, cách vào viện 8 ngày, trẻ ở nhà xuất hiện ho, sốt, chân tay lạnh, khó thở, mệt. Gia đình đã ra chợ mua một cây thuốc khô (không rõ nguồn gốc) về cắt nhỏ sắc cho trẻ uống; đồng thời cho trẻ đi chữa mẹo bằng cách dùng dao lam rạch từng chấm nhỏ trên người để thải máu độc. Tuy nhiên tình trạng của trẻ không thuyên giảm nên gia đình mới đưa trẻ tới BV tuyến huyện, sau đó đến BV tuyến tỉnh điều trị. Tại đây, trẻ có các biểu hiện: sốt, mệt, da vàng sạm, phù 2 mí mắt, bụng chướng, suy gan – thận, suy hô hấp… Trẻ tiếp tục được chuyển  đến BV Nhi Trung ương trong tình trạng bóp bóng qua nội khí quản. Tại BV Nhi Trung ương, trẻ được chẩn đoán: nhiễm khuẩn huyết, suy chức năng đa cơ quan. Trẻ được điều trị tích cực: Hỗ trợ hô hấp, chống sốc, kháng sinh phổ rộng, lọc máu liên tục, chăm sóc tích cực. Tuy nhiên, bệnh nhi không đáp ứng điều trị và tử vong sau 1 ngày nằm viện.

PGS.TS.BS Tạ Anh Tuấn – Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội, BV Nhi Trung ương – cho biết, dùng dao lam nặn hoặc rạch lấy máu để chữa bệnh cho trẻ là phương pháp hoàn toàn không có tính khoa học, cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ tuyệt đối không nên làm. Vì khi thực hiện phương pháp này vừa không hiệu quả, vừa gây nguy hiểm tính mạng của trẻ do mất máu, hàng rào vi khuẩn tự nhiên của cơ thể bị phá hỏng khiến vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào cơ thể gây nhiễm trùng máu; đồng thời làm trì hoãn việc đưa trẻ đến BV và mất đi thời gian vàng để cứu sống trẻ.

“Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc các phương pháp chữa bệnh nào cho trẻ, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Cha mẹ không nên vì quá sốt ruột mà nghe những lời mách bảo, quảng cáo về các loại thuốc không rõ nguồn gốc, phương pháp điều trị bệnh phản khoa học khiến trẻ gặp nhiều biến chứng khôn lường, thậm chí tử vong. Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường, việc quan trọng nhất cha mẹ nên làm là nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời”, BS Tuấn khuyến cáo.

Ngc Hà

Bình luận (0)