Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Hãy “biến” rác thải thành nguồn tài nguyên

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Ưc tính, mi ngày Vit Nam phát sinh hơn 64 nghìn tn cht thi rn sinh hot và con s này không ngng tăng qua các năm. Đ “biến” lưng cht thi khng l này tr thành ngun tài nguyên, chúng ta phi phân loi cht thi ngay t đu và tái chế mt cách hiu qu nht… Đây là chia s ca nhiu đi biu ti Hi tho “Tái chế, x lý cht thi và công nghip môi trưng ti Vit Nam” do Hip hi Tái chế cht thi Vit Nam phi hp cùng Hip hi Môi trưng Đô th và Khu công nghip Vit Nam t chc mi đây ti TP.HCM.


Mi ngày c nưc phát sinh hơn 64 nghìn tn cht thi rn sinh hot, hu hết đu không đưc phân loi

C rác là… chôn lp

Theo ông Hồ Kiên Trung – Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường – thì đây là một quan niệm sai lầm nhưng vẫn đang tồn tại ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Điều này gây một sự lãng phí rất lớn…

Ông Trần Việt Anh – Chủ tịch Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam – cho biết, mặt trái của sự tăng trưởng nhanh và liên tục là lượng chất thải gia tăng nhanh chóng về cả khối lượng lẫn tính phức tạp, kéo theo sức ép lớn tới môi trường và xã hội. Ước tính, mỗi ngày Việt Nam phát sinh hơn 64 nghìn tấn chất thải rắn sinh hoạt và con số này không ngừng tăng qua các năm. Để xử lý lượng rác thải này, cả nước đã có hơn 1,3 nghìn cơ sở xử lý rác thải sinh hoạt, bao gồm các lò đốt rác, dây chuyền chế biến phân compost và bãi chôn lấp…

“Theo một thống kê gần đây, khoảng 85% lượng chất thải rắn đang được xử lý bằng cách chôn lấp. Điều này vừa khiến rác thải có nguy cơ tiếp tục gây ra ô nhiễm hệ sinh thái đất, nước và không khí, vừa phí phạm một lượng lớn tài nguyên – bởi rất nhiều rác thải có thể được xử lý thành phế liệu có giá trị kinh tế cao nếu được đưa vào tái chế, tái sản xuất”, ông Việt Anh nhấn mạnh.

Còn theo ông Trung, ngành công nghiệp tái chế, xử lý chất thải và công nghiệp môi trường tại Việt Nam còn gặp không ít khó khăn, thách thức để có thể phát triển. Cụ thể, ngành công nghiệp tái chế và công nghiệp môi trường ở nước ta hiện còn nhỏ lẻ, công nghệ và hạ tầng chưa đáp ứng để phát triển, sản xuất lớn. Ngành này chỉ mới tập trung phát triển một số lĩnh vực, chưa đa dạng và tận dụng hết các nguồn chất thải để làm nguyên liệu tái chế mà các ngành sản xuất đang cần (chất thải từ tre, nứa, vỏ dừa để phục vụ ngành may mặc; chất thải thủy tinh…).

Bên cạnh đó, nhiều chính sách của Nhà nước vẫn chưa đáp ứng để thúc đẩy, hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp tái chế, công nghiệp môi trường. Việc tiếp cận chính sách hỗ trợ và thúc đẩy xã hội hóa đầu tư cơ sở xử lý, tái chế chất thải, giá thu gom, vận chuyển, xử lý chưa đáp ứng được chi phí thực tế cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, đặc biệt là dịch vụ công.

Mặt khác, chính quyền địa phương chưa quan tâm, hỗ trợ cho việc phân loại, tái chế chất thải; với quan niệm chất thải là chất phải xử lý nên nhiều địa phương đầu tư các lò đốt để đốt hết chất thải. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp mong muốn tái chế chất thải lại phải nằm trong quy hoạch của địa phương.

Các công ty tái chế, xử lý ô nhiễm nước ngoài quy mô lớn với công nghệ hiện đại cũng đang mong muốn tiếp cận thị trường tái chế, xử lý chất thải của Việt Nam khiến cho các đơn vị tái chế, xử lý chất thải trong nước cũng có thể mất sân chơi ngay chính tại quê nhà.

Phi coi cht thi như là mt ngun tài nguyên

Theo ông Trung, phải coi chất thải như là một nguồn tài nguyên. Để làm được điều này thì phải phân loại chất thải ngay từ đầu và tái chế một cách hiệu quả nhất. Hiện nay, việc phân loại chất thải đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các địa phương để triển khai phân loại và áp dụng trên phạm vi cả nước từ 1-1-2025. Rất nhiều tỉnh, thành phố đã bắt đầu thực hiện thí điểm phân loại chất thải thành công và đạt hiệu quả cao.

“Để phân loại rác đạt hiệu quả cao, ngoài nỗ lực của bộ ngành, hiệp hội thì cần sự đồng hành của các doanh nghiệp và người dân…”, ông Trung nói.

“Thời gian vừa qua, Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giải quyết triệt để vấn nạn ô nhiễm, hướng tới phát triển bền vững. Cuối năm 2020, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) chính thức được phê duyệt, đưa ra cách tiếp cận mới dựa trên mô hình kinh tế tuần hoàn cùng công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), mở ra nhiều cơ hội mới, hướng đi mới cho ngành tái chế”, ông Kiên cho biết.

Ông Phan Tuấn Hùng – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường – cho hay, trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu đã được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường (điều 54 – 55). Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10-1-2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (chương VI) và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10-1-2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (điều 78-79).  

Về trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì quy định đối với 6 nhóm: Săm lốp; pin và ắc quy; dầu nhớt; các sản phẩm có bao bì (như thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, xi măng, chất tẩy rửa và chế phẩm dùng trong gia dụng, nông nghiệp, y tế); điện và điện tử; phương tiện giao thông. Theo đó, nhà sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì theo một tỷ lệ tái chế bắt buộc và theo quy cách tái chế bắt buộc (tùy theo từng loại sản phẩm, bao bì cụ thể). Nhà sản xuất, nhập khẩu có thể tự tổ chức tái chế hoặc có thể đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ hoạt động tái chế.

Nhà sản xuất, nhập khẩu săm lốp; pin và ắc quy; dầu nhớt và các sản phẩm có bao bì phải thực hiện trách nhiệm tái chế từ ngày 1-1-2024. Nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm điện, điện tử phải thực hiện trách nhiệm tái chế từ ngày 1-1-2025 và đối với phương tiện giao thông (ô tô, xe máy) phải thực hiện trách nhiệm tái chế từ ngày 1-1-2027.

Về trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải đối với 6 nhóm sản phẩm, bao bì gồm: thuốc bảo vệ thực vật; pin sử dụng một lần; tã bỉm, băng vệ sinh, khăn ướt dùng một lần; kẹo cao su; thuốc lá; một số sản phẩm, hàng hóa chứa thành phần nhựa tổng hợp (như bóng bay, đồ chơi trẻ em, giày dép, quần áo, đồ nhựa dùng một lần, đồ dùng một lần, đồ nội thất, vật liệu xây dựng, túi ni-lông khó phân hủy kích thước nhỏ…)…, nhà sản xuất, nhập khẩu phải đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ thu gom, xử lý chất thải từ ngày 1-1-2022.

“Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định định mức chi phí tái chế đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì; chi phí quản lý hành chính phục vụ quản lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu. Dự thảo dự kiến ban hành vào cuối năm nay”, ông Hùng thông tin.

Hu Giang

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)