Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Hãy chăm chút để bài thi đạt điểm tối đa

Tạp Chí Giáo Dục

Nên bình tĩnh đc k đ thi và cn thn gii đáp tng câu hi, không nên b sót câu nào; đng thi vic trình bày bài thi cũng phi có s chăm chút đ có th “hái” đưc đim s ti đa…

Ban tư vn đưa ra nhng li khuyên b ích cho hàng trăm hc sinh lp 12 ca Trưng THPT Trung Phú. Ảnh: T.Dương

Đó lời khuyên của các chuyên gia dành cho hàng trăm học sinh lớp 12 Trường THPT Trung Phú (huyện Củ Chi) trong chương trình tư vấn tuyển sinh “Đúng ngành nghề – Sáng tương lai” lần 10 năm 2018 do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM tổ chức cuối tuần qua.

ThS. Trần Nam – Trưởng phòng Thông tin và truyền thông (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM) chia sẻ: Kỳ thi THPT quốc gia năm nay, ngoài những điểm mới về quy chế, cách tính điểm thì kiến thức của những bài thi cũng sẽ có sự thay đổi. Thay vì tập trung vào kiến thức lớp 12 như những năm trước thì sẽ rải đều ở kiến thức lớp 11 và lớp 12, về độ khó sẽ có những câu hỏi mang tính chất phân loại cao. “Các em nên bình tĩnh để có một chiến lược ôn tập đúng cách, đồng thời sẵn sàng một chiến lược làm bài thi tốt nhất. Theo đó, trước khi bắt đầu làm bài, các em nên đọc kỹ nội dung đề ra, sau đó bình tĩnh giải đáp từng câu hỏi. Đối với những câu hỏi khó, các em nên bỏ qua một bên để giải những câu hỏi khác, việc này giúp các em không bị mất thời gian. Sau khi những câu hỏi dễ đã được giải đáp hết, thì quay lại những câu khó. Nên cố gắng đừng bỏ sót câu hỏi nào, và trình bày bài thi cẩn thận, chăm chút từng chi tiết để có được điểm số cao nhất. Bởi theo cách tính điểm mới thì 0,1 điểm đã quyết định con đường đi của các em”, ThS. Trần Nam đưa ra lời khuyên.

Giải đáp băn khoăn của nhiều học sinh về một số ngành nghề mới như vật lý y khoa thì khả năng có việc làm sau khi ra trường như thế nào? ThS. Dương Duy Khải (đại diện Trường ĐH Nguyễn Tất Thành) chia sẻ, hiện nay những khối ngành “hút” học sinh nhất là: khối ngành về sức khỏe (y, dược, vật lý y khoa…), khối ngành kinh tế, khối ngành khoa học công nghệ, khối ngành văn hóa nghệ thuật… Đối với ngành vật lý y khoa, khi học các em sẽ phải tiếp xúc với những hóa chất trong quá trình thực hành cũng như chữa bệnh trên người. Đây là một trong những ngành mới, nhưng là ngành nghề hướng đến sức khỏe con người và được quan tâm hàng đầu. Trong xu thế mới, đây được dự đoán là ngành “khát” nhân lực. ThS. Dương Duy Khải nhấn mạnh thêm: “Dù lựa chọn ngành nghề nào các em đều cần tự tin về khả năng có việc làm sau khi ra trường. Bởi nếu quá trình học nghiêm túc, có sự tập trung, tự giác và tư duy sáng tạo để phát triển khả năng nghề nghiệp của mình thì không sợ… thất nghiệp”.

Hc sinh Trưng THPT Trung Phú bày t nhng băn khoăn v cơ hi vic làm sau khi ra trưng. Ảnh: T.Dương

Về thắc mắc của một vài học sinh cho rằng thi đỗ vào trường CĐ, ĐH đã đành, nhưng sau khi ra trường hầu hết sinh viên phải “tự bơi” trong quá trình tìm kiếm việc làm, nhiều người làm việc không đúng chuyên môn. Đại diện Trường ĐH FPT cho hay: Hiện nay, nhiều trường ĐH đã liên kết đào tạo với nhiều doanh nghiệp. Ngay từ năm 3, các em được tạo điều kiện thực tập trong những môi trường làm việc chuyên nghiệp, điều đó sẽ giúp ích cho các em rất nhiều về kỹ năng. Nếu các em thể hiện được khả năng của mình thì sẽ được đơn vị đó nhìn nhận ký hợp đồng làm việc ngay khi còn trên ghế nhà trường. Không chỉ thế, sau khi ra trường các em cũng được giới thiệu việc làm. Nhà trường sẽ tạo điều kiện hết mức có thể, còn lại là ở sự cố gắng và quá trình chắt chiu kỹ năng của các em.

Theo ThS. Trần Nam, để có công việc như ý trong tương lai thì trước mắt toàn bộ học sinh lớp 12 cần vượt qua kỳ thi THPT quốc gia tốt nhất với khả năng của mình. Sau đó, việc đăng ký nguyện vọng cũng như theo học ở trường nào thì cần dựa vào những yếu tố như: sở thích, thế mạnh của bản thân. ThS. Trần Nam đặc biệt nhấn mạnh: “CĐ và ĐH không phải là con đường duy nhất, vì ngoài ra các em còn có thể lựa chọn các trường đào tạo nghề. Việc tốt nghiệp hệ nào, trường nào không thật sự quan trọng, điều quan trọng nhất là các em biết rõ sự lựa chọn của mình là đúng với đam mê, khả năng, luôn cầu tiến và nghiêm túc trong quá trình học thì chắc chắn các em sẽ làm chủ được sự nghiệp của mình trong tương lai”.

Thy Dương

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)