Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Hãy chọn ngành theo năng lực

Tạp Chí Giáo Dục

Đây là li khuyên ca chuyên gia tâm lý Tô Nhi A dành cho hc sinh lp 12 trong chương trình tư vn tuyn sinh “Đúng ngành ngh – Sáng tương lai” năm 2020 va din ra ti Trưng THPT Phm Văn Sáng (huyn Hóc Môn). Chương trình do Báo Giáo dc TP.HCM phi hp cùng S GD-ĐT TP.HCM t chc, vi s đng hành ca Trưng ĐH Công ngh TP.HCM và Trưng ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM.

Mt hc sinh n Trưng THPT Phm Văn Sáng đt câu hi cho ban tư vn

Theo bà Tô Nhi A, để đạt được thành công, chúng ta phải chọn công việc phù hợp với đam mê và năng lực. Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn tìm được công việc mà mình mong muốn, vì vậy, nếu gặp phải công việc mình rất đam mê nhưng không có năng lực hoặc ngược lại thì nên ưu tiên cho công việc mà bản thân có năng lực. “Khi xét tuyển ĐH, CĐ, các trường đều dựa vào điểm số trong học bạ, điểm thi đánh giá năng lực hay kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT để tuyển chọn thí sinh chứ không dựa vào đam mê của thí sinh. Sau khi tốt nghiệp ra trường và xin việc làm cũng vậy, nhà tuyển dụng cũng căn cứ vào thành tích, kinh nghiệm để xét xem ứng viên có khả năng làm công việc mà họ cần hay không để tuyển dụng. Chính vì lẽ đó, muốn thành công thì chúng ta phải có năng lực chứ chỉ có đam mê thôi thì chưa thể khẳng định”, bà Tô Nhi A nhấn mạnh. Trước thông tin này, em Như Quỳnh (học lớp 12A7) thắc mắc: “Em nghe nói một số trường ĐH có chương trình đào tạo chất lượng cao. Vậy giữa chương trình thường và chương trình chất lượng cao khác nhau như thế nào? Nếu em học ngành công nghệ sinh học tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM thì nên học chương trình nào là tốt nhất?”. Với câu hỏi này, ThS. Phùng Quán (Trưởng phòng Thông tin – Truyền thông Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM) cho biết, nhìn chung chương trình đào tạo chất lượng cao tốt hơn chương trình thường. Đối với chương trình chất lượng cao, quy mô lớp nhỏ (25-30 sinh viên), có phòng học, phòng máy và khu thư viện riêng, được trang bị tiện nghi hiện đại, kết nối internet, sinh viên được đào tạo song song cả lý thuyết và thực hành.  Tuy nhiên, nếu học hệ này đòi hỏi sinh viên phải giỏi tiếng Anh để tiếp cận với môn học ngay từ những ngày đầu cùng với giảng viên là những người có trình độ và học thức cao, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Trong khi đó với chương trình đào tạo thường, các em không có nhiều cơ hội như chương trình chất lượng cao nhưng học phí thấp, phù hợp cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, lượng kiến thức cũng không thua kém nếu các em chịu khó học tập. “Từ năm 2019, ngành công nghệ sinh học của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên được chia thành 2 chương trình: chương trình chất lượng cao (học phí 19-20 triệu đồng/năm) và chương trình thường (học phí 9-10 triệu đồng/năm). Công nghệ sinh học là ngành nghiên cứu và vận dụng sinh vật sống kết hợp với quy trình cũng như thiết bị kỹ thuật để tạo ra sản phẩm và sản xuất ở quy mô công nghiệp với các sản phẩm sinh học phục vụ cho lợi ích của con người. Với ngành này, đòi hỏi người học phải có năng lực khá, giỏi, do đó các em nên cân nhắc để chọn cho mình chương trình học cũng như hướng đi phù hợp”, ThS. Phùng Quán khuyên.

Liên quan đến học phí, một học sinh lo ngại: “Em muốn học ngành ngôn ngữ Anh nhưng điều kiện gia đình em rất khó khăn. Với trường hợp của em, nhà trường có hỗ trợ gì không?”. Trả lời câu hỏi này, ThS. Hoàng Thị Thoa (Phó Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM) cho biết, hằng năm nhà trường đều có chính sách hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn thông qua việc miễn, giảm học phí nhằm tạo điều kiện cho các em tiếp tục học tập, vươn lên trong cuộc sống để chạm tới ước mơ. Năm 2020, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM tuyển sinh 26 ngành thông qua phương thức xét tuyển học bạ (40%); điểm thi tốt nghiệp THPT (40%); bài thi đánh giá năng lực (10%); còn lại là tuyển thẳng học sinh giỏi, trong đó có ngành ngôn ngữ Anh. “Ngôn ngữ Anh là ngành học rất có tiềm năng trong tương lai, nhà trường đào tạo theo chuẩn quốc tế, có giảng viên nước ngoài giảng dạy. Khi học tại Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, đảm bảo sinh viên sẽ không lo lắng về lượng kiến thức và kỹ năng khi bước vào thị trường lao động”, ThS. Hoàng Thị  Thoa khẳng định.

Trước nhiều thông tin bổ ích liên quan đến ngành nghề, em Minh Khải (học lớp 12A4) hỏi: “Em nghe nói học công nghệ ô tô sẽ được tiếp cận với máy móc và các loại xe. Vậy ngành này đào tạo như thế nào?”. TS. Quách Văn Thiêm (Phó Trưởng khoa Cơ khí chế tạo máy Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) khẳng định: Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành công nghệ ô tô chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Vì vậy, nhà trường rất quan tâm đào tạo ngành này như đầu tư mua sắm nhiều máy móc, thiết bị hiện đại về để sinh viên nghiên cứu, học tập. Ngoài ra, hằng năm nhà trường còn liên kết với doanh nghiệp hỗ trợ tư vấn, giảng dạy, tuyển dụng, qua đó phát hiện ra những sinh viên tài năng đưa về làm việc nên phần lớn sinh viên học ngành này đều có việc làm với mức thu nhập khá cao.

Bài, ảnh: H Trinh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)