Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Hãy chung tay bảo vệ môi trường xanh

Tạp Chí Giáo Dục

Không ch đơn gin thc hin các mô hình, d án hay lp nhóm dn dp rác thi bo v môi trưng, các bn tr còn nhn thc đưc trách nhim ca mình sao cho nhng hot đng có s lan ta ch không phi chy theo phong trào nhm câu like, câu view sng o. Nhng hot đng thiết thc ca các bn đã đưc ngưi dân tin tưng, đt nhiu k vng cho mt thế h tr sng vì cng đng.


Các bn tr trng cây giúp mng tưng trưng hc sch, đp hơn

Hành đng vì “s sng b đe da”

Đảm nhận vị trí quản lý dự án “Nói không với túi nhựa, túi ni-lông”, Trần Đặng Khánh Ly (học lớp 11A16 Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, Q.6, TP.HCM) chia sẻ: “Từ những con số được thống kê về lượng rác thải hàng năm, chúng em nhận thấy rằng hành tinh của chúng ta đang bị héo mòn từng ngày. Nếu mọi người không hành động, các bạn học sinh không chung tay để bảo vệ môi trường thì một ngày nào đó ngôi nhà chung của chúng ta sẽ mất đi, sự sống sẽ bị đe dọa. Vì vậy, chúng ta hãy bảo vệ trái đất, bảo vệ những kỳ quan, những tinh túy mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng”. Tương tự, là thành viên tạo ra “Hệ thống chăm sóc mảng xanh trong trường học bằng IoT”, Phạm Quỳnh Như (học lớp 8/1 Trường THCS Cách Mạng Tháng Tám, Q.10, TP.HCM) cho rằng, một trong những hành động thiết thực trong việc bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mảng xanh. Cây xanh giúp lọc không khí, tạo ra môi trường trong lành, tạo cảnh quan đô thị. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, nếu học sinh chúng ta không thể đi dọn rác, làm những việc lớn lao để giảm rác thải như người lớn thì hãy bảo vệ và chăm sóc cây xanh. Các bạn có thể trồng cây trước sân nhà, chăm sóc cây ở trường, không hái hoa, bẻ cành… Như vậy cũng là giúp cho môi trường xanh, sạch, đẹp.

Đang là thành viên nhóm “Sài Gòn Xanh”, Đỗ Thị Thảo Uyên (sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM) nhìn nhận, ô nhiễm môi trường là vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay. Hậu quả của nó để lại rất nghiêm trọng, nó hủy hoại môi trường sống của con người, của động vật… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu xuất phát từ ý thức của con người. Vì vậy, việc bảo vệ môi trường cần phải gắn liền với cuộc sống. Bên cạnh việc tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, Thảo Uyên còn tích cực ứng dụng các hoạt động này trong đời sống hằng ngày như bỏ rác đúng nơi quy định, phân loại rác, hạn chế sử dụng túi ni-lông, sử dụng túi giấy. “Người xưa có câu “giang sơn dễ đổi bản tính khó dời”, vì vậy mà việc thay đổi nhận thức của một ai đó là điều không dễ dàng. Muốn thay đổi người khác thì trước tiên em phải thay đổi chính mình, em phải có ý thức bảo vệ môi trường, phải làm gương thì người khác mới nương theo được. Bên cạnh đó, em hay đăng tải những hình ảnh tham gia dọn rác cùng nhóm “Sài Gòn Xanh” lên trang cá nhân để lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường. Ngoài ra, em còn tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường qua những lần phát biểu trong những tiết học trên lớp…”, Thảo Uyên chia sẻ.


Đoàn viên, thanh niên trên đa bàn TP.HCM trng hoa làm đp va hè

Trong khi đó, Nguyễn Lê Ngọc Trâm (sinh viên Trường ĐH Văn Hiến) cho biết: “Để việc tham gia bảo vệ môi trường không theo phong trào kiểu câu like, câu view sống ảo thì việc đầu tiên là em tự rèn luyện bản thân mình. Cụ thể, em học tính kỷ luật, làm việc gì cũng cân nhắc xem nó thực sự có ích hay không rồi mới tham gia. Như vậy, việc làm của em sẽ không lãng phí mà còn ý nghĩa”. Còn Nguyễn Thị Ngọc Lan (tình nguyện viên thư viện Mọt) bày tỏ: “Mong muốn của em là được giúp ích cho cộng đồng, cho xã hội, lan tỏa lối sống xanh đến với mọi người. Theo đó, em muốn có thêm nhiều bạn bè, được giao lưu, chia sẻ với mọi người để không bó buộc mình trong 4 bức tường mỗi khi đi làm về, không phải phụ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội để phí thời gian tuổi trẻ”.

Gii tr phi hiu đưc giá tr bo v môi trưng

Nhiều người cho rằng, chính sự phát triển của công nghệ thông tin là nguyên nhân khiến một số bạn trẻ có lối sống thực dụng. Tuy nhiên, đó chỉ là một vài trường hợp cá biệt, bởi nếu nhìn nhận một cách khách quan thì giới trẻ ngày nay rất năng động và biết hy sinh bản thân vì cộng đồng. Cô Lê Thị Thúy (giáo viên môn công nghệ tại Trường THPT Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM) cho biết, tôi từng hỗ trợ các em học sinh trong trường thực hiện nhiều mô hình, dự án về bảo vệ môi trường; vì vậy tôi nhận thấy rằng, để tạo một sản phẩm nào đó, các em phải đưa ra được ý tưởng, từ đó xác định sản phẩm theo định hướng đã thảo luận với giáo viên hướng dẫn và thống nhất phương án mang tính khả thi nhất để đảm bảo tính mới, tính sáng tạo đáp ứng được yêu cầu. Tiếp theo, các em tìm hiểu một số dự án đã có hiện nay xem thử sản phẩm mình khác như thế nào với những sản phẩm đã có trên thị trường hay ý tưởng của mình còn mới, chưa có sản phẩm xuất hiện trên thị trường… “Từ những mô hình, dự án, các em học được rất nhiều kiến thức chuyên sâu và tăng khả năng giải quyết vấn đề. Nhiều học sinh tiếp cận nghiên cứu sản phẩm giúp bảo vệ môi trường do các em thấy đó là việc làm tốt, có ích cho xã hội, mang tính cộng đồng cao. Vì vậy, các em rất hứng thú và có thêm động lực để cải thiện môi trường sống ngày càng tốt đẹp hơn”, cô Thúy chia sẻ. Có nhiều năm đồng hành cùng học sinh thực hiện các sản phẩm có ý nghĩa về bảo vệ môi trường, thầy Nguyễn Minh Triết (giáo viên môn tin học tại Trường THCS Cách Mạng Tháng Tám, Q.10, TP.HCM) thừa nhận rất vui và hạnh phúc khi các em còn là học sinh nhưng đã hiểu được giá trị rất lớn trong việc bảo vệ môi trường sống. “Thông qua những đề tài học sinh thực hiện, tôi thấy các em không phải làm sản phẩm để dự thi mà còn ẩn chứa rất nhiều thông điệp bản thân muốn gửi gắm đến mọi người xung quanh”, thầy Triết bày tỏ.

Anh Ngô Minh Hải (Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn TP.HCM) nhấn mạnh, với tinh thần xung kích, trách nhiệm và mong muốn được đóng góp, tham gia xây dựng thành phố xanh – sạch – đẹp, thân thiện với môi trường, hơn 30 năm qua, Thành đoàn TP.HCM đã kiên trì thực hiện các ngày Chủ nhật xanh. Hiệu quả từ hoạt động này đã góp phần cùng cấp ủy, chính quyền và nhân dân chung tay thay đổi diện mạo, cảnh quan của thành phố. “Đây là giải pháp góp phần phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ thành phố trong việc bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu; tham gia tuyên truyền xây dựng mỹ quan đô thị, thói quen sống thân thiện với môi trường trong đoàn viên, thanh niên, người dân thành phố”, anh Hải chia sẻ.

H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)