Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Hãy dạy học sinh biết làm người tử tế

Tạp Chí Giáo Dục

Nếu trưc đây bo lc hc đưng ch xy ra trong đi tưng ngưi hc thì gn đây hin tưng này đã xy ra c đi tưng ngưi dy mà c th là thy cô giáo đng lp. Câu chuyn hc sinh ném dép vào cô giáo va qua đã mang li ni bun cho dư lun bi truyn thng “tôn sư trng đo”, “tiên hc l, hu hc văn” đang có chiu hưng đi chch qu đo. 


Theo GS. Trn Ngc Thêm, sng t tế tc là sng vi hành đng đp, suy nghĩ đp, li nói đp (nh minh ha). Ảnh: T.Tri

Là người từng có ý kiến về câu khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn” trong nhà trường, GS. Trần Ngọc Thêm (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM) cho hay, vấn đề không phải ở chỗ có dạy “lễ” hay không mà nguyên nhân xuất phát từ việc dạy “lễ” còn mang tính giáo điều, thụ động, không phải như trước đây nữa. “Người ta thường cho rằng bỏ “lễ” sẽ làm đạo đức sa sút. Theo tôi, vấn đề không phải như vậy. Không phải cứ dạy lễ nhiều, học sinh khắc lễ phép. Ý của tôi đưa ra là không nên dạy lễ một cách giáo điều như lâu nay vẫn làm”, GS. Trần Ngọc Thêm chia sẻ. Theo GS. Trần Ngọc Thêm, xã hội ngày nay không phải là xã hội “Quân – Sư – Phụ” của thời phong kiến ở những thế kỷ trước mà là một xã hội dân chủ, khác thời đại xưa. Xã hội khác thì nội hàm của chữ “lễ” nay phải khác xưa. Không chỉ đòi hỏi trò giữ lễ với thầy một chiều mà thầy cũng phải giữ lễ với trò, tôn trọng trò. Không thể vì trò vô lễ với mình mà mình không kiềm chế nữa, cũng dùng ngôn ngữ “chợ búa” với trò, cũng cầm dép đuổi theo đánh trò. GS. Trần Ngọc Thêm cho biết, học sinh hiện nay đã tiếp cận nhiều luồng thông tin, trào lưu, hành động tích cực và tiêu cực từ truyền thông đến xã hội. Bởi thế chúng ta không thể giữ mãi quan niệm về “lễ” như cũ và đòi hỏi các em “tôn sư trọng đạo” vô điều kiện như xưa. Điều đó có nghĩa là, nội hàm khác đi thì tên gọi phải khác đi. “Cái ưu tiên không phải là “học lễ” mà nên là học làm người tử tế”, GS. Trần Ngọc Thêm nhấn mạnh. Người tử tế – theo GS. Trần Ngọc Thêm – là người cẩn thận, chu đáo, kỹ lưỡng với bản thân và với mọi người. Là người có lòng nhân ái, biết bao dung yêu thương, luôn trân trọng và tôn trọng mọi người xung quanh. Sống tử tế tức là sống với hành động đẹp, suy nghĩ đẹp, lời nói đẹp. Sự tử tế đòi hỏi 3 yếu tố: Trung thực, sáng tạo và bản lĩnh. Trước hết nhà trường phải giáo dục học sinh sự trung thực chứ không phải là sự khôn ngoan theo kiểu khôn lỏi, láu cá. Thứ hai là phải giáo dục học sinh sự sáng tạo. Trong từng hoàn cảnh phải biết suy nghĩ một cách sáng tạo để hành động sao cho đúng, tuyệt đối không a dua theo người khác. Để dạy học sinh trở thành những người tử tế, trước hết thầy cô giáo phải là những người tử tế. Đề cập đến câu chuyện học sinh ném dép vào cô giáo ở Tuyên Quang vừa qua, GS. Trần Ngọc Thêm phân tích: “Trong sự việc trên, cần tự suy nghĩ xem cô đúng/sai ở điểm nào, trò đúng/sai ở điểm nào. Từ đó nên hành động ra sao, chứ không phải cứ bất bình với giáo viên thì đánh cô, thấy các bạn đánh cô thì mình cũng hùa theo”. Thứ ba, theo GS. Trần Ngọc Thêm, phải giáo dục học sinh sự bản lĩnh. Trung thực và sáng tạo rồi còn cần phải có bản lĩnh để làm điều mình cho là đúng. Lấy ví dụ, người Việt Nam xưa nay có bản lĩnh tập thể rất mạnh nhưng bản lĩnh cá nhân thì rất yếu. Đơn cử là trong sự việc trên, cả nhóm học sinh cùng xông vào tấn công cô giáo. Trong đó, có thể có những em không thực sự muốn làm như vậy nhưng vẫn bị cuốn theo hành vi đó, tức các em thiếu bản lĩnh chống lại cái xấu. “Mỗi học sinh phải học làm sao để trở thành con người trung thực, biết suy nghĩ sáng tạo, có bản lĩnh để hành động theo điều mình cho là đúng chứ không phải máy móc, thụ động để rồi bị cuốn theo những điều sai trái. Người lớn cần phân tích để các em thấy rằng làm một người tử tế là không làm hại người khác, luôn ủng hộ những điều tốt đẹp. Muốn vậy bản thân các em phải biết tư duy việc nào là đúng, việc nào là sai. Tức là phải chủ động, tránh tư duy thụ động”, GS. Trần Ngọc Thêm định hướng.

Phan Ngc Quang (ghi)

Bình luận (0)