Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Hãy để con có một tuổi thơ bình thường

Tạp Chí Giáo Dục

S ni tiếng đi vi mt ngưi chín chn vi tài năng có thc và biết chu trách nhim v la chn ca mình s giúp ngưi đó thành công hơn trong cuc sng. Còn đi vi tr, do non nt v c tâm lý cũng như tui đi, s ni tiếng t nhng game show luôn là “li bt cp hi” đi vi s phát trin nhân cách ca tr. Đng bt tr b “chín ép” vì phi ta sáng như mong mun ca cha m.


Đng bt tr b “chín ép” vì phi ta sáng như mong mun ca cha m. Ảnh: IT

Làm cha mẹ, ai cũng muốn tự hào, hãnh diện với con cái của mình. Có không ít phụ huynh gặp gỡ và khẩn thiết đề nghị tôi viết bài tạo hình ảnh hoặc giới thiệu về đứa con tuổi teen của mình tham gia các game show trên truyền hình, khoác thêm cho con những danh hiệu chỉ vì mong lăng xê chúng nổi tiếng cho “mát mặt” với thiên hạ. Có thể ban đầu cha mẹ của các bé chỉ là mong muốn con tự tin biểu diễn trước đám đông, phát triển năng khiếu và biết cách phối đồ trong lựa chọn trang phục. Nhưng vì tính háo danh của mình vẫn có phụ huynh lại muốn biến con thành người nổi tiếng, thành người kiệt xuất. Quan niệm của hầu hết cha mẹ là con nổi tiếng thì sẽ có cơ hội trải nghiệm môi trường hoạt động nghệ thuật, có các giải thưởng và tiếp xúc với những người có tài năng hơn, trẻ sẽ học hỏi được nhiều hơn, “khôn” sớm và trưởng thành hơn trong các mối quan hệ. Và một trong những cách giúp trẻ nổi tiếng nhanh nhất là cho trẻ tham gia các game show trên truyền hình cho trẻ. Trẻ em vì thế, từ lúc nào như vô tình lẫn hữu ý bị người lớn lợi dụng. Sự hồn nhiên, ngây thơ, vô tư, trong sáng của các em cũng mất dần qua các cuộc thi. Trong khi đó, vì PR cho con, không ít bậc phụ huynh đã vắt kiệt sức của cả gia đình mình.

Lão hóa trưc tui vì ni tiếng bng mi giá

Vì muốn con nổi tiếng nên không ít bậc cha mẹ đã bất chấp mọi cách để gây sự chú ý đến con mình kể cả tung tin đồn hạ bệ các trẻ khác. Con nổi tiếng ở cuộc thi nhỏ thì muốn con nổi tiếng hơn với cuộc thi lớn hơn. Có không ít bậc cha mẹ khi đưa con đi dự thi thay vì động viên cổ vũ con thì lại tạo nên những áp lực, kiểu: “Lần trước con thi đã đạt giải cao, bây giờ mà không đạt giải gì là mọi người sẽ chê bai gia đình mình, con liệu mà làm để cha mẹ còn mặt mũi nhìn mọi người”. Ai đã từng trải qua những cuộc thi sẽ nhận thấy thật đáng thương cho những thí sinh nhí phải chịu bao nhiêu tầng áp lực. Sức ép của cuộc thi đã căng thẳng, mệt mỏi mà vẫn không nặng nề bằng áp lực từ phía gia đình. Phần lớn các chương trình thường sử dụng bài hát, tiết mục của người lớn để các em thể hiện, là một điều đáng lo ngại cho sự phát triển tâm lý của trẻ. Vì thế, không ít cảnh các bé gái trên, dưới 10 tuổi, đánh phấn, tô son, búi tóc già dặn, mặc váy sexy như người lớn, để thể hiện các tiết mục theo kịch bản chương trình. Nhiều em phải gồng mình hát những ca khúc tình yêu đôi lứa, thực hiện các động tác nhảy múa không phù hợp với lứa tuổi. Trẻ con bị cuốn vào “vòng xoáy” game show, một cuộc chơi mà thực chất về hơn thua, đua chen, áp lực cạnh tranh… lại đến từ người lớn, những bậc phụ huynh. Các chương trình game show chủ yếu đề cao tính giải trí mà chưa chú ý đến tính giáo dục, hướng thiện và tâm lý lứa tuổi các bé. Phần lớn các vị giám khảo khen ngợi, tâng bốc các bé là thần đồng, đưa lên tận mây xanh, phong làm siêu nhân… khiến trẻ dễ bị lệch lạc trong nhận thức, thái độ và hành vi của mình. Những sân chơi ban đầu cứ ngỡ là nơi giải trí của trẻ, nhưng chính sự nhào nặn của nhà tổ chức và các bậc phụ huynh khiến các em hoạt động đến “ngộp thở” để gồng mình thể hiện. Các em cũng mất đi vẻ trong sáng tự nhiên, vô tư của mình khi bị “già hóa”. Trong một buổi casting, thấy con mình diễn đạt chưa như mong đợi, phụ huynh đứng ngoài đã hét toáng, la lối con phải thế này thế kia khiến trẻ cảm thấy bất an, lo lắng, luống cuống, không giữ nổi bình tĩnh nên đã thất bại. Nhiều bé khi đến với game show đã bật khóc trước áp lực quá lớn của chương trình và sức ép thắng thua. 

Hãy đ con có mt tui thơ bình thưng như bao tr khác

Thực tế, con tham gia các chương trình thi thố trên các phương tiện thông tin đại chúng để trở thành người nổi tiếng là điều cha mẹ vừa mừng, lại vừa lo. Thậm chí là không lường trước được hết các hành vi biểu hiện trong ứng xử vì con nổi tiếng quá sớm khi đạt được chiến thắng. Con dễ nảy sinh tâm lý tự cao, tự đại, không coi ai ra gì, cho mình là nhất, chảnh chọe, thiếu lễ độ trong ứng xử, không biết tiếp thu cái hay cái đẹp từ mọi người.


Hãy đ con có mt tui thơ bình thưng như bao đa tr khác

Ngoài ra, con nổi tiếng có nghĩa là được nhiều người chú ý hơn, con phải luôn giữ hình ảnh để luôn đẹp trong mắt mọi người. Vì còn nhỏ tuổi mà phải “làm dâu trăm họ” nên trẻ sẽ không còn được sống ngây thơ trong sáng như bạn bè cùng trang lứa. Mặt khác, khi con tham gia các show thời trang, các buổi quay phim, hoạt động nghệ thuật… trẻ sẽ phải làm việc gấp nhiều lần các bạn bình thường mới có thể cân bằng giữa việc học và tập luyện. Nếu không may trẻ gặp thất bại trong cuộc chơi, những lời chê bai, phê bình trái chiều từ game show đến các diễn đàn mạng xã hội đã gây tổn thương, lấy đi nhiều nước mắt, nhất làm ảnh hưởng tâm lý trẻ. Như thế thật là thiệt thòi và quá sức chịu đựng của trẻ.

Học và trải nghiệm qua các sân chơi trên truyền hình là cơ hội để trẻ phát triển những năng khiếu về âm nhạc, hội họa, ngôn ngữ, hoạt động hình thể. Tuy nhiên, hãy xuất phát từ nhu cầu, hứng thú và năng khiếu của con. Đừng vì kỳ vọng của cha mẹ mà bắt ép con gánh thêm những áp lực, khi đó chỉ khiến con sợ hãi và chống đối mà thôi. Con nổi tiếng qua game show bằng năng lực của bản thân, vừa là niềm hãnh diện, tự hào của gia đình vừa giúp bé tích lũy được một số tiền không nhỏ cho tương lai của mình. Song, con phải làm việc quá sức, lại dễ trở thành đối tượng để người khác “nhòm ngó” bình luận. Nguy cơ con trẻ trở thành nạn nhân của bạo lực mạng xã hội là khó tránh khỏi.

Sự nổi tiếng đối với một người chín chắn với tài năng có thực và biết chịu trách nhiệm về lựa chọn của mình sẽ giúp người đó thành công hơn trong cuộc sống. Còn đối với trẻ, do non nớt về cả tâm lý cũng như tuổi đời, sự nổi tiếng từ những game show luôn là “lợi bất cập hại” đối với sự phát triển nhân cách của chúng. Trong cuộc sống xô bồ, đầy rẫy những áp lực ngày nay, dù có đặt bao nhiêu niềm kỳ vọng vào con, cha mẹ cũng nên để cho chúng được là chính con, sống có ước mơ, trong sáng, hồn nhiên là đủ. Đừng bắt chúng bị “chín ép” vì phải tỏa sáng như mong muốn của cha mẹ.

Lê Phm Phương Lan (Giảng viên tâm lý)

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)