Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Hãy để giáo viên được say mê với nghề

Tạp Chí Giáo Dục

“Ngành giáo dc, ngh làm thy ca chúng ta là mt ngh vinh quang. Nhim v càng ln, trách nhim càng nng n, yêu cu càng cao thì vinh quang càng ln. Chúng ta cn làm vng thêm nim tin ca xã hi, nhưng mun thế trưc hết chúng ta phi t tin vào chính mình, tin vào kh năng và tin vào phm cht nhà giáo, đo đc nhà giáo mà chúng ta đang có và đang to dng…”.


Giáo viên cn đưc quan tâm nhiu hơn đ say mê vi ngh (nh minh ha)

Những lời nhắn nhủ này được tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ trong bức thư gửi đến các thầy cô giáo đang công tác trong ngành giáo dục. Bức thư đã chạm đến nhiều cảm xúc, dù chưa nói trước được gì nhưng những thông điệp trong bức thư được nhiều giáo viên ví như cơn mưa trái mùa tưới tắm “vườn hoa giáo dục” đang “bỏng khát” với nhiều tâm tư, trăn trở…

Nim tin thôi chưa đ

Bày tỏ sự trân trọng trước những chia sẻ mà tân Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi gắm trong bức thư, cô Vũ Thị Ngọc Dung (Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM) cho rằng những lời “gan ruột” này có thể chưa nói trước được điều gì nhưng đã tiếp thêm động lực, niềm tin của giáo viên về một “nhiệm kỳ tươi mới”. “Khi xác định theo nghề, xác định gắn bó với bục giảng, hơn ai hết giáo viên là người có niềm tin son sắt vào nghề, tin vào chính mình, tin vào những thế hệ học sinh mình đang gieo trồng, vun đắp. Niềm tin ấy, nếu có mai một không phải là do người giáo viên đã bớt yêu, bớt say mê, bớt nồng nàn với nghề mà là từ nhiều phía…”, cô Ngọc Dung nói.

Theo cô Ngọc Dung, để đội ngũ giáo viên vững tin vào nghề, tin vào chính mình thì cần nhiều hơn nữa các chế độ chính sách, sự quan tâm dành cho nhà giáo. Các quyết sách đưa ra cần được đứng ở vị trí người thầy đứng lớp, cần giúp người thầy hóa giải được những xung đột chứ không phải đẩy người thầy vào xung đột. “Song song với giáo dục kiến thức, vấn đề giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục về lễ nghi, sự tôn sư trọng đạo cần được chú trọng nhiều hơn nữa. Điều này một mình nhà trường không thể làm được mà cần sự chung tay của cả gia đình và xã hội. Tuy nhiên, ngay trong chính nhà trường, ngay trong chương trình giáo dục cần phải được tạo điều kiện nhiều hơn nữa để vai trò của giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục về trách nhiệm sống với học sinh được hiển hiện rõ nét, ngang bằng với giáo dục văn hóa”, cô Ngọc Dung bày tỏ.


Hc sinh lp12 Trưng THPT Bùi Th Xuân (Q.1) trong gi hc môn vt lý

Để đội ngũ giáo viên có niềm tin với nghề, cô Ngọc Dung cũng đặt câu hỏi, rằng xã hội có tin vào nghề giáo không? “Những mông lung trong nghề không phải là không có. Chỉ riêng câu chuyện giáo viên sống được bằng lương đã là câu chuyện rất dài và dường như mãi chưa thành hiện thực. Để đội ngũ giáo viên tin vào nghề, tin vào sự theo đuổi, chuyên tâm và say mê với nghề, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục, cải thiện niềm tin của xã hội với giáo dục thì trên hết hãy chăm chút cho người thầy, để người thầy phải sống, phải nuôi được gia đình bằng đồng lương với nghề”, cô Ngọc Dung tâm tư.

“Ci trói” cho ngưi thy

Hơn 40 năm cống hiến cho ngành giáo dục, đến thời điểm này khi đã gần về hưu, thầy Nguyễn Văn Hùng (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mê Linh, Q.3, TP.HCM) vẫn còn nhiều trăn trở với ngành. Niềm trăn trở lớn nhất của thầy đó là sự công bằng trong giáo dục. “Có thể sẽ là đòi hỏi và mong mỏi hơi quá nhưng thực tế rõ ràng là giáo dục đang có sự bất công bằng giữa học sinh trường tư và học sinh trường công, giữa học sinh ngoại thành và nội thành. Thậm chí ngay trong giáo dục công lập cũng có sự bất công bằng”, thầy Hùng chia sẻ.

Theo thầy Hùng, đầu tư trong giáo dục vẫn còn có tình trạng “nước chảy chỗ trũng”, nơi nhiều, nơi ít, dẫn đến việc học sinh nơi được thụ hưởng quá nhiều, nơi lại còn quá thiếu thốn. Ngay với các trường chuẩn quốc gia, Bộ GD-ĐT cần có quy định riêng trong tuyển sinh để tạo ra sự công bằng trong thụ hưởng giáo dục. Ngoài ra, thầy Hùng cũng bày tỏ mong muốn đội ngũ giáo viên sẽ được giảm bớt các gánh nặng về quy định hành chính, có thời gian nhiều hơn để nâng cao chất lượng chuyên môn. Việc bồi dưỡng thường xuyên nên thực hiện vào thời gian nghỉ hè, còn trong năm học thì giáo viên tự bồi dưỡng để nâng cao tay nghề. “Bản thân giáo viên hiện nay đang bị ràng buộc bởi rất nhiều thứ, từ quy định của luật, thông tư, quyết định cho đến sự đánh giá của phụ huynh, học sinh, xã hội. Những tồn tại của giáo dục hiện nay đều xuất phát từ những ràng buộc đó. “Cởi trói” cho đội ngũ giáo viên là cách tốt nhất để hạn chế và giải quyết những tồn tại của giáo dục, củng cố niềm tin của người thầy với giáo dục, tránh tình trạng “trăm dâu đổ… đầu giáo viên”…”, thầy Hùng nhấn mạnh.

Thầy Nguyễn Công Phúc Khánh (Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, Q.1, TP.HCM):
TING NÓI CA NGƯI THY PHI ĐƯC KHNG ĐNH LI

Điều trăn trở nhất của giáo dục hiện nay là dường như chỗ đứng, tiếng nói của người thầy đang ngày càng đi xuống. Để giáo dục thay đổi, trước hết vị thế của người thầy phải được nâng lên, trong đó thầy phải ra thầy, trò phải ra trò, phụ huynh phải ra phụ huynh. Chỉ khi người giáo viên có tiếng nói trên bục giảng thì mới có thể giáo dục được học sinh, mới nhận được sự tôn trọng của xã hội dành cho nghề. Liên quan đến vấn đề này, không phải là ủng hộ kỷ luật học sinh nhưng Bộ GD-ĐT cần phải hoàn thiện hơn nữa các công cụ để người thầy giáo dục học sinh. Đơn cử như trong chuyện khen thưởng, kỷ luật học sinh bằng hình thức kỷ luật tích cực, giáo viên phải được trang bị thêm nhiều kiến thức về vấn đề này, chứ không phải để giáo viên tự bơi, “trăm dâu đổ đầu tằm”.

Đối với vấn đề học tập, bồi dưỡng giáo viên, những quyết sách đưa ra cần phải được nghiên cứu thấu đáo, có tính nhất quán, đặc biệt là nên có tính kế thừa để giáo viên, người quản lý dễ dàng theo được chứ không phải là chạy theo các thông tư, quy định như hiện nay.

Từ bức thư của tân Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, ThS. Nguyễn Thanh Mai (Hiệu trưởng Trường TH-THCS-THPT Việt Mỹ, TP.HCM) nhìn nhận, để theo đuổi được những kỳ vọng đó, ngành GD-ĐT cần phải triệt tiêu bệnh thành tích. Ở đây không chỉ là tăng vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục, tăng vai trò của người đứng đầu mà còn phải tăng cường giáo dục học sinh tính trung thực, ngay từ cốt lõi chương trình không đặt nặng bệnh thành tích. Những văn bằng, chứng chỉ nếu không phù hợp thì cần bỏ bớt, giảm tải cho giáo viên cũng chính là cách giảm tiêu cực, củng cố niềm tin của giáo viên với nghề. “Giáo dục hiện nay đang “chạy” song song hai chương trình, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Tức là vai trò, trọng trách của người giáo viên rất nặng nề. Để đội ngũ giáo viên vững niềm tin, say mê, tự nguyện trong đổi mới thì có lẽ không phải chỉ là sự hô hào mà tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cần giảm bớt áp lực cho giáo viên, để thầy cô chuyên tâm vào chuyên môn. Các chương trình bồi dưỡng, tập huấn giáo viên cần được thiết kế có trọng tâm, trọng điểm, ngắn gọn”, ThS. Thanh Mai cho biết.

Nhưng trên hết, theo ThS. Thanh Mai, đời sống của giáo viên phải được cải thiện, quan tâm hơn nữa. Người thầy không thể nào say mê với nghề, không thể nào vững tin vào nghề, tin vào mình khi còn quá nặng gánh về “cơm áo gạo tiền”. Các vấn đề về lương, thưởng, phụ cấp cho giáo viên cần phải được nghiên cứu, quan tâm đúng mực nhất.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)