Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Hãy đến với giáo dục trong điều kiện bình thường để hiểu và chia sẻ

Tạp Chí Giáo Dục

Lâu nay, đã thành thông lệ, để thể hiện sự quan tâm đối với giáo dục, vào ngày khai giảng năm hc mi, lãnh đạo Trung ương và địa phương thường đến dự lễ khai giảng tại các trường. Chuyện lãnh đo phát biểu, đánh trống… dư luận đã đ cp và nhiu ngưi cũng đã nhận ra vấn đề; có địa phương tuyên bố là năm nay lãnh đạo không đánh trống, không phát biểu tại lễ khai giảng.


Giáo viên đón hc sinh lp 1 trong l khai ging năm hc mi ti Trưng Tiu hc Trn Hưng Đo, Q.1, TP.HCM (nh minh ha). Ảnh: Đ.Yến

Lãnh đạo đi dự khai giảng, nên đến trường nào?

Thực tế lãnh đạo đến dự khai giảng năm học mới là vinh dự nhưng cũng tạo ra gánh nặng cho trường, cho địa phương. Nếu lãnh đạo cao cấp thì phải chuẩn bị hết sức chu đáo, cả về mặt an ninh, rồi kịch bản đón tiếp, khâu chuẩn bị, tổng duyệt, cực kỳ công phu và căng thẳng, vất vả. Lãnh đạo Trung ương về, thì nhiều lãnh đạo tỉnh, huyện cùng về, khâu đón tiếp không hề đơn giản. Nào là chỗ ngồi, bảng tên, kính thưa… Sau lễ khai giảng, nhiều hiệu trưởng bơ phờ vì mệt mỏi, căng thẳng. Thế là, thương nhau như thế bằng mười làm khổ nhau. Câu chuyện hậu trường của buổi lễ là thế, chỉ có điều không ai dám nói ra.

Tuy nhiên, trường có lãnh đạo Trung ương về thì trên cả nước cũng rất ít. Chủ yếu là lãnh đạo tỉnh, huyện, xã. Thông thường, các trường chuyên, trường điểm, trường chất lượng cao luôn đứng đầu danh sách được lãnh đạo về dự lễ khai giảng. Đối với những trường này, mọi cái đã ở đỉnh cao, cả về cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục, đội ngũ giáo viên… nên lãnh đạo về thì họ càng thêm rực rỡ và vinh quang. Trong khi đó, các trường vùng sâu vùng xa, vùng biên giới…; các điểm trường lẻ, khó khăn chồng chất, thành tích cũng rất khiêm tốn, thì hầu như không được lãnh đạo chọn về dự lễ khai giảng. Đây là những cơ sở giáo dục rất cần sự quan tâm, chia sẻ, động viên từ các cấp lãnh đạo. Nếu lãnh đạo tỉnh, huyện đến dự lễ khai giảng sẽ tạo ra ấn tượng và sự xúc động thực sự đối với nhà trường, giáo viên và học sinh. Còn những trường chuyên, trường điểm, trường chất lượng cao, lãnh đạo không cần động viên, họ vẫn ở đỉnh cao rồi. Mà quan tâm đến giáo dục, đâu chỉ mỗi lễ khai giảng năm học mới. Hãy đến với giáo dục trong điều kiện bình thường, tự nhiên để hiểu, thông cảm và chia sẻ. Hãy tuyệt đối nghiêm cấm và xử lý nghiêm khắc các hành vi tiêu cực trong tuyển dụng viên chức, điều động, thuyên chuyển, bổ nhiệm cán bộ quản lý; tạo điều kiện cho giáo viên công tác thuận lợi nhất; tiết kiệm các khoản chi, các dự án không cần thiết để đầu tư cho giáo dục; nghiêm cấm lạm thu, xây dựng các quỹ từ thiện có kinh phí lớn để hỗ trợ cho giáo viên và học sinh đặc biệt khó khăn; thu hút nhân tài cho ngành giáo dục…

Giáo dục ngày càng xa rời những lời dạy của Bác Hồ?

Cả nước, mọi cơ quan, đơn vị đều hô hào “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đương nhiên ngành giáo dục cũng không ngoại lệ, nếu không nói là đang hưởng ứng mạnh mẽ nhất. Những hình ảnh, lời dạy của Bác Hồ đối với thầy cô, học sinh được trình bày tại những nơi trang trọng nhất ở các trường học. Nhưng nghịch lý là, một bộ phận không nhỏ trong ngành giáo dục, nhà trường, giáo viên… ngày càng xa rời tư tưởng của Bác về giáo dục. “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” là lời dạy của Bác Hồ đối với thiếu nhi, cũng là kim chỉ nam của đạo đức, của ngành giáo dục. Nhưng, trái với lời dạy của Bác, bệnh thành tích trong giáo dục ngày càng diễn biến phức tạp, bịt chỗ này thì lòi ra chỗ khác, muôn hình muôn vẻ. Biểu hiện của “bệnh thành tích” là thích khoe khoang, thổi phồng thành tích, lờ đi mọi sai lầm, khuyết điểm, trái ngược với khiêm tốn, thật thà. Vì “bệnh thành tích” mà sinh ra gian dối, tiêu cực…, nghĩa là không thật thà như lời khuyên của Bác Hồ.


Hc sinh mt trưng THPT trên đa bàn TP.HCM d l khai ging năm hc mi (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Thật thà, trung thực là gốc rễ của đạo làm người, của đạo đức xã hội. Gian dối sẽ làm nhân cách hủy hoại, xã hội đảo điên, rối loạn, suy đồi. Thế nhưng, trong giáo dục, biết bao nhiêu trò gian dối, hình thức đang ngày đêm ăn mòn thể trạng vốn đã ốm yếu của ngành. Tiêu biểu nhất là cuộc thi khoa học kỹ thuật với những đề tài, dự án… do học sinh phổ thông thực hiện làm bao giáo sư, tiến sĩ ngạc nhiên. Sau khi có quy định xét tuyển đại học bằng học bạ, điểm tổng kết cuối năm của học sinh bỗng cao vọt lên một cách khủng khiếp, bất thường. Đây cũng là một ví dụ sinh động cho hiện tượng gian dối trong giáo dục.

Bác Hồ luôn mong muốn có một nền giáo dục miễn phí dành cho tất cả trẻ em. Người nhiều lần nhắc đến mô hình giáo dục miễn phí ở Liên Xô với mong muốn một ngày nào đó sẽ được hiện thực hóa trên đất nước ta. Thực tế Đảng và Nhà nước đã thực hiện chính sách phổ cập đối với giáo dục tiểu học, nghĩa là bậc học này được miễn phí; sắp tới sẽ phổ cập lên THCS và THPT. Đây là một mong ước cháy bỏng của Bác Hồ. Luật Giáo dục Việt Nam cũng luôn khẳng định nguyên lý của nền giáo dục Việt Nam là giáo dục xã hội chủ nghĩa. Thế nhưng, điều gì đang xảy ra? Ngay sau khi dịch bệnh vừa chấm dứt, người dân kiệt quệ, Bộ GD-ĐT đã tham mưu Nghị định 81 thu học phí có mức tăng gấp 5 lần so với mức cũ, thậm chí còn đề ra mức tăng 5%/năm. Tiền trường, tiền sách, tiền học thêm… đã trở thành gánh nặng và nỗi ám ảnh đối với những gia đình nghèo. Nhiều hiệu trưởng, giám đốc Sở GD-ĐT đã bị khởi tố về hành vi tham nhũng. Năm nào vào đầu năm học, không nơi này thì nơi khác, rộ lên các thông tin về tình trạng lạm thu… Còn nữa, Bác Hồ là người rất giản dị và thực tế. Bác luôn mong có nền giáo dục học đi đôi với hành, lý thuyết song song với thực tế, phát huy ứng dụng làm cho dân giàu, nước mạnh. Bác Hồ cực kỳ trọng dụng những nhân tài, những người có thực tài. Thế nhưng, thực tế hiện nay đang có hiện tượng tràn ngập về thành tích, bằng cấp và danh xưng nhưng lại thiếu vắng và khô hạn những sáng chế, sáng tạo, những công trình khoa học có tính ứng dụng cao.

Rõ ràng những việc làm như trên là trái ngược với tư tưởng, quan điểm của Bác Hồ về một nền giáo dục dành cho mọi người, hiệu quả, thực tế và mang tính nhân văn sâu sắc.

Trn Quang Đi

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)