Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Hãy đi bộ an toàn!

Tạp Chí Giáo Dục

Theo tng kết ca Phòng Cnh sát giao thông đưng b – đưng st Công an TP.HCM, trong 5 tháng qua (t 16-11-2018 đến ngày 15-4-2019), trên đa bàn TP.HCM đã xy ra 17 v TNGT liên quan đến ngưi đi b khiến 16 ngưi chết và 2 ngưi b thương.

Ngưi đi b không đưc leo qua di phân cách, nên qua đưng  nơi có cu vưt hoc vch k đưng đ đm bo an toàn

Nhng v tai nn thương tâm

Chỉ sau 3 ngày lực lượng chức năng công bố số vụ TNGT có liên quan đến người đi bộ, TP.HCM lại xảy ra thêm một vụ tai nạn nữa vào sáng 26-4 tại khu vực cầu vượt Linh Xuân (quận Thủ Đức). Vụ việc xảy ra khi nam thanh niên (khoảng 26 tuổi) đi bộ băng ngang qua cầu vượt thì bất ngờ va chạm với xe container (BKS tỉnh Bình Dương) đang lưu thông theo hướng cầu vượt Sóng Thần đi khu du lịch Suối Tiên. Hậu quả vụ tai nạn khiến nạn nhân tử vong tại chỗ sau khi bị xe đầu kéo cán ngang qua người. Sau đó, Công an quận Thủ Đức đã phong tỏa hiện trường điều tra nguyên nhân vụ tai nạn và nỗ lực giải tỏa ùn tắc kéo dài hơn 2km. Tương tự, vào ngày 2-3, trên địa bàn quận 12 cũng xảy ra vụ TNGT đối với người đi bộ. Vụ việc xảy ra khi anh Châu Thon Thon (21 tuổi, ngụ xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đi bộ tại giao lộ Nguyễn Ảnh Thủ – Tô Ký thì bị xe tải do tài xế Nguyễn Văn Trọng (22 tuổi, ngụ Cần Thơ) đụng phải khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.

Không chỉ riêng TP.HCM, TNGT liên quan đến người đi bộ cũng xảy ra phổ biến ở các địa phương khác gây tử vong cho nhiều người bộ hành. Trong đó có vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 5 giờ 30 sáng 16-3, trên quốc lộ 51 (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Nạn nhân là 2 nữ tu khi đi bộ qua đường trên quốc lộ 51, thì bị ô tô mang biển kiểm soát TP.HCM do tài xế V.Đ.L (31 tuổi, ngụ Bà Rịa) điều khiển tông trúng. Hậu quả vụ tai nạn khiến nữ tu Phan Thị Nhì (75 tuổi) tử vong tại chỗ, người còn lại cũng tử vong sau khi cấp cứu ở bệnh viện.

Nhng gii pháp khc phc

Theo nhận định của lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt Công an TP.HCM, nguyên nhân dẫn đến TNGT phần lớn là do người đi bộ không tuân thủ Luật Giao thông đường bộ, qua đường không đúng nơi quy định làm người điều khiển phương tiện khác không xử lí kịp, dẫn đến va chạm trực tiếp với người đi bộ hoặc do tránh người đi bộ mà gây TNGT với các phương tiện khác. Bên cạnh đó, còn có một số trường hợp người đi bộ chấp hành đúng Luật Giao thông, nhưng người điều khiển phương tiện không chú ý quan sát hoặc không nhường đường cho người đi bộ nên đã xảy ra TNGT gây thương vong cho người bộ hành. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có hơn 1,2 triệu người chết do TNGT đường bộ, trong đó khoảng 22% số người tử vong là người đi bộ. Riêng tại Việt Nam, số người đi bộ tử vong vì TNGT chiếm khoảng 14% trong tổng số các vụ TNGT.

Bên cnh các gii pháp ca cơ quan chc năng, điu quan trng nht vn là s ch đng phòng tránh TNGT. Đ làm đưc điu này, đòi hi ngưi đi b và các đi tưng tham gia giao thông phi tuân th theo đúng quy tc tham gia giao thông, luôn ghi nh và thc hin khu hiu “Hãy đi b an toàn”.

Để chấn chỉnh, hạn chế vi phạm cũng như phòng ngừa các vụ TNGT xảy ra có liên quan đến người đi bộ, trong thời gian qua, các cơ quan chức năng đã lắp đặt cầu vượt dành cho người đi bộ tại các điểm nút giao thông trọng điểm, trước cổng một số bệnh viện, trường học hoặc bố trí thêm các vạch đi bộ qua đường. Tuy nhiên, nhiều người vẫn bất chấp sang đường không đúng quy định dù biết rất nguy hiểm. Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong công tác bảo đảm trật tự ATGT, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt Công an TP cho biết đã tăng cường bố trí lực lượng tuần tra kiểm soát tại các khu vực, tuyến đường trọng điểm có lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông đông đúc, phức tạp để tiến hành kiểm tra, lập biên bản xử lý nghiêm đối với các trường hợp người đi bộ vi phạm. Đồng thời, lực lượng chức năng còn tăng cường tổ chức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp Luật Giao thông đường bộ trên các phương tiện truyền thông, tại các trường học, cơ quan, xí nghiệp, cộng đồng dân cư để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, kỹ năng tham gia giao thông an toàn. Qua đó nhằm ngăn chặn tình trạng người đi bộ vi phạm, giảm thiểu được các vụ TNGT đáng tiếc do đối tượng này gây ra hoặc chính các đối tượng này là nạn nhân.

Theo Điều 32 Luật Giao thông đường bộ, để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, người bộ hành cần tuân thủ những quy định sau: “Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành riêng, thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, và chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường. Đặc biệt, người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy. Khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường”.

Đinh Vũ

 

Bình luận (0)