Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Hãy trả lại vị thế cho người thầy!

Tạp Chí Giáo Dục

Sinh thi, Ch tch H Chí Minh đã tng nói, ngh thy giáo rt quan trng, rt v vang. Nhiu năm qua, Đng và Nhà nưc đã xác đnh, GD-ĐT là quc sách hàng đu. Song, trên thc tế, các thy, cô giáo đã đưc đánh giá đúng vai trò, v trí quan trng ca mình hay chưa. Theo tôi có l là chưa…


Các thy, cô giáo ch mong đưc xã hi, hc sinh, ph huynh coi trng

1.Hiện cả nước còn thiếu hơn 106.000 giáo viên (GV); trong đó, mầm non thiếu 44.000 GV, tiểu học thiếu gần 33.000 GV, THCS thiếu trên 18.000 GV và THPT thiếu gần 12.000 GV. Năm 2022, cả nước có hơn 16.000 GV bỏ việc trong tổng số 1,6 triệu GV – tính bình quân cứ 100 GV thì có 1 người bỏ việc, chiếm tỷ lệ 1%.

Những con số biết nói này lại một lần nữa khiến dư luận phải đặt câu hỏi “vì đâu nên nỗi?”.

Các cụ ngày xưa đã từng nói “Không thầy đố mày làm nên”, còn trong thời đại mới thì ai cũng biết chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ GV. Nhưng đội ngũ GV của chúng ta đang như thế nào? Nếu nói “không chỉ thiếu mà còn yếu”, chưa hẳn đã là sai.

Mặc dù năm 2022, điểm chuẩn vào một số trường sư phạm khá cao, thậm chí ở một số khoa, ngành còn rất cao. Nhưng những năm trước đó thì sao? Chẳng phải chúng ta đã từng có câu “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”; chẳng phải sự thật có những trường sư phạm điểm đầu vào 3 môn chỉ trên dưới 10 điểm thôi sao… Đầu vào thấp như vậy, mong gì đầu ra cao.

Vâng. Vì đầu ra không cao nên ngành GD-ĐT mới có những GV yếu chuyên môn, thiếu kỹ năng sư phạm. Hậu quả đã dẫn tới tình trạng có một số GV đánh học sinh, có những lời lẽ – hành động xúc phạm học sinh, rồi tình trạng lạm thu trong trường học… Tuy nhiên đây chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh”, họ đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước dư luận xã hội. Và đương nhiên những GV không đủ chuyên môn, nghiệp vụ để làm thầy thì sớm muộn cũng bị học sinh tẩy chay, xã hội lên án; thậm chí họ phải rời xa môi trường sư phạm để trả lại trường học cho những thầy cô đúng chuẩn – cả về chuyên môn, nghiệp vụ lẫn đạo đức.

2.Hiện nay công tác tuyển dụng trong ngành GD-ĐT đang dần được siết lại. Không chỉ là bằng cấp đúng chuẩn theo yêu cầu vị trí việc làm mà còn là năng lực thực sự.

Đơn cử như ngành GD-ĐT TP.HCM, năm học nào cũng có nhu cầu tuyển cả chục ngàn GV các cấp, mặc dù Sở GD-ĐT, các phòng GD-ĐT quận, huyện… tổ chức nhiều đợt tuyển dụng trong năm nhưng chưa năm học nào đủ. Nguyên nhân một phần nhỏ là do không có nguồn tuyển, thiếu nguồn chủ yếu là ứng viên cho các vị trí GV ngoại ngữ, tin học, nhạc, họa. Nhưng nguyên nhân chính là công tác tuyển dụng “cực gắt”. Cụ thể như tuyển dụng GV THPT do Sở GD-ĐT TP tổ chức. Các ứng viên sau khi đáp ứng đủ yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu vị trí việc làm, sơ yếu lý lịch… thì lọt vào vòng 1. Theo đó, năm 2022 có 869 ứng viên vào vòng 1. Các ứng viên này phải tham gia kiểm tra kiến thức chung (phần 1 – 60 câu hỏi về hiểu biết pháp luật viên chức; chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật về ngành lĩnh vực tuyển dụng; phần 2 – 30 câu ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc Pháp, hoặc Trung) theo yêu cầu vị trí việc làm). Kết quả, có 386 ứng viên rớt. Còn lại 483 ứng viên lọt vào vòng 2. Tại vòng 2, các ứng viên phải thi thực hành bằng cách dạy thử trong thời gian 30 phút. “Học sinh” của các ứng viên này là những thầy, cô giáo có kinh nghiệm và chuyên môn đang dạy tại các trường THPT trên địa bàn TP. Do vậy những ứng viên có “đầu ra” thấp, không có tố chất làm GV sẽ “out” ngay.

Nhờ tuyển dụng kiểu “đãi cát tìm vàng” như vậy, cùng với việc bồi dưỡng hàng năm mà ngành GD-ĐT TP.HCM đã có được đội ngũ GV “đủ về chất” để thực hiện sứ mệnh “trồng người”.


Công vic ca giáo viên mm non rt vt v nhưng thu nhp li thp nht trong ngành GD-ĐT

3.Theo ông Phạm Tuấn Anh – Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT), sở dĩ cả nước đang thiếu hơn 106.000 GV là từ năm 2015 trở về trước, nhiều địa phương có tỷ lệ GV/lớp thấp (do chỉ tiêu biên chế được giao chưa đủ định mức, bậc tiểu học triển khai chương trình dạy học 1 buổi/ngày nên giao biên chế 1,2 GV/lớp). Từ năm 2015 đến nay, thực hiện chủ trương dạy học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học, định mức nâng lên 1,5 GV/lớp nhưng biên chế giáo dục không tăng thêm. Trong khi đó, số lượng học sinh tăng đều hàng năm, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM… Bên cạnh đó, thu nhập chưa tương xứng nên khó thu hút nguồn tuyển ở những môn đặc thù như tiếng Anh, tin học.

Nói về tình trạng thiếu GV, GV bỏ việc, ông Nguyễn Kim Sơn – Bộ trưởng Bộ GD-ĐT – cho rằng, với GV mầm non, một số tỉnh không tuyển được vì không có nguồn, thậm chí có nguồn nhưng nhiều người lại chọn làm việc khác để có thu nhập cao hơn. Bậc mầm non dạy các cháu rất vất vả, vừa dạy, vừa dỗ, chăm sóc – áp lực rất cao, camera quay suốt, bố mẹ theo dõi từng giờ, từng phút… trong khi thu nhập lại thấp nhất, người mới vào chỉ 3 – 4,5 triệu đồng/tháng. Còn với tiểu học và phổ thông, việc đổi mới trong chương trình giáo dục phổ thông yêu cầu nâng cao chất lượng của GV. Từ yêu cầu đổi mới, áp lực tăng lên dẫn đến một số GV tìm việc khác. Chưa kể hiện nay có cả giáo dục tư nên GV chuyển sang trường ngoài công lập.

Theo ông Sơn, để khắc phục tình trạng GV bỏ việc, thiếu GV, Bộ GD-ĐT đang tiến hành rà soát văn bản quy phạm pháp luật, trong đó vấn đề tăng lương, tăng phụ cấp cho GV mầm non, tiểu học cần được thực hiện cấp bách. Bên cạnh đó cải thiện môi trường làm việc, hỗ trợ chuyên môn để giúp GV yên tâm công tác…

Lực lượng GV chiếm đến gần 70% tổng số công chức, viên chức nên việc nâng lương không thể một sớm, một chiều là giải quyết được. Song, chỉ cần các cấp, các ngành thực sự quan tâm đến GD-ĐT, coi GD-ĐT là quốc sách hàng đầu thì đã phần nào an ủi thầy, cô giáo rồi; chỉ cần học sinh, phụ huynh và xã hội tôn trọng nghề giáo là thầy, cô vui rồi. Bởi với nhiều thầy, cô, khi đã chọn nghề giáo là chọn cuộc sống thanh đạm chứ không phải giàu sang…

Hòa Triu

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)