Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Hãy tự tin bước vào giảng đường đại học

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Nhằm trợ giúp sinh viên năm nhất thích ứng và hòa nhập với môi trường thành thị; chia sẻ kinh nghiệm học tập; cung cấp các chính sách cho vay học tập; kinh nghiệm tìm nhà trọ giá rẻ và an toàn…, sáng nay, TS Nguyễn Khắc Cảnh, Trưởng ban Công tác SV ĐH Quốc gia TPHCM; Th.S Trần Đình Lý, Trưởng phòng Công tác Chính trị SV ĐH Nông Lâm TPHCM; Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội TPHCM Trần Văn Tiên; Phó Chủ tịch Hội Sinh viên TP Giang Ngọc Phương  đã có buổi giao lưu trực tuyến cùng bạn đọc báo SGGP online.

Sau đây là nội dung chi tiết:

TBT Báo SGGP Trần Thế Tuyển (đứng thứ nhất, bên phải) và các khách mời tham gia buổi giao lưu trực tuyến tại SGGP Online

Thuý Hà – Nữ – Đà Lạt

Cha mẹ khó yên lòng khi để con mình đi học phương xa. Nhưng con không bay ra ngoài XH thì cũng khó thành nhân, thành tài. Tôi muốn biết các trường ĐH có những chương trình hay hoạt động gì giáo dục cho SV ? Hay là các trường để SV “tự chủ”?
Ô. Giang Ngọc Phương – PCT HSV TP.HCM: Tâm lý cha mẹ khi con rời xa gia đình là rất lo lắng. Tuy nhiên, các cô bác yên tâm vì đã có các tổ chức đoàn thể quan tâm và chăm lo. Tại TP Hồ Chí Minh, các em có thể tham gia sinh hoạt Đoàn – Hội sinh viên tại trường mình sinh hoạt hoặc đến các Nhà văn hóa của giới trẻ (NVH Thanh niên – 4 Phạm Ngọc Thạch, Quận 1 hoặc NVH Sinh viên – 643 Điện Biên Phủ, Quận 3).

Điều đầu tiên, tôi cũng nhờ cha mẹ các em dặn dò các em mang theo sổ đoàn viên (chuyển sinh hoạt từ trường Phổ thông) khi đi đăng ký nhập học. Mỗi trường tại bàn tiếp sinh đều có 1 bàn của Đoàn – HSV trường đăng ký và giới thiệu nhiều chương trình xã hội để các em tham gia. Ngoài giờ học kiến thức, các em có thể tham gia nhiều CLB đội nhóm của Đoàn – Hội, tham gia các lớp kỹ năng xã hội, tham gia sinh hoạt các đội nhóm sở thích, học tập hoặc CTXH, và tham gia các cuộc thi, chiến dịch tình nguyện… Nhưng việc tham gia đó cần các em chủ động hơn, mạnh dạn đăng ký từ lớp học, chi đoàn và tại Văn phòng Đoàn – HSV trường.

Hy vọng, sau khi ra trường các em sẽ được bổ sung nhiều kiến thức thực tế bên cạnh kiến thức chuyên môn để trở thành người có ích.

Thanh Hùng – Nam 60 tuổi – Tân Bình

Con tôi vừa đậu vào ngành nông học của phân hiệu ĐH Nông Lâm tại Gia Lai. Vậy chương trình và chất lượng giảng dạy tại phân hiệu này so với cơ sở tại TPHCM có khác gì không?

Th.S Trần Đình Lý – Trưởng Phòng Công tác Sinh viên, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM: Xin chúc mừng Bác có Con đậu vào ngành nông học của trường vì ngành này là một trong những ngành có số lượng TS đăng ký khá nhiều. Ngành Nông học ở tại trường hay tại Phân hiệu đều có cùng nội dung, chương trình đào tạo, đội ngủ giảng viên, chỉ có khác nhau về..vị trí địa lý, do đó, nói chung, sinh viên sẽ được thụ hưởng những quyền lợi bình đẳng và chất lượng giảng dạy như nhau.

Hoàng Hoa – Nữ – hoa@gmail.com

Xin hỏi việc làm thủ tục vay vốn cho con đi học có phải tốn phí gì không? Nếu không thì tại sao ở địa phương tôi (tỉnh Lâm Đồng) khi làm xong thủ tục và nhận tiền thì nhân viên ngân hàng bảo tôi phải đóng phí 10.000 đồng?

Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội TPHCM Trần Văn Tiên. Ảnh: Mai Hải

Trần Văn Tiên – Phó giám đốc NHCSXH TP.HCM: Nếu vay vốn cho con học tập tại hệ thống các chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội trên toàn quốc, ngoài tiền lãi phải trả theo quy định của chính phủ thì hộ gia đình không phải tốn thêm bất cứ một khỏan chi phí nào. 

Thanh Kiều – Nữ – Bình Thuận

Hội SV của trường có giới thiệu nhà trọ hay việc làm cho SV không? Nhà em rất khó khăn, em muốn vừa đi học, vừa đi làm đỡ đần gánh nặng cho ba mẹ.
Ô. Giang Ngọc Phương – PCT HSV TP.HCM: Tại mỗi trường đều có ban hỗ trợ sinh viên, trung tâm Hỗ trợ sinh viên. Bạn có thể liên hệ Văn phòng Đoàn – HSV trường để được hướng dẫn tư vấn. Hoặc ở góc độ Thành phố, bạn có thể liên hệ Trung tâm Hỗ trợ sinh viên trực thuộc Hội sinh viên TP Hồ Chí Minh theo 3 địa chỉ:
– Khu vực Thủ Đức: Cơ sở 2 Thủ Đức của Trung tâm Hỗ trợ sinh viên tại Khu dịch vụ đời sống sinh viên Đại học Quốc gia – KP6 P Linh Trung, Quận Thủ Đức
-Nội thành: Văn phòng 33 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1

– Khu vực Chợ Lớn: Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, 643 Điện Biên Phủ, P1, Q3.
Trung tâm Hỗ trợ sinh viên đã có nhiều chổ trọ, việc làm thêm, các lớp kỹ năng, các chương trình học bổng để hổ trợ sinh viên đầu năm. Bạn hãy đến liên hệ trực tiếp để được hỗ trợ.

Huỳnh Nguyễn – Nữ – Phú Giáo

Đối với sinh viên năm nhất, kết quả học tập như thế nào sẽ bị đình chỉ học tập, xin cho em biết cụ thể?
Th.S Trần Đình Lý- Trưởng Phòng Công tác Sinh viên, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM: Thầy cung cấp cho em “bức tranh” về kỷ luật theo quy chế HSSV để em biết và tránh. (Điều 20. Hình thức kỷ luật và nội dung vi phạm)

1. Những HSSV có hành vi vi phạm thì tuỳ tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:

a) Khiển trách: áp dụng đối với HSSV có hành vi vi phạm lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ;

b) Cảnh cáo: áp dụng đối với HSSV đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng hành vi vi phạm có tính chất thường xuyên hoặc mới vi phạm lần đầu nhưng mức độ tương đối nghiêm trọng;

c) Đình chỉ học tập 1 năm học: áp dụng đối với những HSSV đang trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi HSSV không được làm;

d) Buộc thôi học: áp dụng đối với HSSV đang trong thời gian bị đình chỉ học tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ vi phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến nhà trường và xã hội; vi phạm pháp luật bị xử phạt tù (kể cả trường hợp bị xử phạt tù được hưởng án treo).

2. Hình thức kỷ luật của HSSV phải được ghi vào hồ sơ HSSV. Trường hợp HSSV bị kỷ luật mức đình chỉ học tập 1 năm học và buộc thôi học, nhà trường cần gửi thông báo cho địa phương và gia đình HSSV biết để quản lý, giáo dục.

3. Nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật thực hiện theo quy định Phụ lục kèm theo Quy chế này.

Hồ Thanh Trúc – Nữ – thanhtruc@yahoo.com

Xin thầy Lý cho em biết trong năm học 2008-2009, chương trình học của những tân sinh viên có gì thay đổi so với năm rồi không? Cách học ở ĐH có khác gì với cách học ở phổ thông?

Th.S Trần Đình Lý-: Năm học 2008 – 2009 là năm đầu tiên Trường Đại học Nông Lâm TPHCM thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ (HCTC) đối với khóa 2008 và sẽ có những thay đổi rất cơ bản về chương trình học, phương pháp học so với đào tạo theo niên chế và lại càng khác xa cách học ở phổ thông.

Nói một cách vắn tắt là nội dung chương trình thì mềm dẻo – mang tính liên thông còn đối với sinh viên thì chủ động – hiệu quả.

HCTC là một hình thức đào tạo được hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng vì nó phân chia kiến thức đào tạo thành những đơn vị học tập mà sinh viên (SV) có thể tự sắp xếp để tích lũy được ở những thời gian và không gian khác nhau.

Tùy điều kiện của mỗi người, người học có thể học nhanh hơn hay muộn hơn so với tiến độ bình thường, có thể thay đổi chuyên ngành học ngay giữa tiến trình học tập mà không phải học lại từ đầu.

HCTC còn tạo ra một “ngôn ngữ chung” giữa các trường ĐH, tạo điều kiện cho việc chuyển đổi SV giữa các trường trong nước và trên thế giới, rất thuận lợi trong các chương trình đào tạo liên kết.

Chúc em có sự chuẩn bị thật tốt để học đạt hiệu quả cao.

Trần Minh Thành – Nam 19 tuổi – minh_thanh151@yahoo.com – TPHCM
Năm nay em không đuợc ở KTX, em rất buồn vì bạn mình đuợc ở còn mình thì không. Có lẽ do tiêu chuẩn, đối tuợng ưu tiên. Nếu năm sau em đăng ký sớm hơn thì có đuợc giải quyết cho vào ở không? Hội sinh viên có giúp cho em được không?

Phó Chủ tịch Hội Sinh viên TP Giang Ngọc Phương. Ảnh: Mai Hải

 Ô. Giang Ngọc Phương – PCT HSV TP.HCM: Do số lượng chỗ ở trong KTX có hạn nên thông thường, các trường ưu tiên cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhất, số lượng này khá nhiều, và thông thường chỉ giải quyết cho tân sinh viên, sinh viên năm thứ 2 vì còn bỡ ngỡ với điều kiện xã hội. Còn từ năm 3,4 thì trường khuyến khích các bạn chủ động thuê chỗ ở bên ngoài.

Bạn có thể đến các văn phòng Hỗ trợ sinh viên của trường hoặc đến Trung tâm Hỗ trợ sinh viên thuộc Hội sinh viên Thành phố để được giúp đỡ. Chúng tôi sẽ hỗ trợ các yêu cầu chính đáng của các bạn sinh viên.

Ngọc Nguyên – Nữ –  Đồng Tháp

Em đang nộp đơn xin xét nguyện vọng 2 ở trường Đại học Quốc Tế ( thuộc Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh). Em đuợc biết, sinh viên của tỉnh nào, nếu ở Ký túc xá thì sẽ ở trong KTX do tỉnh đó xây dựng, nhưng tỉnh em thì không có. Vậy em co cách nào khác để đăng kí ở KTX không? Nếu không thi tìm nhà trọ ở đâu vừa tiện nghi, vừa an toàn?

TS. Nguyễn Khắc Cảnh, Trưởng Ban CTSV ĐHQG-HCM : Chào bạn Ngọc Quyên! KTX ĐHQG-HCM chủ yếu do các tỉnh xây dựng vì vậy KTX ĐHQG-HCM tiếp nhân sinh viên vào KTX theo thứ tự ưu tiên sau: Sinh viên ĐHQG-HCM ở các tỉnh có xây dựng Ký túc xá (KTX) tại ĐHQG-HCM và sinh viên thuộc diện chính sách ưu tiên theo quy định. Trường hợp của em có thể liên hệ với TT QL KTX ĐHQG-HCM để được hướng dẫn và giới thiệu ở tại KTX xã hội hóa.

Vo Minh Luan – Nam, 18 tuổi – luan1990 – Lam Dong

Nghe nói năm nay Trung tâm hỗ trợ SV TPHCM sẽ có 80.000 cuốn cẩm nang sẽ phát cho sinh viên? Vậy nội dung cẩm nang này là gì?.

 Ô. Giang Ngọc Phương – PCT HSV TP.HCM: Để hỗ trợ sinh viên đặc biệt là các bạn tân sinh viên, Trung tâm hỗ trợ sinh viên có biên soạn 1 cẩm nang sinh viên để tặng miễn phí cho các bạn.

Cẩm nang có các nội dung cơ bản sau:

– Các chương trình hoạt động Đoàn – Hội để hỗ trợ sinh viên,

– Các lớp kỹ năng mềm – kỹ năng thực hành xã hội,…

– Các địa điểm sinh hoạt – vui chơi dành cho sinh viên và giới trẻ.

– Các trường Ngoại ngữ – Tin học uy tín để học.

– Phương pháp học Đại học, học nhóm.

– Các lời khuyên của các chuyên gia giáo dục, các chuyên gia tâm lý, kinh nghiệm của các anh chị cựu sinh viên thành đạt.

– Các điểm ăn uống giá rẻ phù hợp túi tiền các bạn.

– Bản đồ xe buýt.

– …

Các bạn có thể liên hệ Trung tâm Hỗ trợ sinh viên Thành phố theo 3 địa điểm trên hoặc Văn phòng Đoàn – HSV các trường từ 30/9 để được nhận miễn phí.
Ngoài ra, các trường còn phát cho mỗi tân sinh viên 1 quyển “Sổ tay sinh viên”. Nếu em là Tân sinh viên, cứ đến nhập học sẽ được nhận 1 quyển. 

nguyễn viên an – Nam – annguyen09@yahoo.com

Chào thầy Phương. Lịch học của SV năm 1 không nhiều nên em muốn tìm việc làm thêm. Nếu đến trung tâm giới thiệu việc làm của hội SV thì có tốn lệ phí không?
Ô. Giang Ngọc Phương – PCT HSV TP.HCM: Đừng chủ quan. Năm 1 là năm có nhiều biến động đối với tân sinh viên. Bạn sẽ làm quen với cách học mới, bạn bè mới, và cách tự rèn luyện mình hoàn toàn độc lập, chủ động trong đó có việc rèn luyện thêm các kỹ năng thực hành xã hội bên cạnh kiến thức chuyên môn, rồi tìm việc làm thêm để đỡ đần gia đình. Nhưng trên hết là học tập tốt. Do đó, phải dành tâm sức cho việc học, phương pháp học, phương pháp bổ sung kiến thức. Nếu không bạn sẽ bị hụt hẫng thì sau này có muốn học tốt cũng khó.

Về việc làm thêm, bạn cứ đến liên hệ các Văn phòng Trung tâm Hỗ trợ sinh viên thuộc hệ thống tổ chức Đoàn – Hội để được hướng dẫn. Cơ bản là không tốn lệ phí. Chỉ yêu cầu đóng cọc phí trách nhiệm (cũng rất tượng trưng), sau khi các bạn được xác nhận vào làm việc rồi thì sẽ được trả lại.

Vo Minh Luan – Nam,  18 tuổi – luan1990 – Lam Dong

Vừa qua Phó Thủ tuớng, Bộ Trưởng Bộ GD-ĐT có khẳng định là mức vay tín dụng cho SV năm nay sẽ tăng lên từ 1 – 1,2 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên hiện nay khi làm thủ tục chúng tôi chỉ đuợc vay với mức 800.000 đồng/tháng. Xin Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết mức vay 1-1,2 triệu khi nào sẽ đuợc áp dụng?.
Trần Văn TiênPhó giám đốc NHCSXH TP.HCM: Hiện nay NHCSXH vẫn đang thực hiện mức vay tối đa 800.000đ/tháng theo quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ tài chính chủ trì cùng với các Bộ liên quan nghiên cứu đề xuất mức cho vay mới để Chính phủ quyết định. Ngân hàng chính sách xã hội sẽ thực hiện ngay khi Chính phủ ra quyết định mới về mức cho vay tối đa.   

Mỹ Hằng – Nữ – myhang@yahoo.com

Kính thưa thầy Phuơng. Em nghe nói bên Hội SV có tổ chức lớp dạy những kỹ năng sống cho SV năm 1. Vậy chuơng trình này là dạy những gì và khi nào mở lớp?

 Ô. Giang Ngọc Phương – PCT HSV TP.HCM: Như trên đã nói, bạn hãy đến Văn phòng Đoàn – HSV trường để được hướng dẫn. Có rất nhiều lớp kỹ năng để bổ trợ các bạn đủ khả năng sau này hội nhập nhanh với xã hội, làm quen với môi trường lao động hiện đại: kỹ năng học tập Đại học, kỹ năng đàm phán, lập kế hoạch học tập, kỹ năng văn phòng, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thông tin văn phòng, kỹ năng tìm thông tin trên mạng, kỹ năng xin việc, …

Các lớp này sẽ bắt đầu mở vào tháng 10 và kéo dài suốt năm theo những chuyên đề cụ thể thông báo tại các trường. Đến khi kết thúc chương trình sẽ có thi để cấp chứng chỉ cho các bạn hoàn thành khóa học.

Thông thường, các lớp kỹ năng được mở trong các ngày nghỉ (T7, CN) và mỗi chuyên đề chỉ từ 1 – 2 buổi học. Trung tâm Hỗ trợ sinh viên Thành phố có phối hợp với Học viện FPT – Arena để tổ chức các chuyên đề cho sinh viên. Bạn đến các văn phòng để đăng ký từ đầu tháng 10.

thuy vy – Nữ – thuyvy89@gmail.com

Em là tân sv của truờng ĐHKHXHNV nên phải học ở Thủ Đức nhưng muốn ở trong KTX 135B trần Hưng Đạo để tiện việc học ngoại ngữ, tin học có đuợc không ạ?.
Ô. Giang Ngọc Phương: Quan trọng là chỗ trọ của bạn ở chỗ nào. Đã có chỗ ở trong KTX 135B chưa?

Tại Thành phố có rất nhiều trung tâm tin học, ngoại ngữ để bạn có thể học. Khu vực Thủ Đức cũng có. Do đó, đầu tiên bạn hãy liên hệ tìm chỗ trọ trước, sau khi an cư rồi bạn có thể nhờ tư vấn để có những chỗ học tốt nhất.

Ví dụ: TT Ngoại ngữ ĐH Nông Lâm, TT Tin học ĐH Sư phạm Kỹ thuật là những TT có uy tín tại KV Thủ Đức mà giá cả rất sinh viên.  

 Các thí sinh đang chờ làm thủ tục nhập học. Ảnh: Mai Hải

 Nguyễn Thanh Hoa – Nữ – hellokitty@yahoo.com

Thưa thầy Giang Ngọc Phương. Em là SV năm 1 của truờng ĐH Khoa học tự nhiên, muốn tìm nhà trọ gần trường nhưng đã hết chỗ. Thầy có thể giới thiệu những chỗ trọ gần, an ninh.

Ô. Giang Ngọc Phương – PCT HSV TP.HCM: Bạn có thể liên hệ đến TT Hỗ trợ sinh viên trường hoặc các Văn phòng của TT Hỗ trợ sinh viên Thành phố để được giúp đỡ. có chỗ trọ phù hợp Tiêu chí của tổ chức Đoàn – Hội luôn là tìm chỗ trọ thân thiện, an toàn cho sinh viên. Chỉ cần bạn không yêu cầu quá cao (ví dụ: thuê nguyên căn,…) thì luôn được đáp ứng. Hiện TT đang còn hơn 1.000 chỗ để hỗ trợ sinh viên. 

Minh Toàn, Quang Huy – Nam – SV năm 1 ĐHKHXH – NV

Thưa thầy Cảnh, khu vực xung quanh ĐHQG rất phức tạp với nhiều quán trọ, quán cafée, nhà nghỉ…, nhiều SV rất sợ “gần mực thì đen”, nhất là SV năm cuối. Làm sao tránh được những cạm bẫy này ? Khu vực này đi ban đêm cũng không an toàn.
TS.Nguyễn Khắc Cảnh, Trưởng ban CTSV – ĐHQG-HCM. Chào các bạn Minh Toàn, Quang Huy và Nam; Chắc các bạn đã ở ngoại trú tại khu vực xung quang các trường thành viên của ĐHQG và đúng như các bạn nhận xét, khu vực này con có những phức tạp, nhất là vấn đề an ninh trật tự xã hội, ít nhiều ảnh hưởng tới việc sống và học tập của SV.

Trong năm học qua ĐHQG-HCM đã phối hợp với chính quyền, công an địa phương tiến hành nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng như các bạn hỏi, như:

– Công an tiến hành nhiều đợt truy quét các đối tượng trộm cắp, cướp giật; tăng cường các đợt tuần tra của các đội dân phòng và đội bảo vệ của TT QLKTX

– Tăng cường công tác quản lý đô thị, quản lý các hàng quán dịch vụ tại kho vực này, ngăn chặn việc lấn chiếm lòng lể dường để buôn bán, lập lại trật tự ký cương cảnh quan đô thị tại khu vực

– Thành lập các đội tự quản sinh viên ngoại trú; khu dịch vụ công cộng phục vụ sinh viên

– Các trường cho phép và tạo điều kiện cho sinh viên ngoại trú được vào trường, TTKTX lấy nước sạch về sinh hoạt. Tăng cường các hoạt động Văn-Thể-Mỹ tại TT QLKTX để tạo sân chơi và thu hút sinh viên ngoại trú và tham gia các hoạt động này…..

Trong năm học mới tất cả các hoạt động trên sẽ được đấu tư để tăng cường hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Rất mong các bạn sinh viên cùng tích cực, chủ động tham gia các hoạt động trên, đồng thời nâng cao ý thức tự quản để biết chọn lựa những hoạt động, những nơi chốn đến vui chơi giải trí một cách có ích. Mọi thông tin liên quan đến tình hình sinh viên ngoại trú tại khu vực này các bạn có thể liên hệ với anh Trần Việt Thắng, chuyên viên Ban CTSV, ĐT: 0903.113.350. Chúc các bạn Khỏe, Vui và nhiếu thành công trong học tập     

LĂNG KÌ BÌNH – Nam, 20 tuổi – LANGKIBINH@YAHOO.COM – Huế

Có thể vay vốn NH chính sách xã hội ở đâu? Có thể vay gần nơi SV học không? Tại sao địa phương yêu cầu phải có giấy xác nhận hộ nghèo trong khi chỉ thị của Thủ tướng không yêu cầu.

Trần Văn Tiên – Phó giám đốc NHCSXH chi nhánh TP.HCM: Nếu đủ điều kiện theo quy định Hộ gia đình HSSV sẽ được vay vốn tín dụng học tập tại NHCSXH Quận, huyện, thị xã nơi hộ gia đình thường xuyên sinh sống. HSSV mồ côi cả cha và mẹ hoặc chỉ một trong hai người nhưng người còn lại không có khả năng lao động được UBND xã, phường xác nhận sẽ được vay vốn học tập tại NHCSXH nơi nhà trường đóng trụ sở. Theo quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV, đối tượng được vay vốn chương trình gồm: Hộ nghèo; Hộ gia đình có thu nhập đến 150% thu nhập của hộ nghèo; Hộ gia đình gặp khó khăn đột xuất về tài chính do thiên tai, dịch bệnh được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận đối tượng được NHCSXH cho vay vốn tín dụng học tập.   

Ngô Quỳnh Hương – Nữ – Bình Thạnh

Em nghe các anh chị SV khuyên: Học đại học là học đại. Giai đoạn đầu học kiến thức tổng quát không cần mất sức nhiều mà chỉ cần tập trung sức vào 2 năm cuối. Điều này có đúng không? Xin cám ơn các thầy.

Th.S Trần Đình Lý, Trưởng phòng Công tác Chính trị SV ĐH Nông Lâm TPHCM. Ảnh: Mai Hải

Th.S Trần Đình Lý :  Em nên có sự cân nhắc chọn lọc đối với các lời khuyên của bạn bè và thậm chí của các anh chị sinh viên. Có thể các anh chị đang “thử” em đấy. Không thể có chuyện “học đại” đâu.

Học ở bậc đại học rất khác ở bậc phổ thông, trong đó rất đề cao tính chủ động, tự giác của bản thân sinh viên. Nếu em không chú ý học những kiến thức cơ bản, cơ sở, tổng quát thì đi vào chuyên ngành có thể em sẽ gặp một số khó khăn nhất định.

Đương nhiên, vào giai đoạn chuyên ngành, có thể em sẽ có những sự đam mê riêng đối với ngành nghề mà mình lựa chọn, nếu nắm vững kiến thức cơ bản, em sẽ thành công! 

Trần Hoàng Minh – Nam, 18 tuổi – minhhoang@gmail – Phù Mỹ

Theo như anh Giang Ngọc Phuơng cho biết thì đến 30-9 mới phát cuốn cẩm nang. Vậy tại sao TT không tiến hành phát sớm hơn để SV thuận tiện hơn khi làm thủ tục nhập học?.
Ô. Giang Ngọc Phương – PCT HSV TP.HCM: Do là một đơn vị thuộc tổ chức Hội sinh viên vận động nguồn lực xã hội để chăm lo cho sinh viên. Do đó, trong việc in ấn cẩm nang chúng tôi cũng hoàn toàn không lấy nguồn kinh phí từ Nhà nước mà vận động các doanh nghiệp hỗ trợ in ấn. 

Vo Minh Luan – Nam 18 tuổi – luan1990 – Lam Dong

Em là học viên tại trung tâm dạy nghề Q.3, TPHCM. Và thời gian học nghề của em là 6 tháng. Vậy em có đuợc vay vốn để học không?

Trần Văn Tiên – Phó giám đốc NHCSXH chi nhánh TP.HCM: Theo quy định, NHCSXH có cho vay vốn học nghề(kể cả thời gian học ngắn như bạn nêu). Tuy nhiên Hộ gia đình bạn phải được UBND xã xác nhận đối tượng đủ điều kiện vay vốn thì NHCSXH mới cho vay .     

Nguyễn Đức Tiến – Nam – TP. HCM

Ngoài học bổng chính sách của nhà nước, trường còn có những suấtt học bổng nào khác từ các cơ quan, cá nhân, tổ chức? Điều kiện đạt được có khó không ạ? Xin thầy hướng dẫn để em phấn đấu học tốt từ bây giờ.

Th.S Trần Đình Lý – Trưởng Phòng Công tác Sinh viên, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM: Câu hỏi của em rất có ý nghĩa. Theo xu hướng xã hội hóa giáo dục, hiện nay có ngày càng nhiều các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan, các hội đoàn, cá nhân … tài trợ kinh phí (trang thiết bị, học bổng, miễn giảm học phí…) cho ngành giáo dục và đào tạo.

Ở trường Đại học Nông Lâm TP.HCM hiện nay có rất nhiều học bổng (ngoài ngân sách). Chi tiết về các nguồn học bổng và điều kiện cho từng nguồn có khác nhau, mời em xem tại địa chỉ website: www.nls.hcmuaf.edu.vn. Chúc em học tốt và có nhiều cơ hội đón nhận học bổng.  

Vo Minh Luan – Nam, 18 tuổi – luan1990 – Lam Dong

Xin hỏi năm nay các môn kinh tế chính trị, triết học Mac Lenin có phải học theo học chế tin chỉ không thưa thầy Cảnh?.

TS Nguyễn Khắc Cảnh, Trưởng ban Công tác SV ĐH Quốc gia TPHCM. Ảnh: Mai Hải TS.Nguyễn Khắc Cảnh, Trưởng ban CTSV – ĐHQG-HCM. Xin chào Minh Luân. Theo tôi được biết trong năm học 2008 – 2009, đối với các bạn sinh viên năm thứ I (tân sinh viên) trong học kỳ I chưa học các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chờ hướng dẫn về chương trình đổi mới của Bộ GD&ĐT để bắt đầu học từ học kỳ II.

Sinh viên từ các năm thư II trở lên học bình thường theo chương trình và lịch học của mỗi trường. Việc theo học chế tín chỉ hay học chế niên chế là do trường đại học của em đã chuyển sang học chế tín chỉ và đã áp dụng đối với các môn học này hay chưa? Vì vậy em cần liên hệ với phòng/ban đào tạo của trường em đang theo học để được biệt cụ thể. 

Chúc em khỏe và học tốt nhé!  

Hòa – Nữ – Lâm Đồng

Học sinh trung cấp chuyên nghiệp có được vay vốn học tập không, thưa ông?
Trần Văn Tiên – Phó giám đốc NHCSXH chi nhánh TP.HCM: Hộ gia đình có con là Học sinh học các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trường đào tạo nghề đều được vay vốn tín dụng học tập tại NHCSXH nếu được UBND xã nơi cư trú thường xuyên xác nhận đối tượng đủ điều kiện theo quy định. 

Yến – Nữ – Nha Trang

Cho em hỏi: Sinh viên nay vốn học tập có thể nợ trong thời gian bao lâu, lãi suất có cao không?.

– Trần Văn Tiên – Phó giám đốc NHCSXH chi nhánh TP.HCM:Thời gian trả nợ NHCSXH bằng thời gian bạn theo học trong trường. Ngoài ra bạn có thời gian ân hạn để tìm việc làm tối đa không quá 1 năm bạn chưa phải trả nợ. Lãi suất cho vay theo quy định là 0,5%/tháng, trong thời gian học và thời gian ân hạn bạn chưa phải trả lãi.   

Kim Hoa – Nữ – rose@yahoo.com

Em đang học ngành nông học tại ĐH Nông lâm Huế hết năm 1. Do điều kiệm gia đình nên em muốn chuyển vào học trường Nông lâm ở TPHCM như thế có được không?
Th.S Trần Đình Lý : Những điều kiện được và không được chuyển trường, các thủ tục chuyển trường của sinh viên, Quy chế 43 quy định:

a. Sinh viên được xét chuyển trường nếu có các điều kiện sau đây:
– Trong thời gian học tập, nếu gia đình chuyển nơi cư trú hoặc sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cần thiết phải chuyển đến trường gần nơi cư trú của gia đình để thuận lợi trong học tập;

– Xin chuyển đến trường có cùng ngành hoặc thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạo mà sinh viên đang học;

– Được sự đồng ý của hiệu trưởng trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến;
– Không thuộc một trong các trường hợp không được phép chuyển trường quy định tại khoản 2 Điều này.

b. Sinh viên không được phép chuyển trường trong các trường hợp sau:
– Sinh viên đã tham dự kỳ thi tuyển sinh theo đề thi chung, nhưng không trúng tuyển vào trường hoặc có kết quả thi thấp hơn điểm trúng tuyển của trường xin chuyển đến;

– Sinh viên thuộc diện nằm ngoài vùng tuyển quy định của trường xin chuyển đến;
– Sinh viên năm thứ nhất và năm cuối khóa;

– Sinh viên đang trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
c. Thủ tục chuyển trường:

– Sinh viên xin chuyển trường phải làm hồ sơ xin chuyển trường theo quy định của nhà trường;

– Hiệu trưởng trường có sinh viên xin chuyển đến quyết định tiếp nhận hoặc không tiếp nhận; quyết định việc học tập tiếp tục của sinh viên, công nhận các học phần mà sinh viên chuyển đến được chuyển đổi kết quả và số học phần phải học bổ sung, trên cơ sở so sánh chương trình ở trường sinh viên xin chuyển đi và trường xin chuyển đến.

Linh Nguyễn – Nữ – Đắc lắc

Em quê ở Đắc lắc đã thi đậu vào trường ĐHDL Văn Lang nay em muốn vay tiền để đóng học phí, có thể vay ở đâu thưa ông? .

– Trần Văn Tiên- Phó giám đốc NHCSXH chi nhánh TP.HCM: bạn có thể tìm hiểu các thông tin về chính sách tín dụng học tập tại trường, tại các đơn vị của NHCSXH ở các Quận, huyện để hướng dẫn gia đình mình đến NHCSXH huyện nơi gia đình bạn đang sinh sống tại ĐăkLăk để   vay vốn.  

linhle – Nam 20 tuổi – NT1979@yahoo.com – TPHCM

Em muốn hỏi anh Tiến , em là sinh viên năm 2 rồi, trường ở xa nhà quá nên em muốn có xe máy để đi học cho tiện, không biết em có thể vay tiền để mua không ạ?

– Trần Văn Tiên- Phó giám đốc NHCSXH chi nhánh TP.HCM: Nếu bạn, hộ gia đình bạn đủ điều kiện vay vốn tín dụng học tập theo quy định thì sẽ được vay 1 năm tối đa 8 triệu đồng, chia làm 2 kỳ giải ngân, mỗi kỳ 4 triệu đồng để đóng học phí, sinh hoạt phí, thiết bị dụng cụ phục phụ học tập theo nhu cầu của người vay.       

lovebaby19902002@yahoo.com.vn – Nam

Xin cho em được hỏi hiện giờ gia đình em chỉ có ba em là lao động chính để nuôi cả nhà, vậy em có được vay vốn ngân hàng để học đại học không? (vì thu nhập của ba em chỉ đủ tiêu dùng trong gia đình ). Và cho em hỏi những gia đình có điều kiện như thế nào thì con em mới được vay vốn ngân hàng để học đại học?
Trần Văn TiênPhó giám đốc NHCSXH chi nhánh TP.HCM: Hộ gia đình là hộ nghèo; hộ có thu nhập bình quân đầu người đến 150% thu nhập của hộ nghèo;hộ gia đình gặp khó khăn đột xuất về tài chính do thiên tai, hỏa họan,dịch bệnh được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận đối tượng thì được vay vốn tín dụng học tập tại NHCSXH. 

Truờng Duy – Nam – TPHCM

Ngoài học bổng chính sách của nhà nước, trường còn có những suất học bổng nào khác từ các cơ quan, cá nhân, tổ chức? Điều kiện đạt được có khó không ạ? Xin thầy hướng dẫn để em phấn đấu học tốt từ bây giờ.

Phó Chủ tịch HSV TP.HCM Giang Ngọc Phương: Hiện tổ chức Hội sinh viên Thành phố có 6 loại học bổng dành cho sinh viên. Ngoài những suất học bổng dành cho các bạn sinh viên vượt khó học giỏi, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên cũng luôn trăn trở, suy nghĩ mô hình hỗ trợ cho những bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn cũng như khó khăn đột xuất, không đủ điều kiện để nhận học bổng.
1. Học bổng cho các sinh viên học giỏi, phát triển tài năng. Học lực từ khá, giỏi trở lên.
2. Học bổng bảo trợ cho những sinh viên có hoàn cảnh cực kỳ khó khăn (mồ côi cha/ mẹ, gia đình hộ nghèo, vùng sâu, gặp thiên tai có nguy cơ bỏ học…)
3. Học bổng cho sinh viên dân tộc trao vào dịp 19/4

4. Học bổng cán bộ Đoàn – Hội trao vào dịp 26/3

5. Học bổng kỹ năng như chương trình học bổng Vươn lên tầm cao phối hợp với Báo Tuổi trẻ, Pepsi Co., ILA Vietnam với 1 suất học tiếng Anh trong 1 năm trị giá 1.200 USD.
6. Học bổng sinh viên năm 1.

Mỗi loại học bổng đều có những tiêu chuẩn riêng. Các bạn sinh viên có thể xem thông tin thường xuyên tại các blog Hỗ trợ sinh viên hoặc trang web Đoàn – Hội: http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/web/tintuc/default.aspx?cat_id=736#content hoặc liên hệ trực tiếp tại địa chỉ Trung tâm Hỗ trợ sinh viên : 643 Điện Biên Phủ, P1, Q3.

Hiện trung tâm có khoảng 200 suất học bổng để hỗ trợ các bạn.

Ông Giang Ngọc Phương: Hiện tại nguồn chỗ trọ dành cho sinh viên đang ngày càng cạn dần trong khi lượng sinh viên ngày càng tăng. Trung tâm Hỗ trợ sinh viên thuộc Hội sinh viên TP rất mong muốn nhận được sự hỗ trợ, tiếp sức của các tổ chức, cá nhân, các hộ dân ở Thành phố để có thể giúp đỡ các em sinh viên học sinh ở tỉnh xa về trọ học, giúp các em yên tâm chỗ ở, phấn đấu học thành tài giúp đỡ gia đình và xã hội. Quý vị hảo tâm có thể gọi đến TT HTSV TP để thông tin hỗ trợ theo số điện thoại: 8.353.173 (gặp chị Hồng Ngọc)  

Mỹ Trang – TPHCM

Xin hỏi TS. Nguyễn Khắc Cảnh, em rất lo về quá trình thực tập và các kỹ năng “mềm”. Vậy hiện nay trong quá trình đào tạo phía ĐH Quốc gia TPHCM có những kế hoạch gì để cải thiện vấn đề này để SV ra truờng khỏi phải bị doanh nghiệp đào tạo laị?.
TS.Nguyễn Khắc Cảnh, Trưởng ban CTSV – ĐHQG-HCM. Chào Minh Luân ở câu hỏi thứ II. Tôi rất chia sẻ với những lo lắng của em, điều đó chứng tỏ em đã chủ động, tích cực chuẩn bị cho tương lai vào đời của mình. Đây cũng là tâm trạng và lo lắng chung của nhiều sinh viên đã nói lên tại Hội thảo “Sinh viên với đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu doanh nghiệp” của Bộ GD&ĐT tổ chức tại ĐHQG-HCM ngày 20/8 vừa qua.

Trước hết, phải nói với em rằng giữa chương trình, nội dung đào tạo của nhà trường với những yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp bao giờ cũng tồn tại một độ chênh nhất định. Vì vậy chúng ta có khái niệm phải Học thường xuyên, học suốt đời. Các trường ĐH,CĐ nói chung và các trường thành viên của ĐHQG-HCM luôn lấy việc đáp ứng nhu cầu XH là một trong những mục tiêu của chương trình đào tạo. Điều này đã và đang được thực hiện rất mạnh mẽ trong các trường thành viên của ĐHQG-HCM, theo các hướng:

– Các trường thành viên thường xuyên rà soát, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo bám sát nhu cầu thực tiễn của XH, doanh nghiệp;

– Theo học chế tín chỉ,  các trường thành viên đưa các môn học thuộc kỹ năng “mềm” vào chương trình đào tạo, nhất là ở các học phần tự chọn của mỗi ngành, mỗi chương trình;

– Mỗi ngành, mỗi chương trình đều tăng cường phần học thực hành; đưa việc thực tập thực tế thành môn học chính khóa. Ví dụ các trường Bách khoa, CNTT… có môn Công tác kỹ sư sinh học học và thực tập tại doanh nghiệp…

– Đưa các công ty, doanh nghiệp vào trường đại học tạo mội trường, địa bàn thực tập cho SV. Ví dụ, Khu Công nghệ phần mềm của ĐHQG-HCM hiện có nhiều tập đoàn, công ty, doanh nghiệp lớn hoạt động và rất nhiều đợt SV đã đến học và thực tập tại đây 

– Các trường thành viên, thông qua tổ chức Đoàn, Hội, xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng “mềm” (ngay cả tại TT KTX của ĐHQG-HCM cũng có những chương trình, lớp bồi dương kỹ năng “mềm” này) cho sinh viên;

Trong khuôn khổ thời gian không cho phép, xin được trao đổi vài ý với bạn như vậy. Để biết các kế hoạch cụ thể hơn về việc này, Bạn có thể liên hệ trực tiếp với các trường thành viên của ĐHQG-HCM nhé! Chào bạn!

Trần Phương – TPHCM

Xin hỏi thầy Nguyễn Khắc Cảnh, mô hình KTX xã hội hóa là một mô hình mới và rất phù hợp với nhu cầu thực tế. Trong năm tới mô hình này có tiếp tục đuợc mở rộng hay không?
Trả lời: TS.Nguyễn Khắc Cảnh, Trưởng ban CTSV – ĐHQG-HCM: Câu trả lời là: Chắc chắn là có

TBT Báo SGGP Trần Thế Tuyển (thứ 3 từ phải sang) tặng hoa các khách mời chương trình giao lưu hôm nay. Ảnh: Mai Hải.

 Do thời gian có hạn, buổi giao lưu trực tuyến đến đây xin tạm khép lại. Xin cảm ơn sự quan tâm theo dõi của các bạn đọc. Cảm ơn các khách mời đã dành thời gian tham gia và trả lời trực tuyến.

Theo SGGPOnline

 

Bình luận (0)