Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

“Hệ sinh thái” trong công tác tuyển sinh, phân luồng, hướng nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

Sut 6 năm qua, chương trình “Tuyn sinh, hưng nghip hc sinh sau THCS” do Tp chí Giáo dc TP.HCM phi hp vi S GD-ĐT TP.HCM t chc đã mit mài thc hin công tác tuyn sinh, phân lung sau THCS ti TP.HCM. T quá trình trin khai, không ch dng li vic giúp hc sinh khi 9 ti TP chn đưc nguyn vng trưng THPT phù hp, các chuyên gia còn khng đnh rng chương trình còn là “h sinh thái” trong công tác tuyn sinh, phân lung, hưng nghip gia bc THCS – THPT – trung cp – cao đng ngh. Xa hơn, chương trình đã mang li nhng tín hiu tích cc, kh quan trong công tác phân lung sau THCS mà Đ án 525 ca Chính ph đã đt ra.


Chương trình to ra h sinh thái trong tuyn sinh, phân lung, hưng nghip, giúp hc sinh ph huynh khi 9 chn đưc đúng nguyn vng trưng THPT và xác đnh đưc hưng r phù hp sau THCS

Đưa nhà trưng đến gn vi hc sinh

Đánh giá cao về ý nghĩa và tính hiệu quả của chương trình “Tuyển sinh, hướng nghiệp học sinh sau THCS” do Tạp chí Giáo dục TP.HCM phối hợp với Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức suốt 6 năm qua, ông Nguyễn Bảo Quốc (Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Sở GD-ĐT TP.HCM) cho rằng, chương trình trước hết là cầu nối đưa các trường THPT đến gần với học sinh và phụ huynh khối 9. Từ việc nắm bắt thông tin đầy đủ, trọn vẹn, học sinh, phụ huynh sẽ có hướng để chọn môi trường THPT phù hợp với năng lực học tập, điều kiện gia đình, địa bàn nơi cư trú. “Môi trường học tập, rèn luyện, hoạt động giáo dục, điểm số đầu vào của trường THPT…, tất cả những băn khoăn này sẽ được đại diện các trường THPT thông tin đầy đủ đến phụ huynh, học sinh trong chương trình. Học sinh cũng trực tiếp trao đổi với các trường mà các em quan tâm. Nhờ đó, học sinh, phụ huynh sẽ có cái nhìn toàn diện, cụ thể khi đăng ký nguyện vọng thi tuyển sinh 10”, ông Quốc chia sẻ.

Nhìn nhận về thực tế chọn đặt nguyện vọng tuyển sinh 10 của học sinh trong những mùa tuyển sinh 10 vừa qua, lãnh đạo Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay, thực tế nhiều học sinh, phụ huynh vẫn chọn và đặt nguyện vọng theo cảm tính, theo “lời đồn thổi” về trường mà không có sự tìm hiểu sâu, kỹ về trường, không bám sát theo năng lực học tập của bản thân để chọn, dẫn đến đặt nguyện vọng không phù hợp, thậm chí là đánh mất đi cơ hội vào học tại các trường THPT. “Thông qua chương trình, trường THPT đã đến rất gần với học sinh, giúp các em tự đánh giá được xem bản thân mình có phù hợp để chọn lựa, đặt trường đó làm nguyện vọng hay không, từ đó sẽ giúp hạn chế việc chọn nguyện vọng không phù hợp”.

Không chỉ “nhận diện” về trường học, “cái hay” của chương trình mà ông Quốc rất tâm đắc đó là thông tin một cách chính xác, kịp thời về kỳ thi tuyển sinh 10 tại TP.HCM đến học sinh, phụ huynh khối 9. Đặt trong kỳ thi tuyển sinh 10 tại TP năm 2021 có nhiều thay đổi rất mới như thay đổi cách tính hệ số tuyển sinh 10 ở hai môn ngữ văn và toán từ hệ số 2 xuống hệ số 1; tăng số câu trong đề thi tuyển sinh 10 môn tiếng Anh (từ 36 lên 40 câu); tăng thời gian làm bài ở môn tiếng Anh từ 60 phút lên 90 phút; điều chỉnh quy định về tuyển thẳng, quy định về tuyển sinh lớp 10 chương trình tích hợp, ông Quốc đánh giá, chương trình sẽ càng có ý nghĩa và hiệu quả hơn khi đã giải đáp được những thắc mắc, ổn định được tâm lý cho phụ huynh, học sinh khối 9 trước kỳ thi. “Ban tư vấn bên cạnh đại diện các trường THPT gần với khu vực trường THCS còn có chuyên viên Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng của Sở GD-ĐT TP, chuyên gia tư vấn tâm lý, ngoài ra còn có các đơn vị trường trung cấp, du học…, do đó thông tin chia sẻ đa dạng, khách quan, hỗ trợ học sinh, phụ huynh nhiều hướng đi sau THCS”, ông Quốc nhấn mạnh.

Trong khi đó, thầy Nguyễn Anh Dũng (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1) lại khẳng định, chương trình là cầu nối để các trường THPT “chọn lựa” được những học sinh lớp 9 phù hợp với mục tiêu và môi trường giáo dục nhà trường, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của trường.

Thc hin tt Đ án phân lung sau THCS ca Thng Chính ph

Quyết định số 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 14-5-2018 về phê duyệt đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” chỉ rõ, đến năm 2025 phấn đấu ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp. Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP, đại diện các trường THCS đánh giá, chương trình “Tuyển sinh, hướng nghiệp học sinh sau THCS” của Tạp chí Giáo dục TP.HCM đã góp phần thực hiện tốt chủ trương phân luồng sau THCS tại TP.HCM mà đề án của Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra.

“Công tác phân luồng học sinh sau THCS ở các trường THCS hiện nay thường gặp khó. Khó trước hết là do nhận thức, tư tưởng, quan điểm của phụ huynh học sinh vẫn còn nặng nề về thi cử, về việc phải học tiếp lên THPT thì mới bằng bạn bằng bè, mới có cơ hội thành công. Sau nữa đó là thông tin về các kênh, các loại hình đào tạo sau THCS còn hạn chế. Trong khi đó, nhiều em có lực học yếu không thể theo được tiếp bậc THPT, nhiều em lại có mong muốn học nghề nhưng ba mẹ lại không đồng ý…”, cô Nguyễn Đoan Trang (Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, Q.1) chia sẻ.

Từ sự đa dạng trong thành phần ban tư vấn của chương trình, cô Trang nhìn nhận, chương trình từng bước “đả thông tư tưởng” phụ huynh, học sinh, từng bước thay đổi quan niệm, nhận thức, mạnh dạn rẽ các hướng đi phù hợp. “Không hẳn là cầm tay chỉ việc song chương trình với người thật việc thật, thậm chí là những câu chuyện rất thật đã giúp phụ huynh học sinh có cái nhìn toàn diện về các hướng đi sau THCS, từ đó hỗ trợ rất tốt, giúp nhà trường thực hiện ngày một tốt công tác phân luồng học sinh sau THCS”, cô Trang nhấn mạnh.

Đứng ở góc độ trường THPT, cô Bùi Minh Tâm (Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1) lại nhận định, chương trình chính là cầu nối, tạo ra một “hệ sinh thái” trong công tác tuyển sinh, phân luồng, hướng nghiệp giữa bậc THCS – THPT và các trường trung cấp, cao đẳng dạy nghề tại TP.HCM. “Hệ sinh thái cung cấp cái nhìn toàn diện nhất về các loại hình giáo dục, đào tạo hiện hành. Khi hiểu về hệ sinh thái, phụ huynh học sinh sẽ từng bước thay đổi tư tưởng bằng cấp, tư tưởng trường top trên top dưới để chọn lựa được môi trường học tập phù hợp”.

PV

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)