Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Hệ thống đối thoại: Kéo giảm khoảng cách giữa chính quyền với doanh nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

UBND TP.HCM va t chc hi ngh tng kết H thng đi thoi doanh nghip (DN) – Chính quyn TP vi ch đ “20 năm – Mt chng đưng đng hành cùng DN”. Theo ông Võ Văn Hoan – Phó Ch tch UBND TP.HCM, hot đng ca H thng đi thoi DN đã góp phn rút ngn dn khong cách gia chính quyn TP và DN; đáp ng kp thi vic tuyên truyn chính sách và gii quyết, tháo g nhng khó khăn, vưng mc cho DN liên quan đến các hot đng đu tư, sn xut kinh doanh trên đa bàn TP. Thi gian ti, h thng cn đi vào chiu sâu, thc cht, hiu qu, va lng nghe va gii quyết nhng kiến ngh, vưng mc ca DN…


Ông Võ Văn Hoan – Phó Ch tch UBND TP.HCM phát biu ti hi ngh

Gii đáp hàng chc ngàn “tâm tư” ca doanh nghip

Năm 2002, TP.HCM triển khai hệ thống “Đối thoại DN – Nhà nước”, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP (ITPC) là Trưởng ban Điều hành, đầu mối điều phối và triển khai hoạt động hệ thống. Đến năm 2010, hệ thống đổi tên thành Hệ thống đối thoại DN – Chính quyền TP. Đây là kênh thông tin đối thoại giữa DN và các cơ quan quản lý Nhà nước tại TP.HCM, kết nối giữa DN với chính quyền TP; đáp ứng kịp thời việc tuyên truyền chính sách và giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho DN liên quan đến các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Hoạt động đối thoại với DN được triển khai theo hai hình thức là trực tiếp và trực tuyến. Khi tham gia hệ thống, DN đã thẳng thắn nêu lên những khó khăn, vướng mắc đang gặp phải và được các cơ quan quản lý Nhà nước giải quyết kịp thời, thấu đáo.

Ông Trần Phú Lữ – Phó Giám đốc phụ trách ITPC – cho biết, thời điểm bắt đầu hoạt động vào năm 2002 có 11 cơ quan Nhà nước tham gia trả lời với 300 DN và hiệp hội đăng ký tham gia. Đến nay, hệ thống có 42 cơ quan Nhà nước tham gia và đang được TP bổ sung thêm nhiều cơ quan để giải đáp vướng mắc cho DN ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tính đến tháng 10-2022, hệ thống đã có 4.708 DN, hiệp hội đăng ký tham gia (trong đó có hơn 300 DN có vốn đầu tư nước ngoài), đã nhận và trả lời hơn 20.550 câu hỏi qua mạng. 

Tính riêng đối thoại trực tiếp, đến nay đã tổ chức 227 hội nghị liên quan đến các lĩnh vực thuế, hải quan, đầu tư, thương mại, ngân hàng, lao động, bảo hiểm xã hội (BHXH), công nghệ thông tin, giao thông vận tải, quy hoạch kiến trúc, tài nguyên và môi trường, xây dựng, nông nghiệp… Theo đó thu hút 35.120 lượt DN với 49.325 lượt người tham dự, tiếp nhận và giải đáp hơn 19.000 câu hỏi của các DN. Như vậy, bình quân mỗi năm giải đáp hơn 2.000 câu hỏi liên quan nhiều lĩnh vực.

Ông Nguyễn Hữu Nghiệp – Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM – đánh giá cao vai trò của Hệ thống đối thoại DN – Chính quyền TP. Ông cho biết, Hệ thống đối thoại thực sự đã góp phần cải thiện môi trường sản xuất, kinh doanh tại TP.HCM, nâng cao năng lực cạnh tranh cho cộng đồng DN.

Ông Nguyễn Quốc Thanh – Phó Giám đốc phụ trách BHXH TP – cũng cho biết, hoạt động của Hệ thống đối thoại đã góp phần quan trọng giúp cơ quan BHXH đưa chính sách BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đến gần hơn với DN. Hệ thống đối thoại giúp cho các đơn vị sử dụng lao động tiếp cận được những văn bản mới liên quan đến BHXH, giúp cơ quan BHXH đạt được những kết quả tốt hơn trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

“Trong 10 năm qua, số người tham gia BHXH bắt buộc đã tăng 1,5 lần, số người tham gia BHXH tự nguyện tăng gấp 39 lần, tham gia BHTN tăng gấp 1,6 lần và số người tham gia BHYT tăng gấp 1,78 lần. Việc quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN từng bước đi vào ổn định. Số nợ BHXH, BHYT, BHTN giảm dần qua các năm, cao nhất là tỷ lệ nợ 5,88% so với kế hoạch thu (năm 2017), đến năm 2018 là 1,78% và năm 2019 còn 1,42%… Có thể nói, Hệ thống đối thoại ra đời đã góp phần giúp cơ quan BHXH hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn TP”, ông Thanh chia sẻ.

Tăng đi thoi trc tiếp lên 12 ln/năm

Với mục tiêu phấn đấu trở thành một trong các kênh đối thoại của TP được DN trong nước và nước ngoài trên địa bàn TP tin cậy, giai đoạn 2022-2025, ITPC tiếp tục tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan tập trung tổ chức hoạt động đối thoại trực tiếp ít nhất 12 lần/năm, phấn đấu mỗi năm có từ 2-3 hoạt động đối thoại chuyên đề mới.  Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền Hệ thống đối thoại đến cộng đồng DN trong nước và nước ngoài, phấn đấu hàng năm số lượng DN đăng ký làm thành viên của Hệ thống đối thoại tăng từ 12-15%/năm. Phấn đấu tỷ lệ giải quyết trả lời câu hỏi, kiến nghị, hiến kế, đề xuất của DN đúng thời hạn quy định từ 95% trở lên và mức độ đánh giá hài lòng với sự trả lời của các cơ quan, đơn vị đạt từ 95% trở lên.

Riêng đối với hoạt động đối thoại trực tuyến thông qua Trang thông tin điện tử của Hệ thống đối thoại, ITPC sẽ phối hợp các cơ quan, đơn vị xây dựng bộ phận chuyên trách quản lý, vận hành và theo dõi thường xuyên nhằm điều phối kịp thời các câu hỏi, vướng mắc của DN đến các sở, ban, ngành. Chú trọng bổ sung các nền tảng tiện ích nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DN trong nước và nước ngoài tham gia Hệ thống đối thoại, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết các khó khăn, vướng mắc cũng như các kiến nghị, hiến kế, đề xuất của DN…

Để Hệ thống đối thoại hoạt động thường xuyên và hiệu quả, đi vào thực chất, ông Hoan đề nghị các cán bộ, quản lý Nhà nước phải luôn hành động khi thực hiện nhiệm vụ, chức trách của mình; phải xem DN vừa là chủ thể, vừa là đối tượng phục vụ của Hệ thống Đối thoại DN – Chính quyền đúng như tên gọi.

Về nội dung, ông Hoan đề nghị quan tâm giải quyết vấn đề DN cần. Bổ sung thêm việc chia sẻ những vấn đề chung mà cộng đồng DN các quốc gia quan tâm. Lưu ý cả hoạt động giao lưu, chia sẻ, thu hút đầu tư, làm sao cho Hệ thống đối thoại là “Hệ thống đối thoại sống”, tức thông tin phải có sự lan tỏa.

Về phương thức, không phải chỉ lắng nghe mà phải biết hành động qua việc trả lời nhanh, trả lời bằng văn bản, phải có văn bản chỉ đạo tháo gỡ cho từng DN và trực tiếp làm việc với DN.

“Hệ thống đối thoại là khâu đầu tiên nhưng phải hiệu quả để thực sự là chỗ dựa, là công cụ của các DN. Qua đó đòi hỏi chúng ta cần giải quyết vấn đề theo chiều sâu, chứ không chỉ là đối thoại. Có nghĩa đối thoại phải kết hợp hành động, giải quyết những kiến nghị, vướng mắc của DN dựa trên thực tiễn”, ông Hoan nhấn mạnh.

Hình thức đối thoại cần có sự đa dạng từ trực tiếp, trực tuyến, trực tiếp kết hợp trực tuyến, trực tuyến kết hợp trực tiếp. Trong đó, những người tham dự, nhất là lãnh đạo các cơ quan, ban ngành phải nâng cao trách nhiệm và phát huy vai trò của người đứng đầu.

Phương Nguyn

 

Bình luận (0)