Ngoại ngữ - Du họcThông tin du học

Hệ thống giáo dục Phần Lan

Tạp Chí Giáo Dục

Giáo dc là mt trong nhng nn tng ca phúc li xã hi Phn Lan cung cp các cơ hi giáo dc bình đng cho tt c mi ngưi. Giáo dc t tin tiu hc đến đi hc đưc min hc phí đt nưc này. Chương trình ging dy ct lõi cho bc tin tiu hc và giáo dc cơ bn đưc thông qua năm 2016 đ ra hc sinh cn tp trung vào vic hc tp ch không phi đnh hưng. Giáo viên Phn Lan có trình đ hc vn cao và cam kết tn tâm vi ngh.

Mục tiêu chính của chính sách giáo dục Phần Lan là cung cấp cho mọi công dân cơ hội được giáo dục bình đẳng. Kết cấu hệ thống giáo dục đã thể hiện rõ những nguyên tắc bình đẳng này. Hệ thống này có tính thẩm thấu cao, nghĩa là không có ngõ cụt ngăn cản sự phát triển lên các cấp học cao hơn.

Trọng tâm trong giáo dục là học tập hơn là kiểm tra. Không có bài kiểm tra quốc gia cho học sinh ở các khối lớp dưới trung học phổ thông. Thay vào đó, giáo viên có trách nhiệm đánh giá học sinh theo từng môn học tương ứng với các tiêu chí trong chương trình giảng dạy.

Kỳ thi quốc gia duy nhất là kỳ thi tuyển sinh được tổ chức vào cuối năm trung học phổ thông. Các trường đại học sẽ nhận sinh viên dựa trên kết quả bài kiểm tra này kết hợp với bài thi đầu vào.

Hệ thống giáo dục Phần Lan bao gồm:

+ Giáo dục và chăm sóc trẻ nhỏ: được cung cấp cho trẻ trước khi bắt đầu giáo dục bắt buộc

+ Giáo dục tiền tiểu học: được cung cấp cho trẻ em trong năm trước khi bắt đầu giáo dục bắt buộc

+ Giáo dục cơ bản chín năm (trường học toàn diện): là giáo dục bắt buộc

+ Giáo dục trung học phổ thông: là giáo dục trung học phổ thông hoặc giáo dục – đào tạo nghề

+ Giáo dục đại học: được cung cấp bởi các trường đại học và đại học khoa học ứng dụng.

+ Hơn nữa, giáo dục người lớn hơn tuổi học cơ bản luôn có sẵn ở tất cả các cấp.

H thng giáo dc Phn Lan

Giáo dc và chăm sóc tr nh trưc khi giáo dc bt buc bt đu

Giáo dục nhà trẻ (GDNT) kết hợp giáo dục, giảng dạy và chăm sóc theo cách có hệ thống và định hướng mục tiêu. Mục tiêu của GDNT là thúc đẩy trẻ em phát triển, sức khỏe và phúc lợi cũng như cải thiện phản xạ trẻ em cho việc học được hoàn thiện.

Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm cung cấp GDNT cho trẻ dưới tuổi đi học và phụ huynh cần trả một khoản học phí nhỏ. Lệ phí được xác định dựa trên thu nhập, quy mô gia đình và thời lượng đứa trẻ ở GDNT. Hướng dẫn chương trình giảng dạy quốc gia về giáo dục và chăm sóc trẻ nhỏ ở Phần Lan được phê duyệt bởi Cơ quan Giáo dục Quốc gia Phần Lan.

Giáo dc tin tiu hc cho tr em trong năm trưc khi bt đu giáo dc bt buc

Mục tiêu của Giáo dục mầm non (GDMN) là cải thiện cơ hội học tập và phát triển của trẻ. GDMN đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị chuyển tiếp từ GDMN lên Giáo dục cơ bản. Kể từ năm 2015, việc tham gia vào GDMN là bắt buộc đối với tất cả trẻ em ở Phần Lan và được cung cấp miễn phí. Người có quyền nuôi con phải đảm bảo rằng trẻ tham gia vào GDMN hoặc các hoạt động tương ứng khác đáp ứng được các mục tiêu đặt ra cho GDMN.

Chương trình giảng dạy trọng tâm của GDMN được Cơ quan Giáo dục Quốc gia Phần Lan phê duyệt, hướng dẫn lập kế hoạch nội dung và các nền tảng làm cơ sở để soạn thảo chương trình giảng dạy tại địa phương.

Giáo dc cơ bn là giáo dc bt buc đưc xem như trưng hc toàn din

Giáo dục cơ bản gồm chín năm (trường học toàn diện) là bắt buộc đối với tất cả trẻ em từ 7 đến 16 tuổi. Giáo dục bắt buộc bắt đầu vào năm trẻ lên 7 và kết thúc khi giáo trình cơ bản hoàn thành hoặc sau 10 năm kể từ khi trẻ bắt đầu chương trình giáo dục bắt buộc. Mọi trẻ em thường trú tại Phần Lan phải tham gia giáo dục cơ bản và được miễn học phí bao gồm cả bữa ăn miễn phí tại trường.

Giáo dc ph thông và dy ngh ph thông thay thế sau giáo dc cơ bn

Sau khi hoàn thành giáo dục cơ bản chín năm bắt buộc, những người trẻ tuổi có thể tiếp tục lựa chọn theo 1 trong 2 hướng: Giáo dục trung học phổ thông (GD THPT) hoặc Giáo dục – đào tạo nghề.

GD THPT (lukio trong tiếng Phần Lan) cung cấp giáo dục phổ thông và học sinh chưa đủ trình độ cho một nghề nghiệp cụ thể nào. Kết thúc chương trình GD THPT, học sinh dự kỳ thi tuyển sinh quốc gia. Những người vượt qua kỳ thi tuyển sinh đủ điều kiện để đăng ký học tiếp tại các trường đại học, đại học khoa học ứng dụng và các cơ sở dạy nghề. GD THPT được thiết kế thường phải mất 3 năm để hoàn thành.

Những người có trình độ trung cấp nghề hoàn thành các kỹ năng nghề cơ bản trong một lĩnh vực cụ thể và năng lực chuyên môn cần thiết trong cuộc sống làm việc thực tế. Phạm vi của trình độ chuyên môn là 120 tín chỉ và phải mất 3 năm học tập toàn thời gian. Sau khi hoàn thành trình độ trung cấp nghề, học sinh có thể nâng lên trình độ THPT nghề, trình độ chuyên môn cao và trình độ nghề chuyên nghiệp. Trình độ chuyên môn cao và nghề chuyên nghiệp khi hoàn thành sẽ được cấp bằng dựa trên năng lực. Các cơ sở dạy nghề hướng dẫn trên cơ sở thực tế và được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Đào tạo cụ thể tại nơi làm việc là một phần thiết yếu của quá trình học. Sau khi hoàn thành trình độ nghề, học sinh có thể tiếp tục học lên giáo dục đại học.

H thng giáo dc đi hc Phn Lan bao gm các trưng đi hc và đi hc khoa hc ng dng

Nhiệm vụ của các trường đại học là tiến hành nghiên cứu khoa học và cung cấp giáo dục dựa trên lĩnh vực khoa học đó. Các trường đại học khoa học ứng dụng (UAS) cung cấp giáo dục thực tế hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Các trường đại học cung cấp giáo dục khoa học và nghệ thuật cao hơn, cấp bằng lần lượt theo trình độ cử nhân và thạc sĩ và tiến sĩ. Các trường đại học khoa học ứng dụng (UAS) cấp bằng cử nhân và thạc sĩ theo hệ khoa học ứng dụng.

Thời gian hoàn thành bằng cử nhân tại một trường đại học là 3 năm và đối với bằng thạc sĩ là tối thiểu 2 năm. Việc hoàn thành bằng cấp đại học khoa học ứng dụng (UAS) thường mất từ 3,5 đến 4,5 năm.

Giáo dc và đào to ngưi ln trên tinh thn hc tp sut đi

Giáo dục và đào tạo người lớn bao gồm cấp chứng chỉ, cấp bằng, đào tạo chuẩn bị cho bằng cấp chuyên môn, đào tạo học nghề, tiếp tục giáo dục cập nhật và mở rộng các kỹ năng chuyên môn, nghiên cứu các chủ đề liên quan đến kỹ năng công dân, kỹ năng sống và xã hội, nghiên cứu các nghề thủ công và các môn học khác nhau trên cơ sở giải trí.

Hannele Teir
(Phó Hiu trưng Trưng ĐH
Khoa h
c ng dng Centria)

Hoài Thương (dch)

 

Bình luận (0)