Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Hệ thống kiểm soát dịch Covid-19 không tiếp xúc

Tạp Chí Giáo Dục

Đây là đề tài nghiên cứu của ba học sinh Trường THCS Vân Đồn (Q.4, TP.HCM) – Lê Thị Tường Vy, Nguyễn Hoàng Phương Anh (lớp 9A5) và Nguyễn Đặng Hoàng Khang (lớp 9A6) – trước tình hình dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp và khó lường. Theo đó, hệ thống kiểm soát dịch không tiếp xúc là một phòng kín gồm có máy rửa tay tự động, máy đo thân nhiệt tự động và 1 thanh barem kiểm soát nhiệt độ. “Hệ thống trên được các em học sinh thiết kế trong 1 tháng sau rất nhiều lần thử nghiệm. Thời gian tới hệ thống sẽ được áp dụng trong trường để kiểm soát tình hình sức khỏe học sinh khi đến trường. Hệ thống hoạt động tự động, không tiếp xúc nên hạn chế thấp nhất nguy cơ lây nhiễm bệnh”, thầy Phạm Lê Trí Minh (giáo viên môn toán – người hướng dẫn đề tài) chia sẻ.


Thi gian ti, h thng kim soát dch Covid-19 không tiếp xúc s đưng dng ti Trưng THCS Vân Đn

Theo nhóm nghiên cứu, so với giá thành của sản phẩm có máy đo thân nhiệt tự động, rửa tay tự động được bán trên thị trường hơn 30 triệu đồng thì giá thành sản phẩm của nhóm rẻ hơn gấp nhiều lần (chi phí để thiết kế hệ thống là 2,9 triệu đồng – PV). “Hệ thống kiểm soát dịch bệnh không tiếp xúc của nhóm được tận dụng từ các vật liệu có giá thành rẻ nhưng bền, phù hợp với môi trường học đường. Mặc dù có chi phí thấp nhưng hệ thống của nhóm lại có ưu thế hơn so với các sản phẩm khác trên thị trường là… hoạt động hoàn toàn dựa trên nguyên tắc tự động, không tiếp xúc, đồng thời có thêm bộ phận kiểm soát thân nhiệt”, Lê Thị Tường Vy cho hay. Bộ phận kiểm soát thân nhiệt thực chất là một thanh chắn được thiết kế thêm trong hệ thống. Bộ phận này sẽ hoạt động dựa trên cơ chế: Nếu nhiệt độ người đo trong mức cho phép là dưới 38 độ C thì thanh barem sẽ nâng lên và loa sẽ phát “mời bạn qua”; ngược lại, nếu nhiệt độ trên 38 độ C thì loa sẽ thông báo “mời bạn xuống phòng y tế”, cảnh báo đến người đo về tình trạng sức khỏe của mình.

Đảm nhiệm vai trò lập trình hệ thống, Nguyễn Đặng Hoàng Khang chia sẻ: Các kiến thức lập trình được sử dụng khi thiết kế hệ thống là tin học, điện, công nghệ. Có những kiến thức em đã được học nhưng nhiều kiến thức thì mới hoàn toàn, em phải mày mò trên mạng để tìm hiểu thêm, rồi hỏi thêm ý kiến giáo viên…

Theo thầy Phạm Lê Trí Minh, thông qua đề tài nghiên cứu sẽ trang bị thêm cho học sinh kỹ năng, tư duy giải quyết vấn đề, khả năng tự học, tự nghiên cứu, mở rộng thêm những hiểu biết cho các em về kỹ thuật, công nghệ – những kiến thức đôi khi các em không được học trên lớp…

Bài, ảnh: Đ.Yến

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)