Khoa học - Công nghệSản phẩm công nghệ

Hệ thống tưới cây qua… điện thoại

Tạp Chí Giáo Dục

Vn dng các kiến thc đã hc vào thc tin, em Hunh Tn Cưng (lp 11B5 Trưng THPT Lý Thưng Kit, huyn Hóc Môn, TP.HCM) đã sáng to ra “H thng tưi cây t đng” điu khin trên 2 h điu hành Android và iOS thông qua đin thoi thông minh.

Em Hunh Tn Cưng đang phân tích cho Ban giám kho biết v các tính năng ca “H thng tưi cây t đng” trong cuc thi Sáng to thanh thiếu nhi TP.HCM

Với mô hình này, Cường đoạt các giải thưởng: Giải nhất cuộc thi Khoa học sáng tạo huyện Hóc Môn, giải nhì cuộc thi Khoa học sáng tạo cấp TP (khối THPT) và giải nhì cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu nhi TP.HCM do Thành đoàn TP.HCM vừa tổ chức tại Trường THPT Trưng Vương (Q.1).

Sáng to vì ngưi nông dân

Đam mê nghiên cứu khoa học từ nhỏ nên ngoài giờ học, Cường luôn dành thời gian đọc thêm sách vở, tìm kiếm kiến thức mới từ trên mạng và tự mày mò, lắp ráp, tạo ra các đồ chơi mới, lạ. Càng lớn, Cường càng cảm thấy mình đam mê mãnh liệt hơn với lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Biết bản thân chưa thể làm được việc lớn lao, vào mùa hè năm lớp 10, em quyết định xin gia đình theo học khóa lập trình (3 tháng) tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM. Sau khi kết thúc khóa học, Cường bắt tay vào làm và chế tạo thành công “Hệ thống tưới cây tự động”. Nói về sản phẩm của mình, Cường chia sẻ: “Sinh ra và lớn lên từ vùng đất ngoại thành nên từ nhỏ em đã chứng kiến cảnh người nông dân phải vất vả xách từng thùng nước để tưới cho nông sản, trong đó có cha mẹ em. Vào những mùa hạn, công việc này lại càng khó khăn hơn rất nhiều. Vì vậy em luôn muốn được làm một việc gì đó để giúp đỡ cho cha mẹ và các cô, chú nông dân, đặc biệt là những người già yếu. Thế là sản phẩm này ra đời”.

Để có thể chế tạo “Hệ thống tưới cây tự động” như mong đợi, Cường phải vận dụng kiến thức liên môn của môn toán, lý, sinh. Mặc dù khá giỏi về các môn tự nhiên, cộng thêm đam mê nghiên cứu khoa học từ nhỏ nhưng thành công không dễ dàng đến với Cường. “Đối với em, sản phẩm này khó nhất là phần tạo khung. Ở phần mềm (lập trình) thì em rành rồi nhưng cái khó là ở phần cứng (lắp ráp). Hồi trước em toàn sáng tạo các sản phẩm cỏn con, còn hệ thống này lớn hơn gấp mấy lần nên việc lắp đặt cũng rất khác. Với lại trong quá trình thực hiện, em phát hiện có một số kiến thức mới, do đó buộc phải tìm hiểu, tích lũy thêm, làm mất nhiều thời gian”.

Khó thì mặc khó, lòng quyết tâm của Cường cuối cùng cũng được đền đáp. Sản phẩm tạo ra thành công hơn cả mong đợi, được nhiều thầy cô, bạn bè biết đến, giúp em chiến thắng trong một số cuộc thi cấp huyện, cấp thành phố. Thấy con thành công,  cha mẹ em cũng rất vui mừng. “Cha mẹ hết lòng khen ngợi và tự hào về em. Đó là niềm vui và hạnh phúc của em”, Cường mãn nguyện nói.

i cây… t xa

“Hệ thống tưới cây tự động” được cấu tạo từ khung sắt, các mạch, thùng phuy, vòi phun nước và một số bộ phận khác. Với hệ thống này, người nông dân sẽ tiết kiệm được thời gian chăm sóc cây vì mọi thao tác đều được tự động hóa. Người sử dụng có thể ngồi một chỗ điều khiển trên 2 hệ điều hành Android và iOS của chiếc điện thoại thông minh với sự hỗ trợ của camera để giúp mình phát hiện những trục trặc trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, hệ thống còn có chức năng tưới phun sương nên sẽ tiết kiệm nguồn nước đáng kể. Cường hướng dẫn: “Tùy vào diện tích vườn mà có hệ thống tưới cây phù hợp. Khu vườn rộng 20m2 chỉ mất khoảng 1.000.000 đồng cho hệ thống tưới cây bằng điện thoại. Bộ điều khiển của hệ thống sẽ lấy dữ liệu từ cảm biến độ ẩm đất, cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ ẩm không khí và lưu lượng nước. Thông tin sau khi thu thập được chuyển về máy chủ, thông qua điện thoại, người dùng có thể kiểm tra và điều khiển hệ thống tưới cây từ xa và có camera để giám sát”.

“Các cô, chú nông dân khi sử dụng hệ thống này phải lắp đặt wifi ở ngoài đồng và có thể sử dụng nước dưới mương để tưới. Vào mùa hạn, nước rút, mọi người có thể truyền nước từ dưới sông lên, sau đó chứa trong thùng phuy để hệ thống có nước tưới cho cây”, Cường cho biết thêm.

“H thng tưi cây t đng” ca em Hunh Tn Cưng

Ngưi s dng có th ngi mt ch điu khin trên 2 h điu hành Android và iOS ca chiếc đin thoi thông minh vi s h tr ca camera đ giúp mình phát hin nhng trc trc trong quá trình hot đng.

Đánh giá về sản phẩm đoạt giải nhì cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu nhi TP.HCM năm 2019, cô Nguyễn Thị Thu Trang (Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng giáo dục STEM, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, thành viên Ban giám khảo) cho biết: “Mặc dù chỉ dừng lại ở kiến thức của học sinh nhưng đây là đề tài được đánh giá cao. Với hệ thống này, chúng ta có thể đưa vào thực tiễn và áp dụng tại các vùng sâu, vùng xa, hỗ trợ người nông dân chăm sóc cây trồng”.

Nói về tương lai của hệ thống, Cường bật mí: “Sản phẩm không dừng lại ở đây mà thời gian tới, em sẽ nâng cấp và lắp thêm cảm biến ánh sáng, quạt gió, nồng độ dinh dưỡng để theo dõi cây trồng. Thông qua đó, hỗ trợ cây phát triển tốt hơn”.

Bài, ảnh: Kiu Khánh

Bình luận (0)