Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Hè ý nghĩa, bổ ích: Gắn kết trẻ từ các hoạt động vừa học, vừa chơi

Tạp Chí Giáo Dục

Theo gi ý ca các chuyên gia tâm lý, dù hc hay chơi thì ph huynh nên dành quãng thi gian hè này đ hình thành các thói quen tt cho tr và kết ni gia đình.

Cha m cn to mi điu kin đ con tr đưc vui chơi trong thi gian ngh hè

Hè – cơ hi thay đi thói quen chưa hay

Ở góc độ chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, TS. Vũ Thiện Toàn (chuyên gia tâm lý) nhìn nhận, thời gian nghỉ hè đặc biệt năm 2020 chính là dịp rất tốt để giúp cả phụ huynh và học sinh cùng thay đổi những thói quen chưa hay và hình thành những thói quen tốt. Thời gian nghỉ hè không kéo dài như mọi năm nên phụ huynh cần đong đếm, quan tâm rằng, thời gian nghỉ hè ngắn thì nên làm gì tốt nhất cho con? Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh và khả năng của mỗi gia đình mà việc tổ chức sinh hoạt hè cho trẻ nên được linh hoạt, phù hợp.

Với việc học thêm văn hóa, TS. Toàn cho rằng, phụ huynh cần hết sức cân nhắc, nếu không thật sự cần thiết thì không nên cho trẻ học thêm trong mùa hè ngắn ngủi này. Các con vừa trải qua một năm học hết sức đặc biệt với nhiều biến động và áp lực. Việc học trực tuyến trong thời gian dài, cộng với việc chạy nước rút sau khi đi học trở lại khiến nhiều trẻ rơi vào trạng thái căng thẳng. Do đó, khoảng thời gian nghỉ hè ngắn, thay vì cho trẻ đi học thêm với các bộ môn văn hóa, phụ huynh nên tham khảo cho trẻ học các lớp phát triển kỹ năng, học thêm môn năng khiếu, ngoại ngữ, rèn luyện thể thao; hay cùng gia đình khám phá các chuyến đi chơi ngắn ngày bằng cách đưa trẻ về vùng quê…

TS. Toàn nhấn mạnh, việc hình thành các thói quen tốt cho con như đọc sách, ngủ và thức dậy đúng giờ, sinh hoạt điều độ, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng phụ giúp cha mẹ công việc nhà… cũng cần được phụ huynh chú trọng quan tâm và trang bị cho trẻ trong mùa hè. Điều này sẽ không chỉ giúp trẻ tự tin, trưởng thành hơn trong cuộc sống mà còn cho trẻ dễ dàng bắt nhịp lại với việc học trong năm học mới, từ đó việc học sẽ hiệu quả hơn.

“Không cứ phải đi du lịch xa, ngay tại gia đình và ngay tại thành phố, phụ huynh vẫn có thể cùng với trẻ tự khám phá khả năng của bản thân các em, tạo nên mùa hè nhiều ý nghĩa. Hãy dành cho con nhiều thời gian hơn trong mùa hè này, như cùng với con đọc các cuốn sách hay, cùng con đi tham quan các di tích trong thành phố, cùng con nấu các bữa ăn đầm ấm vào dịp cuối tuần… Đối với kiến thức trong năm học mới, phụ huynh có thể cùng với con xem qua, cho con làm quen. Đồng thời, cùng với trẻ hoạch định ra những mục tiêu để trẻ phấn đấu trong năm học mới”, TS. Toàn tư vấn.

Cha m hãy lng nghe tiếng lòng con

ThS. Đỗ Văn Sự (chuyên gia tâm lý) bày tỏ, trong mùa hè ngắn ngủi này để trẻ học gì, chơi gì phù hợp thì phụ huynh nên tham khảo và lắng nghe trẻ, xem rằng trẻ thiếu gì, mong mỏi điều gì để ưu tiên trang bị cho trẻ. Phụ huynh không nên cho trẻ thiên về điều gì đó quá nhiều như chơi nhiều quá hay học nhiều quá. Mà cần phải có sự cân đối, tránh để trẻ có những suy nghĩ so sánh với bạn bè.

Đối với việc vui chơi, dù ít dù nhiều, ThS. Sự cho hay, phụ huynh nên cho trẻ đi chơi một chuyến cùng với gia đình, có thể là về quê hoặc là đi trong thành phố. Không chỉ giúp thay đổi không khí, giúp trẻ giải tỏa những căng thẳng trong một năm học mà còn coi đây như một phần thưởng cho trẻ trong năm học qua và cũng là động lực để trẻ phấn đấu trong năm học tới.

“Nhiều phụ huynh quan niệm rằng, hè này cho con đi học thêm nhiều để con bằng bạn hoặc hơn bạn trong năm học mới. Tuy nhiên, với học sinh đã lớn thì việc học thêm gì hãy để con tự quyết định, còn nếu trẻ nhỏ thì việc học thêm không quá cần thiết. Thay vào đó, hãy trang bị cho con các môn học kỹ năng, năng khiếu”, ThS. Sự nói.

Cạnh đó, ThS. Sự cũng gợi ý, thời gian nghỉ hè ngắn, phụ huynh nên tổ chức các hoạt động mang tính gia đình để gắn kết các thành viên với nhau như cùng về quê, cùng đi uống cà phê, đi nhà sách, đi tham quan các địa điểm du lịch, cùng nhau nấu ăn, đọc sách… để trẻ được vừa học vừa chơi. Dù ở lứa tuổi nào, điều mà trẻ cần hơn cả vẫn là tình cảm gia đình. Cha mẹ hãy biến khoảng thời gian nghỉ của trẻ  thành dịp để các thành viên trong gia đình được gắn kết cùng nhau. Trẻ sẽ học được ở đó rất nhiều điều, từ tình yêu thương, các bài học cuộc sống để tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong cuộc sống, trong việc học…

Với việc tham gia các học kỳ quân đội, ThS. Sự nhìn nhận, nếu có điều kiện thì phụ huynh có thể cho trẻ tham gia. Tuy nhiên, phụ huynh không nên quá kỳ vọng vào các học kỳ quân đội rằng con sẽ thay đổi, sẽ trưởng thành, sẽ từ một “cô bé, cậu bé chưa có nề nếp” trở thành một cô bé, cậu bé có kỷ cương, nề nếp. Không ai, không học kỳ nào, trường lớp nào làm thay ba mẹ việc giáo dục trẻ, hình thành cho con trẻ những thói quen tốt, mà chỉ có thể giúp trẻ nhìn nhận và làm quen. Việc của phụ huynh, của gia đình là giúp trẻ tiếp nối, duy trì những hành vi tốt để chúng trở thành thói quen cho trẻ.

Bài, ảnh: Đ Lan

 

Bình luận (0)