Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Hết thời giáo viên – nhà trường “chê” lẫn nhau

Tạp Chí Giáo Dục

Đưc biết đến là đa phương luôn mnh dn đi đu trong đi mi giáo dc (GD), năm nay, công tác tuyn dng giáo viên (GV) ca TP.HCM cũng đã có s “đt phá” vi nhng đim mi chưa tng có trong tin l: GV đưc la chn trưng ging dy, nhà trưng đưc trc tiếp tuyn chn GV đ tìm ra ng viên thích hp nht; S GD-ĐT ch đng v trí tham mưu trong khâu chuyên môn. Toàn b quá trình đăng ký d tuyn đưc thc hin trc tuyến đã th hin quyết tâm đy mnh ng dng CNTT trong ngành, giúp rút ngn thi gian cho c ng viên và hi đng xét tuyn viên chc, đm bo an toàn trong phòng chng dch.


Nhà trưng tham gia phng vng viên trong k tuyn dng

Cùng với việc bỏ hộ khẩu TP trong tuyển dụng GV, việc đổi mới này đã nhận được nhiều sự đồng tình từ phía nhà trường, người tuyển dụng. Hơn thế nữa đã tạo ra tính công khai, minh bạch trong tuyển dụng. Từ chính sự hài lòng của GV, nhà trường, bắt đầu từ khâu tuyển dụng sẽ góp phần để từng bước nâng cao chất lượng GD của mỗi đơn vị.

Thích trưng nào, đăng ký trưng đó

Điểm mới đáng chú ý nhất trong quy trình tuyển dụng GV năm nay là cho phép ứng viên được lựa chọn nguyện vọng trường công tác ngay từ bước đăng ký dự tuyển. Đồng thời, nhà trường được trực tiếp tham gia trong Hội đồng xét tuyển để kiểm tra hồ sơ, chuyên môn, nghiệp vụ của từng ứng viên. Trong khi đó, ở quy trình cũ, Sở GD-ĐT trực tiếp tuyển dụng và phân bổ ứng viên trúng tuyển về các trường theo nhu cầu của từng đơn vị. Quy trình này tồn tại tình trạng ứng viên bỏ nhiệm sở do đơn vị công tác quá xa, không như mong đợi; nhà trường từ chối nhận ứng viên do không phù hợp.

“Năm nay, ứng viên được tự tìm hiểu về trường, tự đăng ký nguyện vọng nên sẽ biết rõ trường đó thuộc khu vực nào, đặc thù HS ra sao để thuận tiện cho quá trình công tác, sẽ hạn chế được tình trạng ứng viên trúng tuyển chê trường xa, từ bỏ kết quả. Ngược lại, khi nhà trường được chủ động cùng tuyển nhân sự sẽ biết trường mình đang thiếu, đang yếu gì trong từng bộ môn để chọn được ứng viên phù hợp nhất, vừa giúp nâng cao trình độ chuyên môn và vừa phù hợp với đối tượng HS nhà trường”, thầy Nguyễn Tấn Tài – Hiệu trưởng Trường THPT Thủ Thiêm – khẳng định.

Trường THPT Thủ Thiêm năm nay tuyển 6 bộ môn, tỷ lệ cạnh tranh trong dự tuyển ở mỗi bộ môn là 1 chọi 3. Với tỷ lệ này, thầy Tài cho rằng, giúp nhà trường lựa chọn ra những ứng viên phù hợp nhất. “Ngoài trình độ, tiêu chí trong phỏng vấn nhà trường sẽ hỏi thêm kiến thức chung về xã hội, giải quyết các tình huống sư phạm chung và thuộc về đặc thù HS nhà trường, nhất là những vấn đề của trường như phụ đạo HS yếu kém, yêu cầu ứng viên đưa ra các phương pháp riêng…”, thầy Tài cho hay.

Lần đầu tiên được tham gia trong Hội đồng xét tuyển GV cho trường, thầy Trần Công Tuấn – Hiệu trưởng Trường THPT Phú Nhuận – đánh giá cao về quy trình tuyển dụng mà Sở GD-ĐT tổ chức trong năm nay khi chuẩn bị rất đầy đủ về câu hỏi lý thuyết, câu hỏi thực hành; số lượng đề để ứng viên bốc thăm cũng rất phong phú.

“Nhà trường chủ trì trong khâu phỏng vấn ứng viên, trong đó sẽ xoáy sâu vào nội dung dạy học, phương pháp giảng dạy, cách thức truyền cảm hứng cho HS. Ưu tiên nhất vẫn là chuyên môn, song song đó cần sự phù hợp về chất giọng để truyền tải, phù hợp về phương pháp giảng dạy, với yêu cầu của HS nhà trường”, thầy Tuấn nói.

Hn chế đưc nhiu tiêu cc

Quy trình tuyển dụng GV năm nay gồm 2 vòng. Vòng 1 – kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn tại phiếu đăng ký dự tuyển, nếu phù hợp yêu cầu của vị trí việc làm thì người dự tuyển tiếp tục tham dự vòng 2. Vòng 2 – vòng thực hành để kiểm tra ứng viên về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ công tác với sự tham gia của hiệu trưởng/ phó hiệu trưởng, thành viên trong ban thanh tra nhân dân, tổ trưởng chuyên môn. Dữ liệu về nhu cầu tuyển dụng của từng đơn vị được công khai trên trang thông tin của Sở GD-ĐT nên ứng viên có thể đánh giá được mức độ cạnh tranh ở từng trường.

“Cái hay trong đổi mới năm nay là mặc dù có sự tham gia của nhà trường nhưng lại không trao hết quyền tuyển dụng cho nhà trường. Sở GD-ĐT vẫn tham gia ở khâu ra đề thực hành, nhà trường chỉ tham dự vào khâu tình huống, phỏng vấn về nghiệp vụ, chuyên môn sâu…”, cô Nguyễn Thị Thanh Trúc – Hiệu trưởng Trường THPT Dương Văn Thì – nhận định.

Ở quy trình tuyển dụng mới, theo cô Trúc, tạo ra sự minh bạch, công khai, hạn chế được nhiều tiêu cực không đáng có. Đặc biệt, đối với GV đã từng tham gia thỉnh giảng của đơn vị thì qua quy trình tuyển chọn này, tính khách quan, trách nhiệm càng được nâng cao. Nhà trường được chủ động chọn lọc ra GV phù hợp. Không chỉ ở những bộ môn có tính cạnh tranh lớn, ngay cả những bộ môn dù chỉ có 1 ứng viên tham gia ứng tuyển nhưng nếu không đáp ứng được những yêu cầu của nhà trường trong vòng phỏng vấn thì vẫn không được chọn lựa.

Năm học 2020-2021, Sở GD-ĐT TP.HCM tuyển 495 viên chức. Đây là năm thứ 3 TP bỏ hộ khẩu trong tuyển dụng GV. Hội đồng xét tuyển viên chức đã chọn được 1.186 ứng viên dự tuyển, trong đó 766 ứng viên có hộ khẩu ngoài TP.HCM (chiếm 64,59%). Ngày 1-9 tới đây, kết quả sẽ được công bố công khai trên trang thông tin của Sở GD-ĐT, ứng viên trúng tuyển nộp hồ sơ viên chức về đơn vị trường học để ổn định công tác trong năm học mới.

Bài, ảnh: Nam Đnh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)