Béo phì gây rối loạn kinh nguyệt, không rụng trứng, hiếm muộn, đáp ứng kém với các kỹ thuật điều trị, tăng tỉ lệ sẩy thai, đề kháng insulin, tiểu đường…
Hiện nay, béo phì là một vấn đề lớn về sức khỏe trên thế giới và gần đây bắt đầu xuất hiện ở VN. Nguyên nhân của béo phì được xem là sự phối hợp của yếu tố di truyền và môi trường sống. Lối sống với chế độ dinh dưỡng quá mức; thiếu thể dục, vận động trong đời sống hiện đại ngày càng làm tăng tỉ lệ béo phì.
Nguy cơ hiếm muộn gia tăng ở những cô dâu béo phì. Ảnh: C.T.V
Càng béo phì càng hiếm muộn
Béo phì có thể là yếu tố nguy cơ của nhiều loại bệnh tật: tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư vú, ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, hiếm muộn… Người ta không đánh giá béo phì đơn thuần dựa trên cân nặng mà vấn đề là tình trạng tích tụ mô mỡ.
Dư cân và béo phì có tác động rất lớn đến khả năng sinh sản thông qua các tác động như gây rối loạn kinh nguyệt, không rụng trứng, hiếm muộn, đáp ứng kém với các kỹ thuật điều trị, tăng tỉ lệ sẩy thai, đề kháng insulin, tiểu đường… Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng tình trạng béo phì càng nặng thì khả năng sinh sản càng bị ảnh hưởng nhiều. Không phải tất cả phụ nữ béo phì đều bị hiếm muộn. Nhiều phụ nữ béo phì vẫn có thể sinh con bình thường. Tuy nhiên, nguy cơ hiếm muộn sẽ cao hơn nếu phụ nữ trở nên béo phì. Hội chứng buồng trứng đa nang rất thường gặp ở phụ nữ béo phì. Các triệu chứng thường gặp ở hội chứng này bao gồm hình ảnh buồng trứng có nhiều nang trên siêu âm, kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh, mụn trứng cá, béo phì chủ yếu tập trung mỡ ở bụng…
Giảm cân, cách điều trị vô sinh tiết kiệm
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy giảm cân có thể làm chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường và có thể có thai tự nhiên, giảm tỉ lệ sẩy thai. Ngoài ra, người ta thấy rằng giảm cân nếu không thể giúp có thai lại cũng làm cho phụ nữ dễ có thai hơn khi điều trị vô sinh. Biện pháp giảm cân thường được áp dụng là tiết chế ăn uống và điều chỉnh lối sống, tăng cường vận động, tập thể dục. Tuy nhiên, giảm cân ở người béo phì là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn và một ý chí mạnh. Trong trường hợp thất bại với các biện pháp tiết chế ăn uống và điều chỉnh lối sống, người ta thường phối hợp với việc sử dụng thuốc hay trong một số trường hợp phải thực hiện phẫu thuật để giảm béo. So với chi phí cho các kỹ thuật điều trị vô sinh hiện nay, biện pháp giảm cân rõ ràng là một phương pháp rẻ tiền hơn rất nhiều.
Béo phì thường đi kèm với tình trạng kháng insulin. Đây là một yếu tố liên quan chặt chẽ với bệnh tiểu đường. Kháng insulin liên quan đến khối lượng mỡ trong cơ thể, càng béo phì thì tình trạng kháng insulin càng nặng. Kháng insulin hiện nay được xem là nguyên nhân chính dẫn đến các rối loạn về nội tiết và khả năng sinh sản của phụ nữ bị béo phì. Khi phụ nữ có thể giảm cân, tình trạng kháng insulin sẽ được cải thiện.
Các chương trình sức khỏe nên chú trọng vào việc giảm cân và tăng vận động ở các phụ nữ bị dư cân, béo phì. Các biện pháp này sẽ giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, tăng khả năng sinh sản. Ngoài ra, giảm cân còn giúp ngăn ngừa các nguy cơ lâu dài về sức khỏe ở người béo phì như tiểu đường, bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư.
Béo phì có thể là yếu tố nguy cơ của nhiều loại bệnh tật: tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư vú, ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, hiếm muộn… Người ta không đánh giá béo phì đơn thuần dựa trên cân nặng mà vấn đề là tình trạng tích tụ mô mỡ.
Dư cân và béo phì có tác động rất lớn đến khả năng sinh sản thông qua các tác động như gây rối loạn kinh nguyệt, không rụng trứng, hiếm muộn, đáp ứng kém với các kỹ thuật điều trị, tăng tỉ lệ sẩy thai, đề kháng insulin, tiểu đường… Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng tình trạng béo phì càng nặng thì khả năng sinh sản càng bị ảnh hưởng nhiều. Không phải tất cả phụ nữ béo phì đều bị hiếm muộn. Nhiều phụ nữ béo phì vẫn có thể sinh con bình thường. Tuy nhiên, nguy cơ hiếm muộn sẽ cao hơn nếu phụ nữ trở nên béo phì. Hội chứng buồng trứng đa nang rất thường gặp ở phụ nữ béo phì. Các triệu chứng thường gặp ở hội chứng này bao gồm hình ảnh buồng trứng có nhiều nang trên siêu âm, kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh, mụn trứng cá, béo phì chủ yếu tập trung mỡ ở bụng…
Giảm cân, cách điều trị vô sinh tiết kiệm
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy giảm cân có thể làm chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường và có thể có thai tự nhiên, giảm tỉ lệ sẩy thai. Ngoài ra, người ta thấy rằng giảm cân nếu không thể giúp có thai lại cũng làm cho phụ nữ dễ có thai hơn khi điều trị vô sinh. Biện pháp giảm cân thường được áp dụng là tiết chế ăn uống và điều chỉnh lối sống, tăng cường vận động, tập thể dục. Tuy nhiên, giảm cân ở người béo phì là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn và một ý chí mạnh. Trong trường hợp thất bại với các biện pháp tiết chế ăn uống và điều chỉnh lối sống, người ta thường phối hợp với việc sử dụng thuốc hay trong một số trường hợp phải thực hiện phẫu thuật để giảm béo. So với chi phí cho các kỹ thuật điều trị vô sinh hiện nay, biện pháp giảm cân rõ ràng là một phương pháp rẻ tiền hơn rất nhiều.
Béo phì thường đi kèm với tình trạng kháng insulin. Đây là một yếu tố liên quan chặt chẽ với bệnh tiểu đường. Kháng insulin liên quan đến khối lượng mỡ trong cơ thể, càng béo phì thì tình trạng kháng insulin càng nặng. Kháng insulin hiện nay được xem là nguyên nhân chính dẫn đến các rối loạn về nội tiết và khả năng sinh sản của phụ nữ bị béo phì. Khi phụ nữ có thể giảm cân, tình trạng kháng insulin sẽ được cải thiện.
Các chương trình sức khỏe nên chú trọng vào việc giảm cân và tăng vận động ở các phụ nữ bị dư cân, béo phì. Các biện pháp này sẽ giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, tăng khả năng sinh sản. Ngoài ra, giảm cân còn giúp ngăn ngừa các nguy cơ lâu dài về sức khỏe ở người béo phì như tiểu đường, bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư.
Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới. Trong một nghiên cứu ở Mỹ, nam giới thừa cân, béo phì cũng giảm khả năng sinh sản. Báo cáo này cho thấy nam giới có số BMI (chỉ số khối cơ thể) càng cao thì số lượng tinh trùng càng giảm.
|
Thạc sĩ – bác sĩ Hồ Mạnh Tường (NLĐ)
Bình luận (0)