Tòa soạnThư đi – tin lại

“Hiến kế” chống tội phạm

Tạp Chí Giáo Dục

Các hiệp sĩ ở Bình Dương trên đường truy bắt tội phạm. Ảnh: T.Lê

Trong thời gian gần đây, cuộc sống của người dân TP cảm thấy rất bất ổn, luôn nơm nớp lo sợ, hãi hùng vì lúc nào cũng cảm thấy mình nằm trong “tầm ngắm” của kẻ gian, của tội phạm. Vừa qua, báo chí liên tục đăng tải những tin thật là “nóng bỏng” như “Không thể để kẻ cướp lộng hành, bắt cướp được thưởng năm triệu đồng”, “Phải tử hình với những kẻ giết người, cướp của mới đủ sức răn đe”… Không biết hiệu quả sẽ ra sao, song chúng tôi cảm thấy bình yên, lấy lại được sự bình tĩnh, hy vọng và đợi chờ! Tôi rất tâm đắc với kinh nghiệm của hai hiệp sĩ ở Bình Dương hướng dẫn đề phòng, tự vệ đối với kẻ cướp, kẻ gian: Không thể coi thường, mất cảnh giác với kẻ gian, kẻ cướp. Phải cố gắng hết sức bình tĩnh cảnh giác kể cả lúc kẻ gian đã thất thế như bị té, bị thương hay bị bắt… Hãy cố gắng nhận dạng, ghi nhớ số xe của họ là chính. Vì có lúc ta còn gặp lại họ; khi gặp “sự cố” bất ngờ hãy cố gắng bình tĩnh quan sát nhanh, xem quanh ta có “vật gì” có thể làm công cụ tự vệ như gậy, thanh sắt, chai lọ, bàn nhỏ, ghế; và trước hết là sự đồng lòng, nhất quán, đồng thanh hô hoán: “Cướp, cướp…” của tất cả mọi người có mặt ở hiện trường. Tiếng hô hoán rầm rộ, to tát ào ạt làm áp đảo tinh thần kẻ gian. Tránh thái độ vô tư, sợ không dám kêu la khiến cho kẻ gian dễ nhận ra kẻ phản đối họ, rất bất lợi vì sự thiếu đồng tình, đồng nhất này. Theo tôi, kẻ gian, kẻ cướp, tội phạm cũng là giặc – giặc nội xâm – mà lực lượng công an lại mỏng. Vậy lực lượng quân đội có thể tham gia trong một giai đoạn nhất thời để hỗ trợ cho lực lượng công an, đem lại sự an lành cho dân chúng.
Tôn Tuyết Dung (TP.HCM)

Bình luận (0)