Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Hiến kế đưa áo dài Việt đến với du khách quốc tế

Tạp Chí Giáo Dục

Đ áo dài đến vi du khách quc tế và xem như là trang phc ca nưc h, chúng ta phi thiết kế áo dài phù hp vi thi trang thế gii. Đng thi, công tác qung bá áo dài cũng là điu quan trng, nếu làm hiu qu vic bo tn và phát trin áo dài Vit Nam không ch gi gìn đưc nét đp truyn thng mà còn s chinh phc đưc lưng ln du khách quc tế.


Cách thiết kế áo dài là yếu t quan trng đ phát trin áo dài

Đó là chia sẻ của các đại biểu tại tọa đàm “Nét đẹp áo dài Việt – Bảo tồn và phát triển” do Sở Du lịch TP.HCM tổ chức mới đây tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM.

Đưa áo dài “xut ngoi”

Chia sẻ về cách đưa áo dài ra thế giới, nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam cho hay, áo dài không chỉ là trang phục truyền thống mà còn có sứ mệnh quảng bá văn hóa, du lịch, đất nước, con người Việt Nam đến với thế giới. Chính vì vậy, trong thiết kế của mình, ngoài việc đưa hình ảnh, di sản văn hóa vào áo dài anh còn thực hiện bộ sưu tập độc quyền về quốc kỳ của 200 nước trên thế giới. Ngoài ra, anh còn thường xuyên giới thiệu những bộ sưu tập áo dài của mình đến các quốc gia Pháp, Đức, Anh… để giới thiệu với bạn bè quốc tế. “Thông qua chiếc áo dài, chúng ta cùng nhau quảng bá văn hóa, quảng bá du lịch Việt Nam để thu hút du khách quốc tế”, nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam chia sẻ.


Workshop nhum vi áo dài ti Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM

Trong khi đó, nhà thiết kế Thanh Tuyền cho rằng, muốn bảo tồn và phát triển chúng ta phải giúp du khách đến Việt Nam hiểu về áo dài, hiểu về văn hóa, cốt cách, phong cách của người Việt khi mặc áo dài để họ được trải nghiệm. Bên cạnh đó, chúng ta phải đưa áo dài vào các tour du lịch, cho họ mặc áo dài đi tham quan các địa điểm văn hóa, lịch sử khi đến TP.HCM. “Ngoài việc thiết kế áo dài gắn với văn hóa, truyền thống của người Việt, các nhà thiết kế nên lấy hồn cốt, văn hóa của các nước để cho ra những bộ áo dài phù hợp với từng nước đó. Như vậy, người nước ngoài mới cảm thấy áo dài là thời trang không có sự phân biệt”, nhà thiết kế Thanh Tuyền hiến kế.

Bà Nguyn Th Ánh Hoa (Giám đc S Du lch TP.HCM) cho biết, sau L hi Áo dài TP.HCM ln 9 năm 2023, ngành du lch thành ph có kế hoch t chc qung bá L hi Áo dài ti Hi ch Du lch quc tế ITB Asia 2023 ti Singapore vào tháng 10-2023. Hot đng này hưng đến mc tiêu qung bá s kin du lch văn hóa đc sc ca thành ph đến vi các th trưng khách quc tế và ngưi mua quc tế trong đnh hưng xây dng L hi Áo dài TP.HCM tr thành s kin du lch văn hóa mang tm quc tế. Qua đó góp phn thu hút, phát trin các th trưng khách quc tế đến vi TP.HCM nói riêng và Vit Nam nói chung.

Góp phần quảng bá áo dài đến với người nước ngoài, ông Nguyễn Văn Phúc (Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên – Huế) cho biết, Huế có truyền thống áo dài. Để phát triển trang phục truyền thống này, tỉnh đang thực hiện đề án “Huế – Kinh đô áo dài” để cộng đồng người dân, du khách đều mặc áo dài khi đến với Huế. “Hàng năm, Huế có 3 sự kiện về áo dài để quảng bá du khách trong và ngoài nước. Cụ thể, vào tháng 7 tới đây, Huế sẽ tổ chức Lễ hội Áo dài với nhiều hoạt động đặc sắc. Vào những dịp lễ lớn như 8-3, 20-10, chúng tôi cũng miễn vé cho du khách nữ lẫn nam mặc áo dài đến tham quan các di tích, lịch sử. Song hành cùng sự kiện về áo dài, chúng tôi cũng giới thiệu ẩm thực Huế để phục vụ du khách”, ông Phúc chia sẻ.

Trao nim tin cho thế h tương lai

Giảng viên – nhà thiết kế Trung Đinh cho rằng, chúng ta nói rất nhiều đến việc bảo tồn và phát triển áo dài nhưng bảo tồn và phát triển như thế nào hiệu quả mới là chuyện quan trọng. “Để người bản xứ mặc áo dài nhưng là trang phục thông thường rất khó. Cho nên, các nhà thiết kế phải không ngừng đưa ra những chất liệu, kiểu dáng áo dài mới để phù hợp với họ. “Các trường đại học hiện nay cũng có mở ngành thiết kế thời trang và thu hút nhiều sinh viên theo học. Đây là những nhân tố trong tương lai, thế hệ tiếp nối để bảo tồn và phát triển áo dài. Cho nên, các trường đại học phải “chăm sóc” các em, giúp các em có cơ hội giới thiệu sản phẩm của mình đến với công chúng Việt Nam và quốc tế để sản phẩm của các em được biết đến và có cơ hội khẳng định bản thân”, giảng viên – nhà thiết kế Trung Đinh chia sẻ.


Các bn tr tham quan áo dài ti Bo tàng Áo dài (Q.1)

Với hơn 40 năm gắn bó với nhạc cụ dân tộc, đi lưu diễn ở nhiều nước trên thế giới, NSƯT Tuyết Mai cho biết, áo dài là sự lựa chọn duy nhất của chị. Bởi khi mặc áo dài lên sân khấu chị rất tự hào vì trang phục của mình vừa đẹp, vừa trang trọng vừa quảng bá nét đẹp Việt Nam đến với thế giới. “Ở TP.HCM hiện nay có nhiều chương trình đưa âm nhạc dân tộc vào học đường. Bên cạnh những cây đàn truyền thống, chúng ta cũng có thể nói về chiếc áo dài để các em học sinh, sinh viên hiểu. Các nhà thiết kế thay vì chỉ giới thiệu bộ sưu tập của mình đến công chúng cũng có thể mang vào trường học giới thiệu cho các em. Song song với việc trình diễn, giới thiệu sản phẩm, các nhà thiết kế có thể nói về quá trình tạo nên chiếc áo dài cũng như ý nghĩa của nó để vun đắp tình yêu áo dài trong giới trẻ. Đó cũng là cách giúp các em định hướng nghề nghiệp trong tương lai. “Không chỉ có những người chuyên môn, nhà trường cũng có thể tổ chức các buổi tọa đàm, workshop… về áo dài cho học sinh, sinh viên tham gia. Có như vậy thì giới trẻ mới tiếp nối bảo tồn và phát triển áo dài Việt Nam trong tương lai”, NSƯT Tuyết Mai nêu ý kiến.

H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)