Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

“Hiến kế” giúp bạn gặp khó khăn trong học tập

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc vn nn hc sinh “đu trend” nhng trào lưu ni bt trên mng xã hi làm nh hưng đến vic hc tp cũng như hòa nhp môi trưng mi, hai nhóm hc sinh đã tiến hành nghiên cu đ tài “nh hưng ca trào lưu flex trên mng xã hi đi vi hc sinh THCS” và “Cách thc ng phó nhng khó khăn tâm lý ca hc sinh hòa nhp trong trưng THPT”.


Cô Lưu Th Ánh (giáo viên Trưng THPT Nguyn Hu Th) h tr Nguyn Phú Bo Nguyên và Phan Thanh Khiết Văn trin khai đ tài

Giúp hc sinh tránh trào lưu “flex”

Đề tài “Ảnh hưởng của trào lưu flex trên mạng xã hội đối với học sinh THCS” do Cao Lưu Tường Vy và Nguyễn Vũ Huệ Anh (học sinh lớp 9/2 Trường THCS Lạc Hồng, Q.10, TP.HCM) thực hiện. Nói về lý do nghiên cứu đề tài trên, Tường Vy cho biết, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ đã làm cho các trào lưu mới xuất hiện ngày càng nhiều. Nổi lên hiện nay trong giới trẻ là trào lưu “flex” – một xu hướng khoe khoang về những gì mình làm được hoặc sở hữu khiến người khác khó chịu. Những ảnh hưởng tiêu cực của trào lưu “flex” trên mạng xã hội rất nghiêm trọng. Theo đó, trào lưu “flex” đã gây ra nhiều hiện tượng khác nhau như tẩy chay, chỉ trích, “ném đá”… Nhiều bạn trẻ sẵn sàng dùng những lời lẽ tiêu cực, trong đó nhóm lứa tuổi học sinh THCS chiếm số lượng không nhỏ.

Khảo sát số lượng học sinh Trường THCS Lạc Hồng sử dụng nền tảng mạng xã hội để “flex”, nhóm nghiên cứu nhận được kết quả: “Đi du lịch, xem phim, nghe nhạc” được lựa chọn để “flex” nhiều nhất với 170 học sinh (63,43%), thứ hai là “chụp ảnh selfie, ảnh người yêu, ảnh thần tượng” với 151 học sinh (56,34%), thứ ba là “thành tích học tập” với 88 học sinh (32,83%). Tiếp theo là “mua quần áo” với 74 học sinh (27,61%), “nấu ăn” với 46 học sinh (17,16%), “tiền bạc, trang sức” với 40 học sinh (14,92%). Ít nhất là “làm đẹp, tập gym, yoga” với 39 học sinh (14,55%). “Từ kết quả trên cho thấy, “flex” trên mạng xã hội đã tạo ra sự so sánh, ganh tỵ trong học sinh, gây ra cảm giác tự ti, xấu hổ, kế đến là gây phiền toái cho người thân, gia đình và làm tổn thương tâm lý, sức khỏe”, Tường Vy nói.

Để học sinh nhận thức được hậu quả của trào lưu “flex”, nhóm nghiên cứu đề xuất nhà trường phối hợp cùng Đoàn trường tổ chức tập huấn cho cán sự lớp, cán bộ Đoàn và tuyên truyền trong học sinh về 13 giải pháp an toàn mạng xã hội. Cạnh đó cần tổ chức tập huấn cho cán sự lớp những kiến thức cơ bản về tâm lý đám đông, sau đó sẽ tuyên truyền lại với các bạn trong lớp nhằm nâng cao nhận thức của học sinh trong trường. Khi có học sinh trong trường chịu ảnh hưởng tiêu cực của trào lưu “flex” cần bình tĩnh ngăn chặn kịp thời bằng cách phối hợp với gia đình ổn định tinh thần và sức khỏe cho học sinh, hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực gây ra, ảnh hưởng đến uy tín nhà trường.

Tháo g khó khăn cho hc sinh hòa nhp

Năm học 2023-2024, Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (Q.4, TP.HCM) có 15 học sinh hòa nhập. Những học sinh này thường có tâm lý bất ổn, khó khăn trong học tập… Trước tình hình đó, Nguyễn Phú Bảo Nguyên và Phan Thanh Khiết Văn (học sinh lớp 12A12) đã triển khai nghiên cứu đề tài “Cách thức ứng phó những khó khăn tâm lý của học sinh hòa nhập trong trường THPT”. Bảo Nguyên cho biết, đồng hành nghiên cứu đề tài với em là Khiết Văn bị khiếm khuyết về trí tuệ. Vì vậy, cả hai rất thấu hiểu những khó khăn của những bạn học hòa nhập. Khả năng tập trung chú ý và hoàn thành nhiệm vụ của học sinh hòa nhập thường bị chi phối bởi nhiều tác nhân nên các em chỉ có thể tập trung trong thời gian ngắn. Đây là nguyên nhân chính khiến học sinh hòa nhập thường quên bắt đầu nhiệm vụ, bỏ dở hoặc không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn, hay làm nhanh cho xong việc…


Giáo viên hưng dn Cao Lưu Tưng Vy (phi) và Nguyn Vũ Hu Anh (hc sinh lp 9/2 Trưng THCS Lc Hng, Q.10) thc hin đ tài “nh hưng ca trào lưu flex trên mng xã hi đi vi hc sinh THCS”

Khảo sát của Bảo Nguyên và Khiết Văn với 15 học sinh hòa nhập trong trường, kết quả có 11 học sinh gặp khó khăn trong giao tiếp. Đối với các vấn đề tâm sinh lý, có 12 học sinh (80%) gặp khó khăn khi thích ứng với những thay đổi ngoại hình; 13 học sinh (86,66%) gặp khó khăn trong kiềm chế cảm xúc. “Chúng em dựa vào tình hình thực tế hiện nay để đề ra những giải pháp khả thi nhất, giúp các bạn học sinh hòa nhập ứng phó với khó khăn về tâm lý. Bên cạnh đó, chúng em đã phỏng vấn những thầy cô có nhiều năm kinh nghiệm làm giáo viên chủ nhiệm và các bạn học sinh ở ba khối lớp để thu thập ý kiến cũng như góp ý về các giải pháp khả thi cao đối với lứa tuổi học sinh THPT”, Bảo Nguyên cho biết.

Sau cuộc khảo sát, nhóm nghiên cứu đề xuất nhà trường cần tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức giúp các bạn học sinh hiểu rõ về những khó khăn tâm lý đang gặp phải và biết xử lý, ứng phó. Cùng với đó là tổ chức các buổi tư vấn, sinh hoạt chuyên đề với các chuyên gia tâm lý cho học sinh hòa nhập. Việc này giúp các bạn được chia sẻ, tâm sự những vấn đề bản thân đang gặp phải; được chuyên gia tâm lý giải đáp các thắc mắc và đưa ra lời khuyên, hướng giải quyết về những khó khăn đó. Ngoài ra, nhà trường cần tổ chức các câu lạc bộ cho học sinh hòa nhập sinh hoạt định kỳ, mỗi tuần 90 phút tương ứng với 2 tiết học, đa dạng về hình thức và nội dung… Cô Lưu Thị Ánh (giáo viên hướng dẫn thực hiện đề tài) cho biết: “Là giáo viên chủ nhiệm nhiều năm có học sinh hòa nhập và hàng năm dạy bộ môn địa lý ở các lớp có học sinh hòa nhập, tôi thấy đây là một đề tài hay, có sự đầu tư vì có thể giúp đỡ học sinh hòa nhập. Nếu đề tài nghiên cứu của các em thực hiện thành công và có hiệu quả sẽ là nguồn tư liệu quý hỗ trợ phụ huynh và nhà trường có những biện pháp ứng phó kịp thời khi học sinh hòa nhập gặp khó khăn, áp lực”.

H Trinh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)