Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Hiến kế khôi phục kinh tế TP.HCM hậu Covid-19

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Dch bnh Covid-19 đã nh hưng rt nghiêm trng đến kinh tế TP.HCM. Năm 2022, cùng vi cc, TP.HCM quyết tâm khôi phc kinh tế. Theo đó, lãnh đo TP đã t chc gp g các chuyên gia, doanh nhân Vit kiu đ lng nghe ý kiến, nhng chia s ca h xoay quanh vn đ khôi phc kinh tế TP.HCM sau dch bnh Covid-19.


Ông Võ Văn Hoan – Phó Ch tch UBND TP.HCM trao đi vi các kiu bào

Sn sàng h tr doanh nghip trong nưc

Là đơn vị nhiều năm có nhiều kinh nghiệm tham gia lĩnh vực xuất khẩu nông sản ra thị trường thế giới, ông Lê Bá Linh – Phó Ban liên lạc kiều bào Lào – Thái Lan, Chủ tịch HĐQT Pacific Food – cho biết, sẵn sàng chia sẻ với các doanh nghiệp khác về thủ tục hành chính, hỗ trợ đưa sản phẩm ra nước ngoài.

Theo ông Linh, Việt Nam có hơn 5 triệu kiều bào trên 100 quốc gia, vùng lãnh thổ. Các kiều bào hiện nay rất yêu nước nhưng cần có sự đoàn kết hơn nữa trong việc đưa hàng hóa Việt Nam ra thị trường thế giới. Muốn thành công cần nghiên cứu kỹ thị trường, các hiệp định thương mại đã ký kết. Mặt khác, các doanh nghiệp muốn xuất khẩu cũng phải danh chính ngôn thuận, đăng ký thương hiệu mới có thể vượt qua rào cản kỹ thuật của các nước.

Ông Steve Bùi – người Việt Nam ở Nhật Bản, Chủ tịch Tập đoàn Tư vấn và đầu tư tài chính Delta E&C – cho rằng, trong quá trình xuất khẩu hàng Việt Nam ra thị trường quốc tế sẽ gặp phải những rào cản về thương mại từ nước sở tại, vấn đề hàng giả, hàng nhái cạnh tranh; thậm chí một số doanh nghiệp xuất khẩu vẫn còn theo phong trào… Để chuẩn bị các tiêu chuẩn hàng Việt khi tham gia các thị trường nước ngoài, vai trò dẫn đường của các thương hiệu lớn rất quan trọng. Đặc biệt, Việt Nam là một trong những quốc gia có chỉ số uy tín rất cao trong đợt dịch vừa qua, là cơ hội để các doanh nghiệp Việt nắm bắt phát triển.

Theo đó, ông Steve Bùi đề xuất Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM là cầu nối quốc gia nên thành lập phòng tư vấn cho các doanh nghiệp muốn xuất khẩu. “Với kinh nghiệm 30 năm tham gia hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, chúng tôi sẵn sàng kết nối, hỗ trợ cung cấp thông tin về các thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp”, ông Steve Bùi nói.

Theo bà Lê Thị Mỹ Châu – người Việt Nam ở Mỹ – thì: “Doanh nghiệp phải ưu tiên, quan tâm chăm sóc đến người lao động, bởi đây là nguồn lực quý giá nhất. Trong quá trình TP.HCM thực hiện chống dịch và giãn cách, chúng tôi phải thực hiện hoạt động sản xuất theo yêu cầu “3 tại chỗ”, “4 tại chỗ” nên không tránh được thiệt hại. Tuy nhiên, với quyết tâm chăm lo tốt cho người lao động bằng cách hỗ trợ vay vốn trang trải cuộc sống, đảm bảo công tác chống dịch để người lao động yên tâm lao động, vượt qua đại dịch. Đến nay, tất cả người lao động vẫn ở lại doanh nghiệp dù không ít lao động các đơn vị khác về quê. Nhờ đó, hoạt động sản xuất của đơn vị đã phục hồi 100%”.

Theo Giáo sư Đặng Lương Mô – người Việt Nam ở Nhật Bản, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 lần này giống như vụ khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, làm biến dạng có tính “bất khả đảo nghịch” đối với mô hình kinh doanh, để đưa tới một “bình thường mới”. Tuy nhiên, công tác phục hồi và phát triển kinh tế sau Covid-19 không chỉ là hàn gắn những chỗ bị sứt mẻ, bị thâm thủng vì đại dịch, mà hơn thế nữa, nó phải có tính cách xây dựng một xã hội mới, xã hội số; phải có tính cách phát triển, có tính sáng tạo, tính khởi nghiệp để xây dựng một nền kinh tế mới có thể đáp ứng được nhu cầu mới của thời đại. Trong đó, vấn đề chuyển đổi số, xây dựng xã hội số hầu như là một tất yếu lịch sử, không một ai, một tổ chức nào, một cơ quan nào, một nhà nước nào có thể né tránh được khi thảo luận về giai đoạn hậu Covid-19.

“Để có thể tập trung nỗ lực cho vấn đề chuyển đổi số, xây dựng xã hội số, TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung cần phá bỏ “hàng rào dọc” hay “bức tường dọc” ngăn cách các cơ quan, bộ ngành. Cần có một cơ quan Trung ương với chức năng và nhiệm vụ thống nhất cho công tác chuyển đổi số, xây dựng số, xây dựng xã hội số trên toàn quốc”, Giáo sư Đặng Lương Mô nhấn mạnh.

Ngun lc t kiu bào là mt nhân t quan trng

Năm 2021, TP.HCM chịu một tác động rất tiêu cực do làn sóng thứ 4 của dịch Covid-19 gây ra, ảnh hưởng toàn diện và trực tiếp trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội của TP. Theo ông Võ Văn Hoan – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, bằng sự nỗ lực của chính quyền TP, sự hỗ trợ của các cơ quan Trung ương, Chính phủ, các bộ ngành tăng cường về con người, vật chất, kinh nghiệm, sự đồng tâm hiệp lực của cả hệ thống chính trị, nhân dân, doanh nghiệp, trong đó có bà con kiều bào ở nước ngoài, TP đã vượt qua làn sóng dịch Covid-19. Kiều bào gửi tiền, các vật tư, thiết bị, nhu yếu phẩm, thậm chí mạnh dạn hiến kế để TP tổ chức phòng, chống dịch có hiệu quả.

“Đến giờ này, TP.HCM đã bước vào trạng thái bình thường mới và rất tự tin tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công việc để hoàn thành những nhiệm vụ mà nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TP lần thứ XI và kế hoạch 5 năm của TP đã đặt ra”, ông Hoan khẳng định.

Cũng theo ông Hoan, năm 2022, TP nhận thức dịch vẫn còn, khó khăn vẫn còn. Cả một năm 2021, TP đã không triển khai thực hiện được các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội cho nên năm 2022 phải làm việc nhiều hơn, gấp hai, ba lần để một mặt thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội năm cũ chưa thành công; đồng thời tiếp tục thực hiện nhiệm vụ năm nay để bù đắp suốt thời gian giãn cách xã hội TP không thực hiện được.

TP cũng xác định năm 2022 là năm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư và đồng hành cùng doanh nghiệp. Với mục tiêu TP phải đảm bảo kiểm soát thật tốt, có hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn; đồng thời đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của TP trong 5 năm, đặc biệt là năm 2022. Để đạt được mục tiêu này, ngoài sự nỗ lực, sự hỗ trợ của Trung ương thì TP xác định nguồn lực từ kiều bào là một trong những nhân tố quan trọng, cần phải tiếp tục huy động nhiều hơn nữa.

“TP mong kiều bào tiếp tục quan tâm, góp ý, hiến kế cho sự phát triển trên nhiều lĩnh vực, trong đó tập trung vào các giải pháp phục hồi kinh tế – xã hội sau đại dịch; công tác phòng chống dịch; những vấn đề liên quan đến chính quyền đô thị, xây dựng mô hình, phương thức hoạt động của những đô thị mới và các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài”, ông Hoan nói.

Minh Phương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)