Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Hiến kế thu hút tuyển sinh nghề

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Các chuyên gia giáo dc tha nhn, hin nay nhn thc ca xã hi v giáo dc ngh nghip (GDNN) đã nâng lên, tuy nhiên vn còn mt b phn chưa tin tưng v cht lưng đào to. Vì sao?


Sinh viên Trưng CĐ K thut Cao Thng đăng ký thông tin tìm vic ti Ngày hi vic làm do trưng t chc

Cơ cu li chương trình đào to

Bàn về vấn đề này, TS. Cao Thị Nga (Trường ĐH Sài Gòn) khẳng định, hiện còn một số ít phụ huynh chưa tin tưởng chất lượng đào tạo của trường nghề. Dẫn chứng là nhiều em có học lực trung bình vẫn không chọn trường nghề mà cố tìm một môi trường khác là ĐH. Phân tích sâu hơn, bà Nga cho rằng nguyên nhân là do chương trình đào tạo nghề quá cũ, ra trường không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp (DN). Từ thực tế đó, bà Nga đề xuất cần phải xây dựng, cơ cấu lại chương trình, nên cân nhắc bỏ hoặc thêm môn học gì cho phù hợp; mở rộng quy mô đào tạo, đào tạo theo đơn đặt hàng của DN; thành lập trung tâm giáo dục phổ thông trong trường nghề, tạo điều kiện cho học sinh học văn hóa, đủ điều kiện liên thông. Để thu hút học sinh vào trường nghề, bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, các trường cần chủ động truyền thông. Nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo, cụ thể là “bảo hành” dịch vụ sau đào tạo, đảm bảo rằng sau khi các em ra trường, đi làm rồi quay lại trường tham gia đào tạo, đây chính là lực lượng marketing hiệu quả nhất của trường.

Ông Mai Hồng Phương (Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX Q.9, TP.HCM) cho biết nhiều năm nay trung tâm luôn gắn kết với các trường CĐ trên địa bàn tổ chức tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh. Tuy nhiên, để việc gắn kết bền chặt, phía các trường CĐ cũng cần kiểm tra, giám sát đầu ra của người học vì đó là vấn đề sống còn của trường. Ở góc nhìn khác, TS. Phan Chính Thức (Chủ tịch Hiệp hội GDNN và nghề công tác xã hội Việt Nam) đúc kết, trước sự phát triển nhanh của công nghệ, các trường nghề thường rơi vào khủng hoảng hơn là phát triển. Chính xác là các nhà quản lý giáo dục bận tâm với sức ép hiện tại hơn là tìm giải pháp cho tương lai. “Đội ngũ giáo viên, chương trình đào tạo và cơ sở vật chất là 3 “viên đá tảng” của GDNN. Thực tế nhiều trường nghề vạch ra chiến lược với quá nhiều nội dung, như vậy sẽ tự làm khó mình. Vì đó là “chiến lược quả mít” khó thực hiện bởi có nhiều gai nhọn”, ông Thức thẳng thắn nói.

Liên kết cng đng trưng ngh

TS. Đặng Văn Thành (Viện Sư phạm Kỹ thuật, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) đánh giá, giai đoạn từ năm 1980 đến năm 2000 thật sự GDNN Việt Nam rơi vào khủng hoảng. Từ năm 2000 trở đi, tốc độ phát triển trên 10 lần và dự báo sẽ phát triển mạnh trong giai đoạn tới. Trên cơ sở của sự phát triển ấy, cần tính đến chuyện sáp nhập các ngành nghề. Những ngành nghề nào ít người học, xã hội không có nhu cầu nữa thì bỏ đi và các khoa phải bổ sung ngành nghề mới với tỷ lệ khoảng 10%/ năm. Các trường nghề cũng có thể định hướng lâu dài bằng việc phát triển các sản phẩm công nghệ gia công, thử nghiệm cho các nhà máy, sản phẩm về đào tạo nghề, trong đó trình độ giáo viên cũng là một sản phẩm; chăm sóc khách hàng bằng công nghệ; thăm dò, nghiên cứu tâm lý đối tác (người học, cán bộ, giáo viên, DN…). “Những ngành nghề mới như giao thông đô thị (giao thông thông minh), môi trường, sức khỏe người cao tuổi, logistics…”, ông Thành gợi ý. Trong khi đó, ông Nguyễn Phan Anh Quốc (Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề Ninh Thuận) nhìn nhận, trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, bất cứ ngành nghề nào cũng vậy, nếu không chuyển đổi số sẽ chết. Vì vậy, việc chuyển đổi số trong GDNN trước hết là cho trường, sau đó là cơ sở để đào tạo lao động phục vụ chuyển đổi số.

TÍN HIU VUI TRONG PHÂN LUNG

TS. Phạm Vũ Quốc Bình (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN) nhấn mạnh, trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nhiều ngành nghề sẽ bị mất đi nhưng nhiều ngành nghề mới cũng ra đời. Đó là những ngành nghề ứng dụng công nghệ mới mà nếu các trường không đi nhanh sẽ không cạnh tranh kịp. Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành đầy đủ các văn bản, thông tư… cho hoạt động GDNN. Đến nay, cả nước có trên 2.000 cơ sở GDNN (tính cả đào tạo trong DN) cung cấp lao động kỹ thuật trực tiếp, chiếm đến 70% lao động xã hội. Tuyển sinh GDNN hàng năm tăng, các trường nghề phối hợp với DN, trường phổ thông… đảm bảo chính sách phân luồng sau trung học. Năm 2020, sau tốt nghiệp THCS có 190 ngàn học sinh (15%) vào học nghề, đây là điều đáng mừng. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, trong đó có trường thiếu năng động, chưa cập nhật kịp các công nghệ, phương pháp giảng dạy mới.

Ở góc độ quản lý Nhà nước về GDNN, TS. Phạm Vũ Quốc Bình (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN, Bộ LĐ-TB&XH) cho biết dù GDNN của Việt Nam có tăng hạng (nâng 13 bậc), xếp thứ 102/140 nền kinh tế. Tuy nhiên, để tạo công bằng trong học tập, an sinh xã hội cho người dân thì hội nhập phải đáp ứng với biến đổi công nghệ, đào tạo công nghệ cao, kỹ năng đáp ứng với chuyển dịch của làn sóng đầu tư mới. Ông Bình khẳng định, nền tảng vững chắc nhất để phát triển GDNN phải xuất phát từ đội ngũ. Theo đó, giáo viên phải chuyển từ dạy trực tiếp sang các phương thức dạy khác và kỹ năng của giáo viên cũng phải được nâng lên. Bên cạnh cơ sở vật chất cần học liệu online; hướng nghiệp đầu khóa và cả trong khóa, có hệ thống dự báo nhân lực, ngành nghề trong tương lai; giám sát và đánh giá chất lượng đào tạo.

PGS.TS Mạc Văn Tiến (Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học GDNN, Tổng cục GDNN) hiến kế: “Các trường nghề cần liên kết tạo thành cộng đồng các trường TC-CĐ để chia sẻ trang thiết bị thông minh. Một trường không thể có đầy đủ thiết bị như một DN, nhờ sự chia sẻ này mà tiết kiệm một khoản đầu tư rất lớn để dành đầu tư cho con người”.

Bài, ảnh: Trn Trng Tri

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)