Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Hiến kế xây dựng trung tâm xử lý và tái chế rác thải

Tạp Chí Giáo Dục

Thông qua đ án thiết kế “Trung tâm x lý rác thi và tái chế, sáng to sn phm t rác thi ti Đà Nng”, Phan Th Bích Tho, sinh viên Trưng ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nng đã đưa ra gii pháp gi ý cho TP.Đà Nng gii quyết vn đ quá ti ti bãi rác Khánh Sơn – nơi tp trung rác thi sinh hot ln nht thành ph.


Mô hình thiết kế “Trung tâm x lý rác thi và tái chế, sáng to sn phm t rác thi ti Đà Nng” ca Bích Tho

Góp chút sc mình bo v môi trưng

Bích Thảo yêu môi trường từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông. “Những bài giảng của thầy cô giáo, những thông tin trên ti vi, mạng internet về thực trạng ô nhiễm môi trường luôn làm em chú ý. Em luôn mong muốn góp một chút sức mình, dù là việc nhỏ nhất để tham gia bảo vệ môi trường sống của mình”, Bích Thảo cho biết.

Từ đó, Bích Thảo thường xuyên tham gia các hoạt động vì môi trường, như nhặt rác, nói không với rác thải nhựa ở trường, lớp. Chọn cho mình ngành kiến trúc, Bích Thảo thường cùng các bạn tìm hiểu về tận dụng rác thải vào các công trình thiết kế xanh. “Em chọn cho mình đồ án tốt nghiệp thiết kế “Trung tâm xử lý rác thải và tái chế, sáng tạo sản phẩm từ rác thải tại Đà Nẵng” vì suốt hơn 4 năm theo học ở TP.Đà Nẵng, em nghe nhiều về sự quá tải của bãi rác Khánh Sơn, ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh cũng như tiềm ẩn nguy cơ gây hại môi trường sống khi dự án xử lý rác thải mới chưa kịp hoàn thiện, trong khi lượng rác thải sinh hoạt ngày một nhiều”, Bích Thảo chia sẻ.

Để hoàn thành đề án thiết kế, Bích Thảo dành thời gian nhiều tháng trời lên ý tưởng, đi thực tế tại bãi rác Khánh Sơn để tìm hiểu, nắm tình hình, nghiên cứu các giải pháp tối ưu nhất để vừa chống ô nhiễm môi trường, vừa tận dụng nguồn tài nguyên từ rác thải sinh hoạt. “Em muốn ứng dụng kiến thức đã được học trong suốt hơn 4 năm ĐH của mình đưa ra các giải pháp nhằm khôi phục lại hệ sinh thái tự nhiên, giải quyết vấn đề quá tải rác của bãi rác Khánh Sơn”, Bích Thảo nói.


Phan Th Bích Tho xut sc giành gii nht cuc thi Kiến trúc xanh sinh viên Vit Nam 2023

Theo thiết kế của Bích Thảo, trung tâm xử lý và tái chế rác thải gồm 2 phân khu: Khu nhà máy và khu trước nhà máy tổ chức các hoạt động liên quan. Bích Thảo cho biết: “Ở khu nhà máy, rác sau khi được đưa đến sảnh nhập liệu của nhà máy sẽ đưa vào các hộc chứa rác. Sau đó vận hành lên dây chuyền phân loại rác. Quá trình phân loại, rác thải nguy hại được loại bỏ khỏi dây chuyền và đưa về bãi tập kết tạm thời để tiến hành xử lý. Các rác thải còn lại tiếp tục phân loại, sau đó chia thành 3 loại: Rác thải hữu cơ, rác thải nhựa và rác thải trơ, vô cơ. Rác thải trơ và rác vô cơ được đưa vào dây chuyền đốt cho ra sản phẩm cao xỉ, đem đi đóng rắn để tái chế thành gạch nung, gạch lát vỉa hè. Rác thải nhựa đưa đi tái chế cho ra thành phẩm các hạt vi nhựa, từ đó làm ra các sản phẩm từ nhựa tái chế này. Còn rác thải hữu cơ sẽ xử lý sơ chế và tinh chế thành phân bón phục vụ cho nông nghiệp. Như vậy, chúng ta tận dụng được các thành phẩm từ rác để bán ra thị trường, mang về lợi nhuận cho nhà máy”.

Gii thưng Kiến trúc xanh sinh viên là gii thưng đưc t chc thưng niên trong khuôn kh s kin Tun l Công trình xanh Vit Nam t năm 2017 đến nay. Theo đó, đi tưng tham gia là các sinh viên năm cui ca các trưng ĐH có khoa kiến trúc, quy hoch trên c nưc. Cuc thi nhm to đng lc cho các kiến trúc sư tương lai – nhng ngưi tiên phong trong công cuc đưa công trình xanh – kiến trúc xanh vào thc tế, th hin ý tưng, s sáng to, nâng cao nhn thc ca thế h tr trong vic “xanh hóa” ngành xây dng cũng như cuc sng ca con ngưi.

Với thiết kế này, Bích Thảo hướng đến mục đích biến nhà máy xử lý rác thải trở thành điểm đến môi trường của thành phố trong tương lai. Đáng chú ý, đồ án thiết kế này đề cao giá trị nhân văn, giáo dục cộng đồng thông qua việc bố trí khu tiền nhà máy phục vụ cho các hoạt động workshop, triển lãm, trưng bày và khởi nghiệp sản phẩm từ rác thải, đồng thời là điểm đến để nâng cao kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người dân, cộng đồng. “Bên cạnh đó, đồ án thiết kế với mong muốn tạo ra môi trường lao động hạnh phúc, đặt người công nhân là trọng tâm thông qua việc bố trí thiết kế nhà xưởng giúp người công nhân có thể tiếp cận, giao tiếp với tự nhiên”, Bích Thảo bộc bạch.

Gii nht cuc thi Kiến trúc xanh sinh viên Vit Nam 2023

Với đồ án tốt nghiệp này, Bích Thảo xuất sắc trở thành thủ khoa đầu ra của trường. Đặc biệt, vượt qua gần 100 đồ án đến từ gần 15 trường ĐH có khoa kiến trúc – quy hoạch trên cả nước, đồ án thiết kế “Trung tâm xử lý rác thải và tái chế, sáng tạo sản phẩm từ rác thải tại Đà Nẵng” của Phan Thị Bích Thảo đã xuất sắc giành được giải nhất của cuộc thi Kiến trúc xanh sinh viên Việt Nam 2023.

Bích Thảo chia sẻ: “Đồ án tốt nghiệp này là một kỷ niệm đáng nhớ đối với em, là đồ án có khối lượng lớn nhất và tốn nhiều thời gian nhất trong quá trình học ĐH. Em rất vui và xúc động khi biết được tin mình đạt giải nhất tại giải thưởng Kiến trúc xanh sinh viên Việt Nam 2023. Đây là thành quả của 5 năm học và 5 tháng miệt mài làm việc và nghiên cứu cùng giáo viên hướng dẫn”.

Để đồ án được ứng dụng vào thực tiễn với Bích Thảo cần thêm nhiều sự quan tâm từ chủ trương cho đến kinh phí đầu tư và nhiều cơ chế khác. Tuy nhiên đây là một giải pháp gợi mở đáng giá của một sinh viên yêu môi trường và có trách nhiệm với môi trường sống trong tương lai. “Em đã cố gắng hết sức trong quá trình nghiên cứu để đưa ra thiết kế như mong muốn. Sẽ thật hạnh phúc nếu công trình nghiên cứu của mình được ứng dụng vào thực tiễn”, Bích Thảo trải lòng. Đó cũng là mong muốn và khát vọng chung của nhiều sinh viên với những công trình nghiên cứu có tính ứng dụng thực tiễn cao.

Phan L

Bình luận (0)