Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Hiến tạng: Giúp hồi sinh những cuộc đời tưởng như sẽ tắt lụi

Tạp Chí Giáo Dục

“Ghép tng là mt trong nhng thành tu y hc vĩ đi ca thế k 20. Nhng k thut ghép tng ti Vit Nam đang ngày càng phát trin, tim cn vi thế gii. Theo đó, hàng nghìn cuc đi tưng như sm tt li đã “hi sinh” mt cách k diu…”, GS.TS.BS Lê Hu Song – Giám đc Bnh vin Trung ương Quân đi 108 – nhn mnh.


Các bác sĩ Bnh vin Trung ương Quân đi 108 thc hin ca ghép tim cho bnh nhân n (39 tui) hôm 14-5. Ảnh: BVCC

Mt ngưi nm xung, nhiu ngưi đưc đng lên

Ngày 14-5 vừa qua, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tổ chức lấy và ghép 4 mô tạng (gồm: tim, gan, 2 thận) từ người hiến chết não để cứu sống 4 người bệnh.

Trong 4 ca ghép tạng này thì ca ghép tim là phức tạp nhất. Trường hợp được ghép tim là một bệnh nhân nữ (39 tuổi, quê Thanh Hóa), được chẩn đoán suy tim giai đoạn cuối.

Đại tá TS.BS Ngô Vi Hải – Chủ nhiệm Khoa Ngoại lồng ngực, phẫu thuật viên chính của kíp ghép tim – cho biết: “Trước ghép, chức năng tâm thu thất trái của bệnh nhân chỉ còn 15%. Bệnh nhân sống hoàn toàn lệ thuộc vào máy, nghĩa là nếu hệ thống ngừng hoạt động, bệnh nhân sẽ tử vong ngay”.

Cũng theo BS Hải: “Khó khăn của ca mổ này là bệnh nhân đã được mổ đặt LVAD (Left Ventricular Assist Device, được hiểu là tim nhân tạo bán phần) nên tim sẽ rất dính. Thực tế, trong lần mổ trước đó của bệnh nhân không đóng màng ngoài tim, tim dính vào ngay mặt sau xương ức, khi mở ngực nếu không cẩn thận sẽ có nguy cơ thủng, rách buồng tim gây chảy máu ồ ạt. Khối máy LVAD cũng khá lớn, nằm ở vị trí sâu nhất trong khoang màng tim có nguy cơ dính rất nhiều vào các cơ quan lân cận như phổi, màng tim, cơ hoành; điều này gây khó khăn rất nhiều cho việc bóc tách. Khó khăn thứ hai là cần phải điều khiển đồng bộ giữa hoạt động của hệ thống LVAD và máy tuần hoàn ngoài cơ thể sử dụng thay thế cho tim và phổi trong phẫu thuật. Đây là lần đầu tiên thực hiện kỹ thuật này tại Việt Nam nên chưa đơn vị nào trong nước có kinh nghiệm. Chúng tôi đã rất thận trọng tính toán mọi tình huống và đã đưa ra giải pháp chiến thuật hợp lý để thực hiện ca mổ một cách an toàn. Trên thực tế, chỉ riêng thời gian gỡ dính, cắt trái tim bệnh lý cùng với hệ thống LVAD ra khỏi cơ thể người bệnh đã mất tới 3 giờ. Sau khi ghép xong, chúng tôi mất thêm 1 giờ nữa để cầm máu kỹ lưỡng các diện bóc tách. Việc đồng bộ giữa hệ thống LVAD và tuần hoàn ngoài cơ thể cũng được tiến hành thuận lợi… 16 giờ 55 ngày 14-5, những nhịp đập đầu tiên ở người nhận tim đã chạy trên màn hình monitor”.

Sau gần 1 tuần ghép, sức khỏe của các bệnh nhân phục hồi tốt. Bệnh nhân ghép tim tiếp xúc tốt, đã rút nội khí quản, tự thở thỏa đáng. Các bệnh nhân ghép gan, ghép thận hồi phục tốt…

Trước đó, ngày 9-2-2024 (nhằm ngày 30 Tết Giáp Thìn), Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cũng tiến hành ca đại phẫu thuật để “hồi sinh” 6 cuộc đời. Theo đó, bệnh viện đã thực hiện lấy, ghép 8 mô tạng gồm: Tim, gan, thận, tụy – thận, 2 tay, 2 giác mạc (cụ thể, ghép tim cho bệnh nhân P.V.M. (53 tuổi, Lạng Sơn) – Ông M. bị bệnh cơ tim thể giãn, suy tim độ 3, rối loạn nhịp thất, rung nhĩ cơn, có chỉ định ghép tim; ghép 2 cánh tay cho bệnh nhân P.V.H. (21 tuổi, Quảng Ninh) – bệnh nhân bị cụt hai chi trên do tai nạn nổ bình gas… Sau khi ghép mô tạng, sức khỏe của các bệnh nhân đều diễn biến tốt); Đồng thời, lấy phổi điều phối sang Bệnh viện Phổi Trung ương ghép cho một bệnh nhân nữ.

Trước đó, bệnh viện tiếp nhận một bệnh nhân nam (26 tuổi) bị chấn thương sọ não nặng do tai nạn giao thông. Sau 3 ngày được các bác sĩ tích cực điều trị, bệnh nhân được chẩn đoán chết não. Với tấm lòng thiện nguyện, gia đình đã đồng ý hiến mô, tạng để cứu sống nhiều bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo khác. 

Sng khe mnh nh ngưi chết não

Anh T.T.Q. (37 tuổi, tỉnh Gia Lai) mắc bệnh cơ tim giãn, suy tim và rối loạn nhịp nặng dẫn đến suy thận giai đoạn cuối. Anh Q. phải chạy thận nhân tạo liên tục trong 6 năm và thường xuyên điều trị cấp cứu ở các trung tâm tim mạch lớn ở TP.HCM và Huế. Do tất cả các biện pháp điều trị nội khoa không mang lại kết quả nên anh Q. được các bác sĩ hướng dẫn đi mổ ghép cả tim và thận.

Giữa năm 2022, bệnh nhân tìm đến Bệnh viện Việt Đức. Tại đây, các bác sĩ thống nhất chỉ định thực hiện ghép đồng thời cả tim và thận cho bệnh nhân với nguồn tạng hiến từ người cho chết não.

Ngày 15-2-2023, bệnh viện đã thực hiện thành công ca ghép tim – thận cho anh Q. Đây là ca ghép tim – thận thành công đầu tiên ở nước ta và là ca ghép đa tạng thứ 4 từ người cho chết não được thực hiện tại các trung tâm ghép tạng trong nước.

PGS.TS.BS Nguyễn Hữu Ước – Giám đốc Trung tâm Tim mạch và lồng ngực, Bệnh viện Việt Đức – cho biết, tuy ghép tim và ghép thận là kỹ thuật rất thường quy tại bệnh viện nhưng ghép cả 2 tạng cùng lúc vẫn là một thách thức lớn, đòi hỏi đội ngũ thầy thuốc phải có sự chuẩn bị rất kỹ càng. Trong thời gian hơn 6 tháng trước đó, do không có trường hợp hiến tạng chết não phù hợp nên bệnh nhân Q. liên tục phải đến các bệnh viện khác để điều trị suy tim và chạy thận với nhiều lần đe dọa tử vong.

“Đầu tháng 2-2023, một bệnh nhân bị chết não do chấn thương sọ não rất nặng đã được gia đình đồng ý hiến đa tạng để cứu các bệnh nhân nặng khác. Người này bị hỏng một số tạng do chấn thương nên chỉ hiến được tim và 1 quả thận, nhưng quan trọng nhất là các chỉ số sinh học phù hợp cao với bệnh nhân Q.”, BS Ước chia sẻ.

Ca ghép tim – thận được thực hiện và đã kéo dài 10 giờ, từ 9 giờ sáng tới 7 giờ tối với sự tham gia của nhiều trung tâm khoa, phòng cũng như các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ghép tạng của Bệnh viện Việt Đức. Đến ngày thứ 8 sau ghép, các chức năng của tim và thận đã phục hồi gần như bình thường, bệnh nhân đã ngồi dậy ăn uống và giao tiếp, không cần các phương tiện hỗ trợ đặc biệt về tim mạch và hô hấp…

Ngc Hà

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)