Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Hiến tạng – tái sinh sự sống từ người chết

Tạp Chí Giáo Dục

T mt quc gia đi sau thế gii gn 40 năm trong lĩnh vc ghép tng nhưng đến nay Vit Nam đã thc hin đưc hơn 5.500 trưng hp ghép gan, thn, tim, phi…


Bác sĩ Bnh vin Đi hc Y Dưc TP.HCM khám cho ngưi bnh đưc ghép gan t ngưi cho chết não. Ảnh: BVYD

Theo Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, tính đến cuối năm 2020, Việt Nam thực hiện được hơn 5.500 trường hợp ghép gan, thận, tim, phổi… Kết quả không chỉ khẳng định Việt Nam đã làm chủ được kỹ thuật ghép, “tái sinh” sự sống cho nhiều người, đặc biệt tính nhân văn đã lan tỏa khi chưa đầy 10 năm đã có hơn 40.000 người đăng ký hiến tạng. Với mục tiêu chung hoàn thiện các chính sách pháp luật, nếu chúng ta làm tốt thì cơ hội ghép tạng của nhiều người đang có nhu cầu sẽ tăng lên.

Nhu cu ghép tng rt nhiu

Ông Nguyễn Hoàng Phúc – Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia – cho rằng: Để ghép được tạng bắt buộc phải có khoa học kỹ thuật, chính sách hiệu quả, phù hợp và cơ chế tài chính. Nhưng hiện nay cơ chế tài chính chưa có, vì thế khi đưa tạng từ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) ra Hà Nội thì Hà Nội không thanh toán bất kỳ khoản chi phí nào hoặc ngược lại. Muốn có cơ chế tài chính phải đưa ra con số, đánh giá, tính toán; trong khi đó để thực hiện ghép tạng, các bác sĩ phải đi lấy tạng, vận chuyển với chi phí rất cao.

Ở nước Mỹ, nhờ chia các khu vực/vùng và có cơ chế tài chính tốt nên số trường hợp được ghép tạng tăng hàng năm – với gần 500.000 ca ghép thận, 200.000 ca ghép gan, 80.000 ca ghép tim… Khi cơ sở y tế có người hiến tạng, lập tức báo về khu vực điều phối vùng. Và điều phối vùng sẽ lo làm việc với gia đình người hiến tạng và lo cả chi phí. Cùng với đó, nhờ ứng dụng công nghệ nên phần mềm sẽ tìm ra người nhận tạng phù hợp trong danh sách. Từ mô hình của Mỹ, nước ta có thể tính toán đến việc đặt các trung tâm điều phối vùng ở từng khu vực dọc đất nước. Tất cả các vùng cùng làm tốt sẽ tăng nguồn tạng hiến cũng như điều phối hiệu quả hơn, từ đó ưu tiên ghép trong từng khu vực…

Cũng theo ông Phúc, hoạt động ghép tạng ở nước ta hiện nay còn nhiều vướng mắc như một số đơn vị vẫn chưa thành lập hội đồng chết não nên phải chuyển người hiến tạng tiềm năng sang nơi có hội đồng; nhiều nơi chưa có giấy phép, mỗi ca ghép lại phải xin Bộ Y tế một lần; chưa có đơn vị điều phối hỗ trợ nguồn tạng ghép tại các cơ sở; vấn đề ghép tạng cho người chưa có trong danh sách chờ ghép quốc gia tạo ra nhiều hệ lụy; không báo kết quả, ca ghép về trung tâm điều phối quốc gia để cập nhật thông tin, thậm chí nhiều cơ sở y tế cho rằng tạng hiến là do cơ sở mình vận động được…

Th trưng B Y tế Nguyn Trưng Sơn cho biết, mt s vn đ quy đnh ti lut hin hành còn chưa thông thoáng nên cn có hành vi pháp lý mi đ to sc bt mi cho các vn đ hiến ghép tng ti Vit Nam. D kiến năm 2022, B Y tế s trình Quc hi v Lut Hiến, ly, ghép mô, b phn cơ th ngưi và hiến, ly xác sa đi. Đó là k vng m ra hành lang thông thoáng giúp ngành ghép tng có bưc phát trin mi, hiu qu hơn na trong tương lai…

Ông Phúc khẳng định, nhu cầu ghép tạng rất nhiều, trong khi nguồn hiến còn hạn chế, thậm chí rất hạn chế dẫn đến nhiều bệnh nhân không có cơ hội được ghép và nhiều người ra đi trong khi chờ ghép. Vì thế, cần sớm sửa đổi, bổ sung Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Xác định rõ, tạng hiến là quà tặng sự sống, là tài sản quốc gia để đảm bảo điều phối công khai minh bạch, hiệu quả, không thuộc sở hữu riêng của cơ sở y tế nào. Đặc biệt tuân thủ tuyên bố Istanbul về phòng chống buôn bán tạng và du lịch ghép tạng.

Có tình trng mua bán tng

Nhấn mạnh đến thực trạng buôn bán tạng, GS. Trần Ngọc Sinh – Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hội Ghép tạng Việt Nam – thông tin, có nhiều trường hợp làm giấy tờ giả để hợp thức hóa việc mua bán tạng. Mới đây tại Bệnh viện Chợ Rẫy phát hiện một cặp vợ chồng đến đăng ký ghép tạng với giấy tờ kết hôn giả. Mỗi tháng người phụ nữ chuyển cho người đàn ông này 20 triệu đồng. Thực trạng nữa, trên toàn quốc có khoảng 20 trung tâm ghép thận nhưng rất ít trung tâm tôn trọng quy tắc “không trao đổi tài chính” giữa người cho và người nhận hoặc dưới các hình thức trá hình. Thậm chí có trung tâm, nhân viên luôn tìm cách lách luật rồi bán công khai hoặc bán thông qua các hình thức khác nhằm tăng thu nhập cho bệnh viện.

Trước thực trạng này, ông Nguyễn Huy Quang – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế – cho rằng, Việt Nam nên tham gia vào tuyên bố Istanbul. Bởi việc mua bán mô tạng, bộ phận cơ thể người giữa người cần và người bán sẽ không thể thực hiện nếu không có bên thứ ba là các cơ sở y tế.

Chia sẻ thông tin về các hoạt động và sáng kiến của Singapore, GS. Chee-Kiat Tan – Giám đốc Trung tâm Ghép tạng quốc gia Singapore – nói, để tăng nguồn hiến tặng mô tạng, chúng tôi đã tăng lần đi buồng của nhân viên điều phối hiến tạng; đưa điều phối viên người hiến tới cung cấp thêm các trải nghiệm cho gia đình về hiến tạng; quản lý các trường hợp chết não; đào tạo thêm cho cán bộ y tế trẻ thúc đẩy tính nhất quán các vấn đề về chết não, quản lý bệnh nhân chết não, phương pháp tiếp cận gia đình; gửi thông điệp tới những người trẻ về hiến tạng; tổ chức các lễ hội về hiến/ghép tạng…

Minh Phương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)