Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Hiện tượng giản lược từ ngữ

Tạp Chí Giáo Dục

Có ln n, trong mt hi tho quc gia t chc ti Sm Sơn (Thanh Hóa), chúng tôi nghe có tác gi sau khi trình bày tham lun ca mình, đã đ ngh mi ngưi “tham góp” cho bài viết đưc hoàn thin…

Muốn tìm hiểu nghĩa của từ “tham góp” quá mới mẻ ấy, chúng tôi tra cứu nhiều từ điển cũng không hề tìm thấy, sau nhờ TS. Hồ Xuân Tuyên ở Trường ĐH Thủ Dầu Một giải thích, mới láng máng đoán và hiểu ra rằng: “tham góp” có thể là dạng giản lược của tổ hợp từ “tham gia góp ý”, hoặc “góp ý cho tham luận”.

Hin tưng ph dng trong ngôn ng

Giản lược” (hay “rút gọn”) là hiện tượng phổ biến của mọi ngôn ngữ, không chỉ có trong tiếng Việt; cũng là một yêu cầu trong giao tiếp; nhằm giảm bớt lượng ngôn từ, giúp việc diễn đạt gọn lại nhưng vẫn giữ được đầy đủ ý nghĩa, làm cho người nghe vẫn hiểu đúng lời của người nói, đạt hiệu quả cao trong giao tiếp. Nhiều trường hợp từ giản lược đã dần được xã hội chấp nhận và sử dụng rộng rãi, phổ biến trong nhiều phong cách ngôn ngữ như: khoa giáo (khoa học, giáo dục), điều nghiên (điều tra, nghiên cứu), kích cầu (kích thích nhu cầu tiêu dùng), tham vấn (tham gia, tư vấn), khiếu kiện (khiếu nại, kiện tụng), bàn thảo (bàn bạc, thảo luận), nhắc nhớ (nhắc lại cho nhớ)… Đồng thời, giản lược từ còn là một cách tạo từ mới. Yêu cầu đặt ra là từ mới ấy phải ổn định, nhanh chóng trở nên phổ biến, sao cho nhìn chung có thể nghe hiểu/ đọc hiểu được mà không cần phải gắn với một văn cảnh cụ thể.

Gin lưc t toàn dân và t đa phương

Thực tế, hiện tượng giản lược từ trong tiếng Việt, đặc biệt là trên các phương tiện thông tin đại chúng, đang trở thành một xu hướng với những biểu hiện vừa đa dạng, vừa phong phú. Biến một từ/ ngữ có cấu trúc lớn, phức tạp hơn thành cấu trúc nhỏ, đơn giản hơn. Thực chất đây là sự giản lược một từ/ ngữ gồm nhiều thành tố thành từ ít thành tố hơn. Ví dụ: ki-lô-gam → ki lô/ kí lô, (ông) cử nhân → (ông) cử, (ông) tú tài → (ông) tú… Xu hướng biến đổi này không có tính bắt buộc, nhất thiết ở mọi đơn vị, có khi chỉ để tiết kiệm trong ngôn ngữ. Hiện tượng giản lược không phải gần đây mới xuất hiện trong tiếng Việt, mà có khả năng đã tồn tại từ lâu, qua trường hợp các từ đơn đa âm toàn dân thường được giản lược khi sử dụng, như: con ve ← con ve ve, con bướm ← con bươm bướm, đóm ← đom đóm (Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe, Nguyễn Khuyến)… Cạnh đó còn có trường hợp giản lược ở từng địa phương, theo từng khu vực, hoặc phương ngữ, thổ ngữ, như các từ trong nông nghiệp: hec ta → hec, cà phê → cà, sầu riêng → sầu, măng cụt → măng… Hoặc giản lược trong xưng gọi: ông nội/ bà nội→ nội, ông ngoại/ bà ngoại→ ngoại; ở ngôi thứ ba: ông ấy → ổng, bà ấy → bả, ảnh, chỉ… Giản lược khi nói về địa điểm, nơi chốn: trong ấy → trỏng, trên ấy → trển; bên ấy → bển…

Cân nhc khi gin lưc t

Dù giản lược từ là hiện tượng quen thuộc, cần thiết trong quá trình giao tiếp, tuy nhiên cách rút gọn thành từ “tham góp” như trên theo chúng tôi, chưa đáp ứng các yêu cầu tạo từ mới – từ giản lược.

Tham khảo thêm các văn bản khác, chúng tôi dễ dàng nhặt ra nhiều từ giản lược tùy hứng, lộn xộn, bất hợp lý, gây phản ứng khác nhau trong dư luận, thậm chí có trường hợp gây phản cảm. Như các từ chăm bồi (chăm sóc và bồi dưỡng), cụ tỉ (cụ thể và tỉ mỉ), sơ nét (sơ qua vài nét), cô súc (cô đọng và súc tích), thanh thải (thanh lý, thải loại), trao truyền (trao lại, lưu truyền), lãnh đội (lãnh đạo đội)…

Người viết bài này có lần hết sức ngạc nhiên, ngơ ngác khi nghe vài bạn trẻ nói giọng Bắc trò chuyện với nhau dùng từ “dư lào”, về sau suy luận mãi mới hiểu ra đó là dạng giản lược (có trại âm) của tổ hợp “như thế nào”!

Như vậy, giản lược từ là xu hướng tự nhiên, không thể cưỡng lại được. Tuy nhiên từ giản lược cần dễ hiểu, tránh trường hợp thái quá, tùy tiện như những câu chuyện hài hước về giản lược từ, kiểu như trung cấp, cao đẳng, đại học, bồi dưỡng, bổ túc rút gọn thành “trung cao đại bồi bổ”, ngoan ngoãn và cố gắng rút gọn thành “ngoan cố”, đào tạo, bồi dưỡng thành “đào bồi”…; và trong quá trình vận dụng giản lược từ, nếu quá lạm dụng, tùy hứng sẽ gây ra phản cảm.

Từng có ý kiến phản đối cách dùng từ “thiếu đói” (thiếu ăn và đói ăn) trong phát ngôn “Không được để bà con sau bão lũ thiếu đói”, vì cho rằng: theo trật tự kết hợp trong tiếng Việt thì nghĩa của từ “thiếu đói” là ít đói, là không đói lắm, tức là no!

Cũng cần lưu ý thêm trường hợp những từ Hán Việt vốn có sẵn, mang nghĩa cổ khác biệt, ít dùng, nay được dùng nhiều, dễ gây lầm tưởng chúng là những từ giản lược mới (vì cấu trúc của nó tương đối giống từ giản lược, nhưng dùng với nghĩa mới) như: quan ngại “ngăn cản, trở ngại” [Nguyễn Văn Khôn (1960), Hán Việt từ điển, nhà sách Khai Trí, tr.749] → quan tâm, lo ngại; trân quý “quý báu” [sách đã dẫn, tr.1.021] → trân trọng, quý mến; thục luyện “thành thuộc và lão luyện” [sách đã dẫn, tr.992] → luyện tập cho thành thục; vi diệu “mầu nhiệm, huyền diệu” [sách đã dẫn, tr.1067] → tinh vi, kỳ diệu; vấn nạn “hỏi vặn” [sách đã dẫn, tr.1064]  → vấn đề tệ nạn (?)… Việc tạo từ mới như trên còn những trường hợp chưa được cộng đồng chấp nhận, tuy nhiên, nó vẫn là một vấn đề có tính thời sự cao, đang tiếp diễn và dần dần đi vào ổn định.

Giản lược từ không phải là hiện tượng mới mẻ trong tiếng Việt, nhưng trước thực tế xã hội xuất hiện nhiều kiểu giản lược lạ lẫm hiện nay, có lẽ cộng đồng cũng nên quan tâm cân nhắc khi sử dụng, nhằm quy củ hóa hiện tượng để giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Cần lưu ý thêm, giản lược từ luôn gắn với ngữ cảnh cụ thể, do đó phải quan tâm không chỉ đến mặt biểu niệm của lời nói mà cần chú ý đến cả phương diện biểu thái của ngôn ngữ, cân nhắc sử dụng đúng lúc, đúng nơi, đúng nghĩa để phát huy hiệu quả tối ưu khi giao tiếp, tránh tùy tiện, lạm dụng đến mức ngô nghê, sẽ gây nên hiệu ứng ngược.

Thưng Danh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)